Mục Lục

Tăng nhân tục sĩ luận trắng đen

Vào năm 420 sau Công nguyên, tức là vào năm thứ 2 của Nguyên Hi Đông Tấn Hậu Đế, Vương triều nhà Đông Tấn ( lúc bấy giờ đã chuyển về sống yên ổn ở vùng Giang Nam), cuối cùng đã bị một vị đại tướng của nhà Họ Lưu Dụ cướp ngôi. Vào tháng 6 năm đó, Lưu Dụ đã phế Tấn Hậu Đế để tự lên ngôi, đổi tên nước thành Tống, tức là Tống Nam Triều. Từ đó trở đi, trong vòng chưa đầy 200 năm, chính quyền phong kiến Nam Triều đã thay đổi đến mấy thời đại, Tống-Tề-Lương-Trần bốn triều đại này cái trước đổ cái sau lập tức lên ngôi thay thế, đến năm 589 sau Công nguyên, nhà Tuỳ thống nhất toàn bộ đất nước. Xã hội Nam Triều lúc bấy giờ luôn luôn không được ổn định, chiến tranh loạn lạc liên miên, hoặc là các cuộc đấu tranh để cướp ngôi cướp quyền, thay ngôi đổi chủ, hoặc là các nội chiến do các tướng soái và những người trong Hoàng tộc gây ra. 

Trong bối cảnh xã hội như vậy, nền Phật giáo ở Nam Triều vẫn được phát triển một cách tương đối mạnh mẽ. Đặc điểm cơ bản của sự phát triển Phật giáo Nam Triều là coi trọng phát huy lí luận. Khi nhà Tấn chuyển xuống phía nam, những người còn sót lại của các môn phái Huyền học Nguỵ Tấn cũng chuyển xuống học ở Giang Nam, lúc bấy giờ họ đều bàn luận về Huyền Học. Trong bối cảnh tư tưởng văn hoá như vậy, sự phát triển của nền Phật giáo Nam Triều đã tỏ rõ những đặc trưng về coi trọng nghĩa lý. Phật giáo Nam Triều coi trọng sự phát huy về lý luận, và tất nhiên điều này sẽ nảy sinh sự xung khắc với tư tưởng văn hoá truyền thống của Trung Quốc về các vấn đề xoay quanh lịch sử Trung Quốc như Hoa-Di ( người Trung Quốc và người ngoại lai), Nhân Quả, Hình Thần v.v…đều nảy sinh ở Nam Triều, hơn nữa các cuộc tranh luận đó đều đặt dưới sự điều khiển của các Đế Vương phong kiến.

Sau khi Lưu Dụ lật nhà Tấn, ông ta đã thành lập nên chính quyền Tống ở Nam Triều, năm đầu tiên của Kiến Nguyên Vĩnh, ông ta xưng là Tống Vũ Đế. Tương truyền rằng, trước khi ông khởi binh đánh nhà Tấn, ông ta đã ôm ấp ý đồ đó từ lâu rồi, ông ta thường xuyên qua lại với các tăng sĩ, hồi đó có một tăng sĩ tên là Hoà Thượng Pháp Xưng. Hoà Thượng đã từng mạnh dạn tuyên bố rằng” Các vị thần núi bảo ta nói với mọi người rằng, Lưu tướng quân của Giang Đông là dòng dõi nhà Hán, hiện giờ đã thụ mệnh trời, về sau nhất định sẽ được làm Thiên Tử và giáng xuống làm Vua thiên hạ”. Sự thật này chẳng qua chỉ là Lưu Dụ đã mượn cái miệng của Hoà Thượng để tạo cho dư luận giải thích cho hành động cướp ngôi của mình. Do có dư luận như vậy, Lưu Dụ con nhà nông dân mà là Thiên Tử, ông ta sẽ lập tức biệt đãi các tăng sĩ, sẽ vô cùng coi trọng Phật Pháp.

