Mục Lục
Võ Tắc Thiên tên thường gọi là Chiếu là người vùng Văn Thuỷ của Tịnh Châu ( nay là huyện Văn Thuỷ tỉnh Sơn Tây). Bố là Võ Sĩ Hoạch, nguyên là một người buôn gỗ. Vào cuối thời kỳ Tuỳ, ông đã đi theo quan lưu thủ( bảo vệ) Thái Nguyên tên là Lý Uyên, được làm một vị quan nhỏ. Lý Uyên khởi binh chống lại nhà Tuỳ ở Thái Nguyên, Võ Sĩ Hoạch cũng vội vã đi theo. Sau khi Vương triều Đường ra đời, Võ Sĩ Hoạch được phong làm quan Bộ thượng thư Bộ Công và còn được phong làm Vinh Quốc Công. Tương truyền, ngay từ bé Võ Tắc Thiên đã có tính cách cương nghị, rất thích đóng giả con trai. Có một lần, thầy tướng xem bói cho cô, tưởng cô là con trai liền nói rằng:” Nếu cậu mà là con gái thì quý hết chỗ nói”.
Đến năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên đã trở thành một cô gái xinh đẹp “ cành vàng lá ngọc”. Sau khi biết Võ Tắc Thiên là một cô gái xinh đẹp, Đường Thái Tông liền triệu cô vào trong cung, chọn cô làm tài nhân ( cấp thấp nhất trong các phi tần). Sau khi vào cung, Võ Tắc Thiên biết được Đường Thái Tông có một con ngựa bất kham, rất khó thuần phục được con ngựa này. Cô nói với Đường Thái Tông rằng mình cần 3 thứ: Một cái roi sắt, sau đó là dùng truỳ sắt. Nếu như nói vẫn cứ không vẫn nghe lời thì phải dùng đến dao găm để đâm. Đường Thái Tông nửa đời người ngồi trên lưng ngựa tầm hiểu biết của ông cũng rất sâu rộng, nghe lời nói mạnh bạo này, ông ta vô cùng khen ngợi tính cách mạnh mẽ của Võ Tắc Thiên.
Tháng năm Trinh Quán thứ 23 ( năm 649 sau Công nguyên), Đường Thái Tông băng hà (chết). Võ Tắc Thiên cùng với các phi tần khác của Đường Thái Tông bị đuổi ra khỏi cung, bắt xuất gia làm ni sư tu ở chùa Cảm Nghiệp phía bắc Trường An. Lúc đó, Võ Tắc Thiên mới 25 tuổi. Sau khi xuất gia làm sư ni, Võ Tắc Thiên ngày ngày hương đãng cúng Phật, ngày ngày tụng kinh, cuộc sống cô đơn lạnh lẽo. Nhưng bà vẫn còn một tia hy vọng, đó là trước khi xuất gia bà đã có lời hẹn ước với Hoàng Thái Tử tên là Lý Trị, bởi vì ngày trước khi còn ở cung, bà cũng lén lút quan hệ tình cảm với Lý Trị cũng từng hứa với Võ Tắc Thiên rằng, đợi sau khi ông được lên ngôi hồi đó, nhất định sẽ đón Võ Tắc Thiên trở về cung. Một hôm Đường Cao Tông Lý Trị đến chùa Cảm Nghiệp gặp Võ Tắc Thiên. Tình cảm nhớ nhung giữa hai người lại trào lên bừng bừng. Sau khi hai người gặp nhau, Đường Cao Tông nói với Võ Tắc Thiên rằng, điều kiện để đón nàng về cung giờ vẫn chưa chín muồi, nhưng trước tiên Võ Tắc Thiên cứ để tóc mọc dài như cũ, được thời cơ chín muồi, nhất định sẽ đến đón về. Sau khi Lý Trị ra về, Võ Tắc Thiên bắt đầu không cạo tóc như trước mà cứ để tóc mọc dài ra, nhưng việc tu tập vẫn bình thường, và ngày ngày mong ngóng Đường Cao Tông sớm đến đón mình trở về cung. Quãng nửa năm sau, Đường Cao Tông triệu Võ Tắc Thiên trở về cung. Do có một thời gian sống cuộc sống của một ni sư, nên giáo lý Phật giáo cũng in đậm trong tâm trí Võ Tắc Thiên, cuộc sống nhà chùa cũng trở nên quen thuộc với bà. Khi thực sử phải rời chùa Cảm Nghiệp, Võ Tắc Thiên tự nhiên có một tình cảm lưu luyến khó dứt ra được. Qúa trình này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Phật giáo sau này.
