Sự hoằng truyền pháp môn niệm Phật, Tịnh Độ tông của chư Tổ bên Trung Hoa rất có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận sự tu hành pháp môn nầy của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam có hàng hàng lớp lớp người tu xuất gia, tại gia đều có lập Am, Cốc, Thất riêng để tu trì niệm Phật, kiết thất lần tràng hạt niệm Phật, tinh chuyên niệm Phật, công cứ niệm Phật, kinh hành niệm Phật, kết khóa niệm Phật…tất cả đều thú hướng pháp môn tu.

                   Đến như các bậc tổ sư như Không Lộ thế kỷ thứ mười một, tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch thế kỷ thứ mười tám, thuộc dòng Lâm tế thứ 33 là những bậc thiền sư trách việt, nhưng cũng hoằng truyền Tịnh Độ, trước khi viên tịch (18/10/1728). Ngài cũng đã vào Nam bộ khai sơn nền Phật Pháp tại Tổ đình Quốc An Kim Cang (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu), hoằng truyền Thiền Tịnh song tu, ngài được các bậc tôn túc Trưởng lão kính tôn là Sơ tổ của Phật giáo Đàng Trong. Các thế hệ sau ngài còn có Đại sư Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri hiện có long vị đang được tôn trí thờ phượng tại Kim Long Cổ Tự, xã Tân Bình, Vĩnh Cửu .

                  Pháp môn niệm Phật truyền đăng vào Việt Nam được chư Tăng Ni, Phật tử tiếp nhận, tham cứu tu hành, được các bậc Tổ sư tiền bối, các bậc Đại đạo sư, Tôn Túc Trưởng Lão hết lòng vượt khó soạn dịch kinh sách Phật, giảng nói về tịnh độ, truyền bá phương pháp tu hành, như các ngài :

·                      Tổ Khánh Hòa

·                      Tổ Vĩnh Nghiêm

·                      Tổ Tuệ Tạng

·                      Tổ Huệ Quang

·                      Tổ Từ Phong

·                      Tổ Chí Thiền

·                      Tổ Giác Tiên

                   Quý ngài :

·                      Pháp sư Bích Liên

·                      Pháp sư Liên Tôn

·                      Pháp sư Trí Độ

·                      Đức Pháp Chủ Khánh Anh

·                      Đức Giáo Tổ Minh Đăng Quang (khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ, nhưng các bài kinh Nhựt Tụng theo thể văn vần, các bài kinh cúng cơm Phật, bài kinh cúng quả đường, Cầu An, Cầu Siêu đều hướng chí nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc…)

Các bậc Đạo sư của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử như :                                                                                                             

                  * Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh (khai sơn Liên Hải Học Trường, tinh chuyên dịch kinh và hoằng truyền Tịnh Độ)

·                      Đại lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ           

·                      Đại Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (Đại Ninh)

·                      Đại Lão HòaThượng Thích Trí Thủ                                                                                                       

·                      Đại Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (biên soạn sách Tịnh Độ)

·                      Đại Hòa Thượng Thích Thiện Phước (khai sơn Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, khai mở khóa tu Bá Nhựt Trì Danh tại Tổ Đình Linh Sơn và nhứt Nguyên Bửu Tự)

·                      Sư Cụ Thích Hồng Tại (nhà học giả, trí thức Phật Giáo, thành lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam, dịch giả các Kinh sách Đại thừa Phương quảng, sách Tịnh Độ)

·                      Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (nhà dịch giả sách Phật và Tịnh Độ)

·                      Ni Trưởng Thích Nữ Huệ Giác (tác giả Đồng Nai Tiểu Trạch Nhất Minh Đăng và sách Chơn Phật Tử).

                   Các ngài truyền đăng pháp niệm Phật, có tính cách phổ cập sâu rộng, xã hội hóa pháp môn trong đại chúng Tăng Ni, Phật Tử  cả nước đều phát tín tâm, phát tâm “kiết thất”, “tịnh tu” niệm Phật, quá trình tu chứng rất có hiệu quả .

                   Hiện tại thì như thế, quá khứ cũng như vậy, pháp môn niệm Phật được các bậc Tổ sư, Tôn túc Trưởng lão đưa vào khóa lễ thiền môn để giúp Tăng Ni, Phật tử có phương tiện thực tập, như khóa lễ Tịnh Độ tối, Công phu chiều, công phu khuya…đấy là các khóa tu của Liên hữu tu Tịnh Độ. Riêng môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng thì Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước mở thêm khóa lễ niệm Phật vào lúc 23 giờ hằng đêm và khóa tu “Bá Nhựt Trì Danh” hằng năm.

                 Chúng ta có thể thấy tại miền Nam từ thập niên 30 đến 40 và đến hôm nay thì pháp môn niệm Phật được lưu truyền và rất thịnh hành. Tại huyện Long thành, Đại Thiền sư Thích Thanh Từ hoằng truyền về Thiền Tông của Phật Hoàng Trần Nhân Tôn, nhưng ngài cũng không bỏ việc hoằng truyền pháp niệm Phật.

                 Tại núi Dài Văn liên, Châu Đốc, nơi có nhiều Tu sĩ chuyên tu luyện, trì tịnh chú, thêm vào đó là Thánh địa của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Tứ An, nhưng khoãng thời gian vào cuối thế kỷ thứ 19, cũng có một số các bậc Đại Đạo Sư hoằng truyền pháp môn niệm Phật. Trong ấy có Đức Sư Ong thượng Bửu hạ Đức, thị tịch ở Tổ đình Thanh An, núi Sập, thọ 95 tuổi. Ngài đã hoằng truyền pháp môn niệm Phật trên 50 năm giúp cho chư Tăng Ni, Phật tử tại miền Đông, Bà Rịa Vũng tàu, Bình dương, Bình phước, Rạch Giá, Hà tiên, Long xuyên, Châu đốc, Tiền giang, Gò công, Bến tre, Hậu giang giữ vững niềm tin tu hành không thối chuyển. Cũng chính nơi đây là nơi khai sinh môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng xương minh Tịnh Độ

HT Thích Giác Quang

                                                                                                         



Có phản hồi đến “Sự Truyền Đăng Tịnh Độ Tại Việt Nam”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com