Trong các vị đế của dòng Lưu Tống, mối quan hệ giữa Văn Đế Lưu Nghĩa Long và Phật giáo là một mối quan hệ nổi bật. Sau khi Lưu Nghĩa Long lên ngôi, ông ta rất coi trọng văn hoá và giáo dục, muốn hoằng dương(phát triển) Nho Thuật. Ông ta đã thay mặt triều đình lập lên bốn môn học là: Nho học do ông Lôi Thứ Tông chủ trì, Huyền học do ông Hà Thượng Chi chủ trì; sử học do ông Hà Thừa Thiên chủ trì; Văn học do ông Tạ Nguyên chủ trì. Trong bốn môn học đó, không hề có tên Phật giáo, nhưng môn học nào cũng chứa đựng Phật học. Do Phật giáo nghĩa học hồi đó rất gần với Huyền học, hơn nữa Phật giáo lại nói đến nhân quả, hình thần, đốn tiệm…Đó chính là những bộ môn lý luận chính của Huyền học. 

Ngoài ra trong số các vị chủ trì bốn môn học trên có ngài Lôi Thứ Tông là em trai của Tăng sĩ Tuệ Viễn; Ông Hà Thượng Chi là một người rất sùng bái Phật giáo. Do đó, tuy Lưu Tống Văn Đế cho lập bốn môn học, nhưng trong thực tế ông ta đã đưa nghĩa học của Phật giáo vào trong bốn môn đó. Điều này về mặt khách quan đã giúp cho việc học tập nghĩa lý của Phật giáo có được một địa vị nhất định, điều đó đã giúp cho lý luận của Phật học được phổ cập và phát triển tương đối mạnh.

Hồi đó, có một số văn nhân nho sĩ rất thích mạn đàm về Huyền học và Phật giáo Lưu Tống Văn Đế cho rằng đó là thành tựu về văn hoá giáo dục của mình. Do đó ông ta đích thân nhiều lần đề nghị các văn nhân nho sĩ tăng cường tuyên truyền về đàm thoại về Huyền học và giáo lý Phật giáo. Môi trường văn hoá tư tưởng tương đối tự do này đã khiến cho Tống Văn Đế vô cùng đắc ý. Ông ta đã từng nói với các quần thần của mình như sau:” Thời tuổi trẻ căn bản ta chưa hề đọc qua cuốn kinh Phật giáo nào, khi đã lên ngôi Hoàng Đế, ta lại càng chẳng có thời gian rỗi để đọc kinh Phật; do đó Phật giáo tuyên truyền các vấn đề như nhân quả ba đời ( kiếp), ta cũng chẳng có thời gian để ý. Nhưng ta cũng chẳng bảo mọi người chống lại Phật giáo, bởi vì một số người có đức có tài đều rất cung kính Phật giáo, văn chương và một số giáo nghĩa của họ có liên quan đến Phật giáo đã cho ta thấy rõ Phật giáo rất có lợi cho việc Vương hoá.

 Nếu như giúp cho tất cả mọi người của đất nước Tấn này đều được giáo hoá một cách đúng đắn như vậy, vậy thì ta có thể ngồi hưởng thái bình”. Từ đó có thể thấy, mặc dù Tống Văn Đế khiêm tốn nói rằng mình không hiểu biết Phật giáo, nhưng cũng dễ dàng thấy rằng, ông ta đã hiểu rất rõ tác dụng hỗ trợ của Phật giáo đối với nền thống trị của mình. Trên thực tế, Tống Văn Đế không có thời gian rỗi để ngồi đọc kinh Phật, nhưng ông ta cũng rất coi trọng kinh Phật, ông ta thường xuyên qua lại với một số tăng sĩ như ngài Tuệ Nghiêm, đồng thời thường xuyên tán Phật luận đạo với một số tăng sĩ. Ông ta còn yêu cầu một số tăng sĩ đã cao đạo đem những kiến thức Phật học của mình viết thành sách, để ông ta nếu có thời gian rỗi thì dở ra đọc.