Không giống như Đường Thái Tông Lý Thế Dân, người con Đường Cao Tông Lý Trị là một người ốm yếu, làm việc chậm chạp. Sau khi lên ngôi, Đường Cao Tông không chú ý đến công việc, làm việc tuỳ tiện, qua quýt, giải quyết công việc không theo đúng nguyên tắc. Nhưng trong vấn đề sắp xếp thứ tự của Phật giáo và Đạo giáo, Đường Thái Tông ( cha) đã sắp đặt là : Đạo giáo đứng đầu, tiếp theo là Nho giáo, cuối cùng là Phật giáo. Nhưng sau khi Đường Cao Tông lên ngôi, nghe nói một số hoà thượng có ý kiến, ông liền ra chiếu rằng: Trong các buổi lễ Trai ( bất kể là nhà nước hay tư nhân tổ chức) và trong các nơi có tập trung đông người thì các đạo sĩ và nữ quán ( Đạo giáo ) đứng ở phía Đông, tăng ni ( Phật giáo) đứng ở phía Tây, không cần phải tranh cãi trên dưới gì nữa. Điều này trên thực tế trong lòng ông có ý gì đó đắn đo nghiêng về Phật giáo, mặt khách quan rất có lợi cho việc phát triển Phật giáo về thế và lực. Còn một điều nữa là ít lâu sau khi ông lên ngôi, ông đã cho ban chiếu thư: Tăng ni không được nhận bái lạy của cha mẹ đẻ mà tăng ni cần phải bái lạy cha mẹ. Nhưng một trong số tăng sĩ nhờ có mối quan hệ họ hàng với Hoàng thân quốc thích nên đã có hành động chống đối, họ không chịu chấp nhận như vậy, chiếu thư cuối cùng không được thực thi.
Võ Tắc Thiên sau khi được trở lại cung, liền được Đường Cao Tông lập là Chiêu Nghi ( một đẳng cấp của Phi Tần cao hơn Tài Nhân). Việc Đường Cao Tông ốm yếu làm việc chậm chạp, không cương quyết đã tạo điều kiện thuận lợi cho một con người cương nghị, đa mưu như Võ Tắc Thiên tham dự vào công việc chính của Vương Triều nhà Đường. Không bao lâu sau, Đường Cao Tông lại ra sắc lệnh phong Võ Tắc Thiên là Thần Phi ( cấp cao nhất trong Phi Tần, chỉ thấp hơn Hoàng Hậu). Sau đó Đường Cao Tông lại muốn lập Võ Tắc Thiên làm Hoàng Hậu, và ông cũng đem việc này bàn luận với quần thần. Nguyên Lão trọng thần là Chử Toại Lương và cháu đích tôn là Vô Kỵ cực lực phản đối. Đường Cao Tông do dự không quyết định, ông đem chuyện này ra bàn với Lý Tích. Lý Tích tâu rằng:” Đây là việc riêng của Hoàng gia, việc gì phải đem bàn với người ngoài”. Ông Hứa Kính Tông, người ủng hộ Võ Tắc Thiên nói ý càng sâu sa, thấu đáo hơn. Ông nói rằng:” Ông Hương Ba Lão Đa còn phải ghánh mấy thạch gạo ( một thạch là một tạ) để mong đổi lấy một người vợ, huống hồ là Thiên Tử!”. Do đó, Đường Thái Tông quyết tâm phế bỏ Vương hậu đương thời, lập Võ Tắc Thiên làm Hoàng hậu, Võ Tắc Thiên sau khi được làm Hoàng hậu, bà liền trực tiếp tham dự vào Triều chính. Do Đường Cao Tông mắc bệnh đau đầu, nên từ năm Hiển Khánh thứ 5 ( năm 660 sau Công nguyên) đại sự trong Triều Đình về cơ bản đều giao cho Võ Tắc Thiên giải quyết. Hàng ngày khi Đường Cao Tông lên triều, Võ Tắc Thiên đều ngồi phía sau ông, buông rèm nghe việc triều chính, quyết đoán tất cả mọi việc. Đường Cao Tông lúc này giống như tên bù nhìn. Đồng thời, lúc đó các đại thần trong Triều Đình và dân trong họ đều gọi Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên là “ nhị thánh”. Điều đó chứng tỏ rằng, trong lòng mọi người, Võ Tắc Thiên cũng đã trở thành một vị Hoàng Đế.
Sau khi nắm quyền điều hành Triều Chính, Võ Tắc Thiên bắt đầu ra sức nâng đỡ Phật giáo, đồng thời thúc đẩy và thúc đẩy Đường Cao Tông chính thức đề cao Phật giáo. Theo ghi chép lại của sách sử, vào năm đầu của Lân Đức ( năm 664 sau Công nguyên) Võ Hậu ( tức Võ Tắc Thiên) đã truy phong cho cô con gái đầu lòng bị chết yểu là công chúa An Định, khi cải táng liền tổ chức khoá lễ to ở chùa thờ Phật. Vào năm sau, thái tử Lý Hoằng đã cho đúc một cái chuông đồng to dâng biếu Đường Cao Tông và Võ Hậu, cái chuông đó nặng tới năm tấn. Võ Hậu yêu cầu treo cái chuông này ở chùa Tây Minh. Ngày làm lễ treo chuông, liền tổ chức một lễ hội làm náo động kinh đô. Vào năm đầu của Càn Phong ( năm 666 sau Công nguyên), dưới sự điều khiển của Võ Hậu, Đường Cao Tông đã ra chiếu lệnh yêu cầu mỗi châu phải xây một ngôi chùa. Vào năm Hàm Hanh thứ hai ( năm 671 sau Công nguyên) mẫu thân của Võ Hậu đã cho người đúc một bức tượng Phật lớn để hồi hướng phúc đức cho bà, số tiền đúc tượng đều lấy từ Quốc khố ( kho bạc nhà nước). Vào năm sau, Đường Cao Tông lại ra sắc lệnh cho xây dựng Phật đại Nô Xá Na ở chùa Phụng Tiên, Long Môn, Lạc Dương. Võ Hậu đã dùng hai triệu quan ( mỗi quan là 1000 xu) tiền son phấn của mình để tương trợ, sau hơn 3 năm xây dựng công trình đó mới hoàn thành. Vào năm Vĩnh Thuần thứ hai ( năm 683 sau Công nguyên) Đường Cao Tông đón một tăng sĩ Ấn Độ tên là Bồ Đề Lưu Chí đến Trung Quốc. Võ Hậu lại đảm nhiệm thêm trách nhiệm, đưa ngài về chùa Phúc Tiến ở Lạc Dương để chuyên dịch kinh Phật.