Dưới sự dẫn dắt của Lưu Tống Văn Đế, có ông Phạm Thái viết quyển “ Luận Sa Môn Cứ Thực Biểu”, ca ngợi Văn Đế hiểu rõ giáo lý nhà Phật, hơn thế nữa còn nghiên cứu và am hiểu tường tận, còn chính mình thì ít tin tưởng vào đại pháp, hi vọng đến kiếp sau vua tôi sẽ cùng nhau dùng Phật giáo để cai quản thiên hạ. Ngoài ra còn có ông Tạ Linh Vận, lấy danh nghĩa là một danh sĩ của Tấn Tống, ông ta viết các tác phẩm như “ Phật Cảnh Minh”,” Tán Phật”,” Biện Tông Luận”v.v…Ông ta đã nói rõ những hiểu biết của mình về Phật giáo . Đồng thời ca ngợi Phật Pháp rất thâm sâu, đặc biệt là trong quyển” Biện Tông Luận”, ông ta đã chỉ rõ những đánh giá, những hiểu biết sai lệch của nhân dân lúc bấy giờ đối với Phật giáo, đồng thời ông ta hết sức ca ngợi học thuyết “Đốn Ngộ” của Phật giáo. 

Sau khi Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc ở thời kỳ Lưỡng Tống, về cơ bản Phật giáo chủ trương trải qua một thời kỳ tu tập rất dài mới có thể giác ngộ. Nhưng khi phát triển đến thời kỳ Nam Bắc Triều, có một tăng sĩ tên là Trúc Đạo Sinh, ngài nói rõ, con người không cần phải trải qua một thời kỳ dài tu tập, mà một khi đã nắm rõ chân đế của Phật giáo thì có thể đột nhiên giác ngộ. Thuyết giáo này được gọi là “Đốn Ngộ”. Vào thời kỳ Lưu Tống Văn Đế, Thuyết Đốn Ngộ của Trúc Đạo Sinh mới ra đời không được bao lâu nó liền bị rất nhiều nhân sĩ trong giới Phật Học phản đối. Với tư cách là một cư sĩ ở thế tục, ông Tạ Linh Vân nhân cơ hội Văn Đế cho tự do phát ngôn và tăng cường tuyên truyền thuyết Đốn Ngộ của mình. Trên thực tế là ông ta yêu cầu Phật giáo phải xây dựng thêm một pháp môn thuận tiện hơn nữa cho việc thế tục hoá. Nếu như cứ theo thuyết Tiệm Ngộ, tức là phải trải qua một thời kỳ dài tu tập mới có thể giác ngộ được, thì đó là điều mà các nhân sĩ ở thế tục không dễ dàng chấp nhận.

 Nếu như không cần phải trải qua một thời kỳ dài tu tập liền có thể nắm vững được Chân Đế, tức là đã giác ngộ, thì đó là điều mà các nhân sĩ ở thế tục đang mong đợi. Việc ông Tạ Linh Vận cho tuyên truyền thuyết Đốn Ngộ, đó là ông ta đã nêu lên một nền móng tư tưởng cho việc tăng cường Trung Quốc hoá Phật giáo trong bối cảnh Phật giáo phải phù hợp với văn hóa, tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Đương nhiên xét từ bản thân của Phật giáo, thì việc đấu tranh giữa tiệm ngộ và Đốn Ngộ vẫn chưa dừng lại ở đó, giữa các tông phái của Phật giáo thời kỳ Tuỳ Đường đã nổ ra một cuộc tranh luận mới.

Ông Hà Thừa Thiên, người Đông Hải, từ nhỏ ông ta đã được dạy dỗ tư tưởng Nho Gia, và từ đó ông ta đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức Nho Giáo, ông ta không một chút sao nhãng chuyện học hành, do đó vào thời kỳ đầu của Lưu Tống ông ta đã được Văn Đế giao cho quản lí Sử Học, một trong 4 phái học vấn của Nho gia. Hồi đó ông ta có viết quyển “Đạt Tính Luận”, mục đích chính ông ta muốn nói rõ tư tưởng của Nho gia để chống lại luật quần sinh cùng với thuyết luân hồi của Phật giáo. 