Vào năm sau Đường Cao Tông mất, Võ Hậu đã cho xây chùa Đại Hiến để hồi hướng công đức cho Đường Cao Tông, đồng thời độ 200 vị tăng trong đó. Về sau, chùa này được đổi thành chùa Tiến Phúc. Tất cả các hoạt động trên đây, trên thực tế đều do Võ Tắc Thiên đề xướng và điều khiển, đồng thời họ luôn luôn quán triệt tham vọng chính trị mãnh liệt của Võ Hậu và ảnh hưởng của bà sau khi tham dự triều chính. Như bức tượng Phật Nô Xá Na ở chùa Phụng Tiên huyện Long Môn kể trên là do Võ Hậu bớt 2 triệu quan tiền son phấn của mình để tạo nên. Tạo hình của khuôn mặt bức tượng đó đầy đủ hình thái và khí chất điển hình của người phụ nữ Trung Quốc. Khuôn mặt đầy đặn, ung dung, mắt sáng long lanh, lông my dài và cong vút, ánh mắt hiền từ và dịu dàng. Nó đã chứa đựng tình cảm hiền hậu hoà nhã, không có một điểm nào lại không thể hiện dáng vẻ nữ tính rung động lòng người. Cái hình tượng được nữ tính hoá này là sản phẩm của việc Võ Tắc Thiên dựa vào tạc tượng Phật để thể hiện lòng tôn thờ thần thánh. Cái tên “ Lô Xá Na” là dịch âm từ tiếng phạn, ý của từ ấy là “ánh Phật chiếu khắp nơi” hoặc “ánh sáng chiếu khắp nơi”. Hình tượng đã được “ nữ tính hoá” này, vừa có đủ hàm ý” ánh Phật chiếu sáng khắp nơi” và” ánh sáng chiếu khắp nơi”, vừa là điềm báo trước về hoài bão chính trị của Võ Tắc Thiên (Võ Hậu).
Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Đường Trung Tông Lý Hiển kế vị. Nhưng chẳng bao lâu sau, Võ Tắc Thiên liền phế Đường Trung Tông, cho làm Lư Lăng Vương. Bà đưa Duệ Tông, tức là Lý Đán kế vị. Sau khi Duệ Tông lên ngôi, Võ Tắc Thiên liền lấy danh nghĩa Thiên Hậu Hoàng Thái Hậu để nhiếp chính. Như vậy, Vương Triều Lý Đường cuối cùng đã bị Võ Tắc Thiên thâu tóm quyền lực. Để dành được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân sĩ và tìm căn cứ lý luận cho việc mình nắm quyền lực, Võ Tắc Thiên đã phát triển sâu sắc thêm mối quan hệ chính mình và Phật giáo, hy vọng dùng Phật giáo để đạt được mục đích chính trị và các mục đích khác của mình.
Vào năm đầu tiên của Thuỳ Cung ( 685 sau Công nguyên). Võ Hậu ( tức Võ Tắc Thiên) ra lệnh cho tăng sĩ tên là Thiết Hoà Nghĩa trùng tu lại chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Trùng tu xong, Võ Hậu liền cử tăng sĩ Tiết Hoài Nghĩa làm trụ trì ngôi chùa đó. Tiết Hoài Nghĩa tên thế tục là Phùng Tiểu Bảo, vốn là một kẻ lưu manh đầu đường xó chợ ở Lạc Dương. Nhưng ngay từ khi sinh ra cậu đã có khuôn mặt sáng sủa, dáng người đàng hoàng rắn chắc, sức khoẻ hơn người. Đầu tiên, cậu ta gian díu với công chúa Thiên Kim là con trai thứ 18 của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Về sau được công chúa Thiên Kim là con gái thứ 18 của Đường Cao Tổ Lý Uyên, về sau được công chúa Thiên Kim giới thiệu làm quen với Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên vô cùng quí mến và chiều chuộng cậu ta, hai người rất mến nhau, tình cảm ngày càng sâu đậm. Để che mắt thiên hạ và tiện cho việc ra vào cung của cậu ta, hai người rất mến nhau, tình cảm ngày càng sâu đậm. Để che mắt thiên hạ và tiện cho việc ra vào cung của cậu ta, Võ Tắc Thiên liền yêu cầu cậu ta xuất gia thành tăng sĩ, pháp danh là Hoài Nghĩa. Võ Tắc Thiên còn hiềm một nỗi là cậu ta xuất thân thành phần thấp kém trong xh, liền giao cho cậu ta chức Phụ Mã Tiết Thiện Bản Gia phục vụ cô công chúa Thái Bình yêu quí của mình, hơn thế nữa lại còn là Thúc Phụ ( chú ruột) của Phụ Mã. Như vậy Tiết Hoài Nghĩa vừa là một tăng sĩ, vừa là cư sĩ ( tín đồ Phật giáo chưa xuất gia) làm việc của thế tục, ông được tự do ra vào cung làm hầu nam cho Võ Thị. Sau khi được làm trụ trì chùa Bạch Mã, đi đâu cũng cưỡi Ngự Mã ( ngựa để Vua Cưỡi), hai bên có hơn chục quan quân đi kèm. Khi đi trên đường phố, cậu ta luôn tỏ vẻ kiêu hãnh. Cậu ta còn bầy trò lập đạo tràng cùng với các vị cao tăng đại đức tụng kinh cho Võ Hậu ở Lạc Dương. Các Vương Công quý tộc trong triều đình đều nằm rạp xuống lễ bái, gọi cậu ta là Tiết Sư. Võ Tắc Thiên đã dùng Phật giáo làm bùa hộ mệnh để thoả mãn ý đồ riêng tư của mình. Trong lịch sử Trung Quốc không chỉ có một lần này!
Vào năm sau, vị tăng sĩ người Ấn Độ đến Trung Hoa tên là Địa Bà Kha La bắt đầu công việc dịch kinh sách ở chùa Thái Nguyên (Đông Kinh). Võ Tắc Thiên đã nhiều lần đến hai nơi ấy, viết bản tựa cho bản kinh dịch để mở rộng bản kinh mới dịch, thông qua đó bà muốn chứng tỏ mối quan hệ đặc biệt của mình với Phật giáo. Về sau ngài Địa Bà Kha La Tịch ( qua đời), Võ Tắc Thiên ra sắc lệnh mai táng ngài ở núi Long Môn. Do có sự đề nghị của Võ Tắc Thiên, lễ mai táng ngài Địa Bà Kha La có đến hàng vạn người gồm vương công quí tộc trong Triều và bà con trăm họ, có thể nói rằng đó là đám tang lớn chưa từng có từ trước đến nay. Vào năm Thuỳ Cung thứ 4 ( 688 sau Công nguyên), một người cháu trai của Võ Tắc Thiên tên là Võ Thừa Tự đã làm giả một viên Thiên Thạch, anh ta đã khắc tám chữ “ Thánh Mẫu Lâm Nhân, Vĩnh Sương Đế Nghiệp” trên hòn ngọc thạch rồi sai một người quê Ung Châu tên là Đường Đồng Thái dâng biểu lên Võ Tắc Thiên nói rằng hòn đá này nhặt được ở Lạc Thuỷ. Võ Tắc Thiên nhìn thấy viên đá cát tường này bà vô cùng vui sướng, liền gọi viên đá đó là” Bảo Đồ”, đồng thời bà thăng chức cho Đường Đồng Thái là “ Du Kích Tướng Quân”. Đối với mình bà cũng tự đặt thêm danh hiệu, lấy tên là Thánh Mẫu Thần Hoàng Thái Hậu. Các hành động trên đây cũng đủ thấy rằng, Võ Tắc Thiên muốn dùng nhiều thủ đoạn để tạo dư luận dọn đường cho mình làm Hoàng Đế.