Ông ta cho rằng, Phật giáo nói rằng tất cả mọi vật đều có tình cảm và linh hồn, trong đó có cả động vật và thực vật, gọi đó là chúng sinh, đó là một quan niệm sai lầm và rất hoang đường; trời đất là do lưỡng nghi (âm dương) tạo thành, sau đó Vua chúa mới tham gia vào quản lý trời đất, vì thế mới có được âm dương, cương nhu. Nhưng giữa trời và đất thì con ngươi là duy nhất, con người và thần đã quá hiểu nhau, tình đó xuyên suốt cổ kim, khí lẫm liệt vừa trong vừa dịu, trí bao quát được vạn vật, do đó tại sao lại không thể trao đổi tình cảm với các động vật và các thực vật. Ngoài ra Phật giáo lấy các nghiệp báo nhân quả để nói rõ thuyết luân hồi trong lục đạo ( 6 đường). 

Phật giáo cho rằng, con người tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác thì sẽ quyết định kiếp sau mình sẽ đoạ vào một trong sáu đường của luân hồi là: Cõi trời, cõi người, Atula(thần ác), địa ngục, ngạ quỷ( quỷ đói), súc sinh; đó là những điều hết sức hoang đường; làm người thì tất nhiên phải có sinh có diệt, tình người và thần xác có liên quan đến nhau, người chết thì thần tan, nó giống như phong cảnh của tự nhiên là mùa xuân thì tươi tốt mà mùa thu thì héo tàn, đổi thay theo bốn mùa, làm gì có chuyện con người ta phải chịu cảnh luân hồi trong lục đạo ( 6 đường). Quan điểm này của ông Hà Thừa Thiên lúc đó được coi như là một ánh lửa mới, nó đã từng ít nhiều gây nên từng chấn động. Nhất là tăng chúng và những cư sĩ quy kính Phật giáo, họ cho rằng quan điểm này của ông Hà Thừa Thiên là bài xích và tiêu diệt Phật giáo. 

Chống lại quan điểm này của ông Hà Thừa Thiên có ông Nhan Chiên Di viết cuốn “ Thích Đạt Tính Luận”, ông ta đã tiến hành phản bác quan điểm của ông Hà Thừa Thiên. Ông ta nêu rõ, cái mà Phật giáo gọi là chúng sinh thì thực ra là cách gọi chung cho tất cả những sinh vật, những sinh linh, do đó ngoài loài người ra, tất nhiên phải có chúng sinh. Ngoài ra, trong người ta có khí và số, hai cái đó không phải là không có cảm ứng với nhau, con đường nhân quả thế báo không có liên quan với nhau; Do đó ngoài kiếp này đang sống ra, nhất định phải có kiếp sau, nhất định lại có thọ hình, nhất định phải có luân hồi.

Cuộc tranh luận giữa ông Hà và ông Nhan cuối cùng phải nhờ đến sự định đoạt của Lưu Tống Văn Đế. Tống Văn Đế cho rằng,” Đạt Tính Luận” đã nói rõ giáo nghĩa của Nho gia, không thể không cho rằng đó là một tác phẩm rất có giá trị; Nhưng quyền” Thích Đạt Tính Luận” thì lại nói rõ trí tuệ mênh mông của Phật giáo, đặc biệt là giáo lý. Điều đó có thể thấy rằng, Tống Văn Đế đã giữ thái độ trung lập đối với cả Nho giáo và Phật giáo. Nhưng trên thực tế Tống Văn Đế đã tán đồng quan điểm của Nhan Diên Chi trong cuốn” Thích Đạt Tính Luận”. Cho dù ông ta có ủng hộ quan điểm của ai đi chăng nữa, thì xét từ bản thân của ông ta có thể thấy rằng, là một vị Đế Vương của nhà nước phong kiến, Tống Văn Đế đã cho tự do phát ngôn, tăng cường tuyên truyền, khiến cho giới tư tưởng hoạt động vô cùng sôi nổi, điều đó là vô cùng quí báu.

Ngoài điểm quí báu của việc Lưu Tống Văn Đế cho phép tự do phát ngôn, tăng cường tuyên truyền thì bối cảnh văn hoá tư tưởng được tự do, được mở mang thì còn có cả truyện các Sa môn Phật giáo giám dám công khai phỉ báng và muốn huỷ diệt Phật giáo. Hồi đó có một tăng sĩ tên là Tuệ Lâm, là người huyện Tần, quận Tần ( ngày nay là vùng Lục Hợp ở Giang Tô), hồi đó ở thế tục họ là Lưu, sau khi xuất gia tu hành ở chùa Giã Thành, đã từng là học trò của một số tăng sĩ nổi tiếng hồi bấy giờ; ông ta cũng rất giỏi các kinh thuyết của Nho gia và các học thuyết của Lão-Trang. Thời kỳ đầu của Lưu Tống, ông Tuệ Lâm cùng với một số người như Tạ Linh Vận, Nhan Diên Chi v.v…quan hệ qua lại khá thân thiết với Lô Lăng Vương Lưu Nghĩa Chân. 