Thấy như vậy, một số Sa môn Phật giáo bắt đầu tìm cách đáp ứng mong muốn của Võ Hậu. Năm đầu tiên của Tải Sơ ( năm 689 sau Công nguyên), có một nhóm 10 vị Sa môn làm một cuốn sách Phật tên là “ Kinh Đại Vân” công khai tô vẽ thổi phồng Võ Tắc Thiên là một nữ hoàng. Sau khi họ mang cuốn “ Kinh Đại Vân” này dâng lên Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên sướng như bắt được vàng. Sở dĩ Võ Tắc Thiên coi trọng cuốn “ Kinh Đại Vân” như vậy, là do trong cuốn “Kinh Đại Vân” có hai đoạn nói đến việc phụ nữ có thể làm Quốc Vương. Một đoạn nói rằng, có một thiên nữ tên là Tịnh Quang được Phật thọ ký ( dự báo trước) là sẽ làm Quốc Vương vì thiên nữ này là Bồ tát hoá thành nữ thân. Một đoạn nữa thì nói rằng, thiên nữ Tịnh Quang hiện đang thọ nữ thân, mọi người trong thiên hạ nhất định phải đồng ý để vị nữ này kế vị ngôi Vua. Hai đoạn kinh này được các vị hoà thượng kể trên giải thích thêm, họ nêu rõ: Vị thiên nữ này đã chính thức quy phục được thiên hạ, tất cả các đất đại nằm dưới sự cai quản của bà, không ai dám chống đối. Điều này có nghĩa là, yêu cầu các đại thần đương chức cùng trăm họ cùng tận trung với Võ Hậu. Những ai tận trung thì được con cháu đầy đàn. Nếu như ai muốn chống lại hoặc làm phản, cho dù quốc gia bây giờ không sử chém thì lên trời cũng bị trừng phạt hoặc chết! Qua sự giải thích như vậy, vậy thực tế giống như nói rằng Võ Hậu đảm nhận thiên mệnh, không một ai được chống lại.
Cùng lúc với các vị Hoà thượng tô vẽ Võ Hậu đang gánh vác thiên mệnh, có một số vị quan cùng một tốp khoảng 900 người thuộc dân lang thang đầu đường xó chợ tronh thành Trường An do một người tên là Phó Du Nghệ đứng đầu cùng nhau đến dâng biểu xin đổi tên nước là Chu. Họ dâng biểu đó lên Hoàng thân Võ Thị. Chỉ có hơn 900 người đến đề nghị, do đó Võ Hậu cũng không dám tuỳ tiện đồng ý. Nhưng Võ Hậu cũng phong cho người đứng đầu tốp đó là Phó Du Nghệ chức Cấp Sứ Mệnh Quan Triều Đình, bậc chính ngũ phẩm. Hành động đó đã chứng tỏ rằng, việc Võ Hậu "không đồng ý với lời thỉnh cầu" là giả vờ, bà ngầm báo với mọi người rằng, bà cần một lễ đề nghị với quy mô lớn. Thế là 3 ngày sau, những người đạo diễn lời đề nghị trên liền gây náo loạn các quan Triều Đình cùng Hoàng Gia. Khoanggr 6 vạn người gồm bà con trăm họ xa gần, các tù trưởng ở khắp nơi cùng với các sa môn Phật giáo lại dâng biểu xin để Võ Thị làm Hoàng Đế. Trong khí thế đề nghị sục sôi như vậy, trong lòng Võ Tắc Thiên vô cùng sung sướng. Thật đáng thương cho Duệ Tông Lý Đán đành phải mời Thái Hậu ra làm Hoàng Đế. Qua hai ngày chuẩn bị, Võ Tắc Thiên liền lên ngự tại Thiên Lầu, ra sắc lệnh đại xá thiên hạ, đổi tên nước Đường thành Chu, tự xưng là Thần Hoàng Đế, đổi niên hiệu thành Thiên Thụ (năm 690 sau Công nguyên). Như vậy, Nữ hoàng Võ Chu chính thức đội mũ lên ngôi.