Trong quá trình qua lại với các tăng sĩ và các cư sĩ thế tục này. Lưu Nghĩa Chân đã từng bày tỏ ý định rằng, nếu như ông ta được lên Hoàng Đế, nhất định ông ta sẽ cho ông tạ và ông Nhan làm tể tướng, sẽ phong ông Tuệ Lâm làm Đô đốc Tây Dự Châu. Từ đó có thể thấy rằng, tài năng của hoà thượng Tuệ Lâm làm đô đốc Tây Dự Châu. Từ đó có thể thấy rằng, tài năng của hòa thượng Tuệ Lâm hơn hẳn với mọi người. Tuệ Lâm là một Sa môn, nhưng ông ta đã viết cuốn “ Bạch Hắc Luận” ( tức là bàn về trắng đen, sau ông ta lại đặt tên là “ Quân Thiện Luận”). Ông ta cho rằng Phật giáo hay Nho Giáo tuy đường đi có khác nhau nhưng, điều đó có chung một mục đích. Chữ” luận” bị giới Phật giáo lúc bấy giờ cho là một trò chê bai Thích Ca giáo. Đồng thời họ đòi đuổi ông Tuệ Lâm ra khỏi Tăng đoàn. Lưu Tống Văn Đế sau khi nhìn thấy chữ “ Luận”, ông ta vô cùng sung sướng, đồng thời cho mời ông Tuệ Lâm tham dự những công việc cơ mật của chính sự; Thế là ông Tuệ Lâm lấy danh nghĩa là một Sa môn đã viết chữ “Luận” không có Phật, hơn thế nữa ông ta lại trở thành một tể tướng áo đen của Lưu Tống Văn Đế. 

Trong lịch sử Trung Quốc, việc này không phải là độc nhất vô nhị. Sau khi ông Tuệ Lâm được tham dự vào chính triều, nơi ông ta ở khách khứa đông ngịt, ngày nào phía trước cửa cũng có hàng chục chiếc xa liên tục ra ra vào vào. Tương truyền rằng, hồi đó ông Tuệ Lâm gặp dịp được thời nên cậy thế. Theo sử liệu có liên quan, hồi đó ông Tuệ Lâm còn chú thích các tác phẩm như” Hiếu Kinh”,” Trang Tử - Tiêu Giao Biên” v.v…

Trong tác phẩm “ Bạch Hắc Luận” ( hay còn gọi là Quân Thiện Luận), về mặt đề tài ông Tuệ Lâm đã hư cấu nên một hình thức hỏi đáp giữa một vị theo môn phái Bách học và một vị theo môn phái Hắc học. Vị theo Bạch học tức là chỉ vị theo Nho học, đạo sĩ theo hắc học tức là chỉ tăng sĩ Phật giáo đều mặc quần áo màu đen. Về mặt nội dung, ông Tuệ Lâm thì cho rằng, hai môn phái Nho học và Thích ca đều có những điểm mạnh của mình, đều là tuyên truyền những gì mà các vị thánh nhân đã từng nói, từng gây dựng lên và dạy mọi người làm theo, hai môn phái Nho Giáo và Thích Ca giáo đều như hai con sông đổ chung ra biển, chúng song song cùng tồn tại. Có thể thấy rằng, luận điểm này chỉ nhằm hoà giải mối quan hệ giữa Nho Giáo và Thích Ca giáo, nó đã thể hiện yêu cầu khách quan của Phật giáo trong khi lưu hành tại Trung Quốc, tức là Phật giáo phải phù hợp với bối cảnh văn hóa tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Quan điểm này không thể không coi là sự hiểu biết thấu triệt, sâu rộng. Nhưng ông Tuệ Lâm vốn là một Sa môn Phật giáo, trong quyển “ Luận” này ông đã từng tuyên bố rằng: các học thuyết của Phật giáo như nhân quả báo ứng, luân hồi sinh tử v.v…đều là những học thuyết thuộc diện xằng bậy, hoang đường không đúng sự thật. Điều này tất nhiên đã gây sự bất bình trong giới Phật giáo, do đó nó cũng bị giới Phật giáo lúc bấy giờ chê trách là dị đoan, nhưng được sự che chở của Tống Văn Đế, do đó mà ông Tuệ Lâm không hề bị một hình thức xử phạt nào của giới Phật giáo lúc bấy giờ.

Sau khi có được quyển “ Bạch Hắc Luận” của ông Tuệ Lâm, ông Hà Thừa Thiên lập tức gửi một quyển sách này cho một tăng sĩ khác lúc bấy giờ tên là Tống Bỉnh, đồng thời yêu cầu ông Tống Bỉnh kết luận những điểm tốt và những điểm sấu của hai học sĩ theo Nho Giáo ( Bạch) và vị đạo sĩ theo Thích Ca giáo (Đen). Ông Tông Bỉnh vốn là một hoạn quan, hồi đó cũng là một cư sĩ Phật giáo khá nổi tiếng. Ông đã dùng những hiểu biết, những kiến thức của mình tiến hành phê phán một cách rõ ràng và cụ thể đối với quyển “ Bạch Hắc Luận”. Ông cho rằng trong ba tôn giáo , Nho Giáo,Thích Ca giáo và Đạo giáo, thì Phật giáo là tinh tế nhất và uyên thâm nhất, trong Phật giáo đã chứa đựng luân cả đức năm điểm của Nho Giáo, đã có cả khoảng không tự nhiên của Lão Trang. 

Do đó Phật giáo là một tôn giáo của các bậc thánh, bao cả những nội dung chính của Nho Giáo và Đạo giáo; đồng thời Phật giáo lại ở một bậc cao siêu hơn cả Nho Giáo và Đạo giáo. Tuy cả ba tôn giáo này đều được hưng khởi vào những thời vận không thích ứng và những thời điểm khác nhau, nhưng ở mỗi tôn giáo đều có sự bất đồng, sự khác nhau về trọng điểm giáo hoá. Nho Giáo thì nói rõ con đường trị quốc an bang, Đạo giáo là một đạo khuyên con người ta bớt đi những ham muốn, những chuyện lăng nhăng như bậy bạ. Cả hai tôn giáo đều không giúp người ta thoát ra khỏi kiếp này, thoát ra khỏi thế tục. Nhưng Phật giáo thì nói rõ sự bất diệt về mặt tinh thần, con người ta có thể tu thành phật, con người ta có thể làm được nhiều điều, có ham muốn nhiều thứ, nhưng tất cả các pháp đều là không, đó chính là điều mà Nho Giáo và Đạo giáo không thể so sánh được. 

Ở ba tôn giáo là Nho Giáo,Đạo giáo, Thích Ca giáo đều có điểm chung đó là khuyến thiện. Cả ba tôn giáo này đều giúp ích cho giai cấp thống trị phong kiến. Ví dụ như một Hoàng Đế có thể trị quốc bằng Nho Giáo, tu dưỡng tinh thần theo Phật giáo, chắc chắn ông ta là một minh quân, sau khi tịch diệt, linh hồn ông ta có được siêu thăng, trải qua luân hồi ông ta có thể quay lại làm Đế Vương của thế gian. Để phê phán, bài xích một cách có hệ thống quyển” Bạch Hắc Luận”, ông Tông Bỉnh đã viết cuốn “ Minh Phật Luận”, ông ta đã mạnh dạn nêu rõ sự bất diệt về mặt tinh thần. Xoay quanh vấn đề bất diệt về mặt tinh thần, người thế hệ sau đã phát triển thành một đề tài sôi nổi hơn.