Trong quá trình "Cách mạnh Võ Chu" thì các sa môn Phật giáo lập công đầu. Họ không chỉ tìm được căn cứ lý luận cho việc Võ Chu thay nhà Đường để chứng minh việc Võ Thị làm nữ Hoàng Đế là do ý chỉ của Phật, mà họ còn có những biểu hiện tích cực trong các hoạt động đề nghị. Do đó, sau khi lên ngôi Nữ Hoàng, Võ chu liền tiến hành thưởng công lao. Mười vị Hoà thượng đã làm giả bộ "Kinh Đại Vân" kia, đều được ban tước Huyện Công, đồng thời ban bộ y tử cà sa khuy bạc cho các vị Hoà thượng, hậu thế cũng bắt chước việc này. Không chỉ có vậy vào tháng 10 năm đầu tiên của Thiên Thụ (năm 690 sau Công nguyên), Nữ Hoàng Võ Chu còn ra sắc lệnh ở mỗi châu của lưỡng kinh (Đông kinh và Tây kinh) xây một ngôi chùa lấy tên là Đại Vân để cất "Kinh Đại Vân". Tại những ngôi chùa đó mời các cao tăng đại đức thăng toạ giảng giải kinh Phật. Hồi đó, toàn quốc rộ lên phong trào xây chùa lấy tên là Đại Vân. Vùng trung nguyên cũng có chùa Đại Vân, vùng biên giới xa xôi hẻo lánh cũng có chùa tên là Đại Vân. Theo tài liệu có liên quan, phong trào "Chùa Đại Vân" còn lan ra tận Tây An, Sớ Lặc và cả thành Toái Diệp phía Nam vùng hồ Ba Nhĩ Ca Thập. Từ đó có thể thấy ảnh hưởng to lớn cùng sức vươn xa của "Chùa Đại Vân". Ngoài ra, vào năm Thiên Thụ thứ hai (năm 691 sau Công nguyên) Nữ Hoàng Võ Chu còn ban chiếu: đặt phật giáo lên trên Đạo giáo, tăng ni Phật giáo được đứng trên đạo sĩ và nữ quán của Đạo giáo. Vì Phật giáo đã giúp đỡ nhiều trong "cải cách Võ Chu", cho nên Nữ Hoàng cũng phải nâng cao địa vị của Phật giáo. Trong chiếu thư đó Nữ Hoàng nói rằng: Trẫm xưa kia ít thông hiểu những lời dạy từ kim khẩu(23), lại nhận được một bản Bảo Kệ(24), rất tốt cho việc giáo dục ngày nay. Cuốn kinh Đại Vân rất hay và thâm sâu, đó là dấu hiệu làm sáng đất nước, mở rộng việc cải cách, dấy lên phong trào duy tân (đổi mới) do đó Phật giáo phải đặt trên Đạo giáo, tăng ni cần phải đứng trước Đạo sĩ. Không có nghi ngờ gì nữa, điều này đã thông báo thẳng với mọi người rằng, trong quá trình cải cách duy tân thì Phật giáo có đóng góp to lớn, bản thân Nữ Hoàng đã dùng nhà Phật để giáo hoá thiên hạ, do đó đạo Phật cần phải xếp lên trên.
Vào năm Trường Thọ thứ 2 (năm 693 sau Công nguyên), nghĩa là chỉ 4 năm sau ngày nhóm 10 vị hoà thượng dâng bộ "Kinh Đại Vân" lên Võ Tắc Thiên thì vị tăng người Ấn Độ đang dịch kinh trên đất Đường tên là Bồ Đề Lưu Chí cũng dịch xong bộ "Kinh Bảo Vũ" gồm 10 quyển trong đó có một đoạn nói rằng: "Phương Đông có một vị Thiên tử tên là Nhật Nguyệt Quang, cưỡi mây ngũ sắc đến nơi Phật ở, Phật nói với Thiên tử rằng, sau khi ta nhập diệt ngươi phải đến nước Ma Ha Chi Na ở phía đông bắc Nam Thiệm Bộ Châu. Ở đó thật sự có một vị Bồ Tát nhưng hiện là nữ thần, là vị chúa Tự Tại. Trải qua vài năm ở đó, nhà ngươi hãy dùng chánh pháp để giáo hoá, dưỡng dục chúng sinh, hướng dẫn họ tu thập thiện(25), phát triển pháp môn này của ta, xây dựng chùa và tháp, đồng thời hãy cúng dàng sa môn những thứ như quần áo, đồ ăn, nơi ở, thuốc thang".