Nhìn chung trong 13 năm trị vì của Lưu Tống Văn Đế, do có sự khởi xướng và khích lệ của ông ta, nền văn hoá tư tưởng đã được tương đối thoải mái và sôi nổi hơn, các quan điểm và thái độ đối với Phật giáo đều được nêu lên một cách thoải mái, tự do. Đánh giá một cách kỹ càng, thì cũng khó mà kết luận rằng Lưu Tống Văn Đế là một người tôn sùng Phật giáo hay là bài Phật, nhưng nhìn chung ông ta vẫn muốn cho Phật giáo tự do hoạt động. Chỉ cần các hoạt động của Phật giáo không được ảnh hưởng đến công việc thống trị của ông ta, thì nói chung ông ta rất thoải mái với Phật giáo. Theo ghi chép lịch sử có liên quan vào năm Vĩnh Gia thứ 15 ( năm 435 sau Công nguyên) Đan Dương Doãn Tiêu Mô Chi dâng chiếu thư thưa rằng:” Phật giáo sau khi du nhập vào Trung Quốc đến nay đã trải qua bốn thời đại, chùa chiền thờ Phật hiện nay đã có đến hàng ngàn ngôi. 

Hiện nay một số người coi việc thờ cúng không còn là thành tâm nữa, mà họ rất coi trọng việc thờ cúng xa hoa, do đó mà hao tiền tốn của, mất thời gian và mệt mỏi. Do đó từ nay về sau, mong Bệ hạ hãy ban chiếu quy định rằng, mọi công việc như đúc tượng Phật, xây chùa đều phải trình báo và được phép của quan phủ, không được làm một cách tuỳ tiện”. Sau khi xem bức biểu này, Văn Đế thấy rằng việc xây dựng chùa chiền thờ Phật, đúc tượng Phật, đã hao tốn rất nhiều tiền của và công sức của nhân dân, việc đó là lãng phí vô cùng. Do đó ông đã hạ chiếu chỉnh đốn tăng đoàn, điều đó đã khiến cho hàng trăm tăng ni trong cả nước phải hoàn tục( trở lại làm thường dân). Vào thời kỳ Tống Nam triều, ở vùng Giang Nam có hơn 1900 ngôi chùa, có khoảng hơn 3 vạn 3 ngàn tăng ni. Đợt chỉnh đốn tăng đoàn này của Văn Đế đã cho thấy rõ một tử tưởng cương quyết mới của Hoàng Đế phong kiến,tức là sự tồn tại và phát triển của Phật giáo không được làm ảnh hưởng đến nền thống trị của thế tục.

Việc Lưu Tống Văn Đế khuyến khích tuyên truyền cho sự tự do ngôn luận đã tạo dựng lên một thời kỳ vô cùng tốt đẹp cho Nam Triều. Ở các triều đại như Tề, Lương, Trần giới tư tưởng đều hoạt động rất sôi nổi và thoải mái; các cuộc tranh luận xoay quanh đề tài Phật giáo đều được tiến hành dưới sự chủ trì của các Đế Vương phong kiến. Vào cuối đời Tống đầu đời Tề, có ông Cố Hoan viết cuốn” Di Học Luận”, cuốn sách đó đã bình luận mối quan hệ giữa Phật giáo và Đạo giáo. Ông ta cho rằng Phật giáo và Đạo giáo cùng có chung một gốc rễ. Ông ta lấy dẫn chứng ở một số đạo kinh ( chủ yếu là ở trong cuốn “ Huyền Diệu Nội Thiên”) nói rằng: Lão Tử sau khi nhập quan, liền giáng sinh xuống Thiên Trúc thành Phật, do đó Phật giáo cũng là Đạo giáo, Đạo giáo cũng là Phật giáo; tuy hai tôn giáo đó có chung gốc rễ, nhưng có điểm khác nhau và ưu khuyết điểm cũng khác nhau. Đạo giáo là một tôn giáo phù hợp nhất với tín ngưỡng dân tộc Hoa Hạ, còn Phật giáo là một tôn giáo của người Tây Nhung ( miền tây mọi rợ), do đó cần phải phân biệt rõ người Trung Hoa hay là người Miền Tây để mà chọn tôn giáo.

 Nhưng trong tác phẩm “ Di Hạ Luận”, ông cố Hoan có một mặt đã dùng những ưu điểm của Đạo giáo so với Phật giáo để nói rõ: về việc duy trì và giữ gìn tam cương ngũ thường phong kiến thì việc cho quảng bá Đạo giáo sẽ có lợi hơn việc bảo vệ và phát triển Phật giáo. Mặt khác, ông ta cũng lập luận rằng, hai tôn giáo đó cùng một gốc dễ nên không chủ trương phủ định triệt để hoặc bài xích hoàn toàn Phật giáo. Ở thời kỳ cuối Tống đầu Tề, cuốn “ Di Hạ Luận” đã từng gây nên những ảnh hưởng to lớn, điều đó cũng gây nên sự phản đối gay gắt của các tín đồ Phật giáo. Theo sử tịch có liên quan, hồi đó có rất nhiều sách được ấn hành; họ đều phản đối quan điểm của ông Cố Hoan; họ cho rằng Phật giáo có nhiều ưu điểm hơn Đạo giáo.

Đến cuối đời Tề Nam triều, có một đạo sĩ mượn danh của ông Trương Dung đã viết cuốn “ Tam Phá Luận”. Ông ta đã phê bình Phật giáo du nhập vào quốc gia nào thì phá hại quốc gia đó, đến nhà ai thì phá hại nhà đó. Cuốn sách đó chỉ rõ, Phật giáo chỉ ăn nói lung tung xằng bậy, chỉ làm khổ dân, hao tiền tốn của của dân, làm cho nước kiệt dân cùng, chẳng có lợi ích gì. Đối với nước với dân, không những chẳng có lợi mà chỉ có hại, do đó Phật giáo du nhập vào nước nào thì phá hoại nước đó; Phật giáo yêu cầu người ta phải xuất gia cạo đầu làm tăng sĩ, từ bỏ cha mẹ, đoạn tuyệt với sự hiếu thuận, làm náo động truyền thống của đất nước. Đối với tam cương ngũ thường truyền thống lâu nay, nó cũng chẳng lợi lộc mà chỉ có hại, do đó Phật giáo đến nhà ai thì chỉ phá hoại nhà đó. Hình ảnh của Phật giáo là các tăng sĩ xuất gia: Thứ nhất điều đó là có hại cho thân thể mình; thứ hai là nỗi khổ phải cạo tóc; thứ ba là làm trái với những điều hiếu thuận; thứ tư là có tội đoạn tuyệt vợ con; thứ năm là có niềm tin mù quáng về việc từ bỏ thân này để giữ giới luật v.v…Do đó mà Phật giáo đến với ai thì phá hoại thân thể người đó. Cuốn” Tam Phá Luận” hồi đó cũng từng có những ảnh hưởng to lớn. Một nhà văn và nhà lý luận nổi tiếng là Lưu Hiệp (ông đã nổi tiếng trong thiên hạ vì viết cuốn “ Văn Tâm Điêu Long” gồm có 50 chương). Vào những năm cuối đời ông đã xuất gia, pháp danh là Tuệ Địa, ông đã viết cuốn “ Diệt Hoặc Luận” để chống lại cuốn “ Tam Phá Luận”. Ông đã tiến hành phê phán và phản bác một số quan điểm chủ yếu trong cuốn “ Tam Phá Luận”.

Suốt thời kỳ Nam Triều, không lúc nào ngừng các cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề Phật giáo. Ông Phạm Chân sống ở cuối thời kỳ Tề đầu thời kỳ Lương đã viết cuốn “ Thần Diệt Luận”. Ông đã tiến hành phê bình các lí luận Phật giáo như tinh thần bất diệt, báo ứng nhân quả, luân hồi sinh tử. Các cuộc tranh luận như vậy cũng đã ảnh hưởng đến cả ở Bắc triều. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì đó cũng là kết quả tất nhiên của mối xung đột gay gắt giữa Phật giáo và truyền thống văn hoá tư tưởng bản địa sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, Kết quả của cuộc sung đột này là Phật giáo đã được Trung Quốc hoá một cách triệt để.

Vương Chi Bình




Có phản hồi đến “6. Văn Đế Lưu Tống Giảng Phật Pháp”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com