Đoạn kinh văn này còn rõ ràng hơn "Kinh Đại Vân". Tuy rằng nó không nói thẳng tên tuổi của Võ Tắc Thiên, nhưng nó cũng nói rằng có một vị Bồ Tát hiện là nữ thần sẽ làm Hoàng Đế ở Trung Quốc (nước Ma Ha Chi Na). Bộ "Kinh Bảo Vũ" mà ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch là bản dịch lần thứ ba của bộ kinh này, so với bản dịch của hai lần trước thì đều không thấy có đoạn này. Từ đó có thể thấy rằng, đoạn kinh văn kể trên là dịch giả Bồ Đề Lưu Chí thêm vào để làm vừa lòng Võ Tắc Thiên và muốn thanh minh cho cuộc cải cách của Võ Chu. Sau khi đọc đoạn kinh này, Nữ Hoàng Võ Chu như mở cờ trong bụng, vì có "lời Phật" trong cuốn "Kinh Đại Vân" và "Kinh Bảo Vũ" nên việc Võ Chu làm Hoàng Đế càng có thêm nhiều lý do bổ sung. Thế là Võ Thị liền ra tay hành động, viết lời tựa cho rất nhiều quyển kinh Phật mới dịch để biểu thị lòng cảm tạ của mình đối với Phật giáo! Trong một đoạn lời tựa bà viết rằng: Kiêm Tiên(26)giáng xuống đất này, điều này trong kệ "Đại Vân" đã nói rõ từ lâu. Ngọc y (27)khóc lên đẹp lóng lánh, điều này trong cuốn "Bảo Vũ" sáu đó có nói tới, "Trẫm từ khi còn bé, tâm đã hướng về bờ bên kia(28)luôn mong muốn hoằng dương Tam Bảo, đặt nền móng lớn cho việc an vị Đại Bảo, dương cao 8 thánh, củng cố nghiệp lớn của các vị Thánh đi trước". Vào tháng 9 mùa thu năm ấy, Võ Thị liền đặt thêm tên cho mình là Kim Luân Thánh Hoàng Đế. Theo thuyết Pháp của Phật giáo, Bồ Tát ứng thế thì gọi là Chuyển Luân Thánh Vương, chia làm 4 cấp gồm vàng, bạc, đồng, sắt. Kim Luân Vương có thể làm Vương thiên hạ, đồng thời có 7 báu (tức là 7 loại sự vật hoặc động vật gồm vòng vàng, phụ nữ, voi, ngựa, hạt ngọc, thần Chúa binh, thần Chúa tạng). Võ Thị tự phong cho mình là Kim Luân Thánh Hoàng Đế, như thế cũng cần phải có bẩy báu này. Thế là bà liền làm bẩy bảo bối này, tổ chức lễ hội cung đình quy mô lớn để thần dân được ngắm chúng.
Vì Võ Tắc Thiên làm Vua thiên hạ với thân phận (danh nghĩa) là Bồ Tát ứng thế, cho nên những công việc của Triều Đình đương nhiên là có các vị hoà thượng (Phật tử) tham dự. Do đó, Nữ Hoàng Võ Chu liền trọng dụng các vị Hoà thượng tham gia các hoạt động như giám sát, quân sự... Bà ta đã hai lần bổ nhiệm hoà thượng Tiết Hoài Nghĩa vào các chức như Tân Bình Đạo Hạnh Quân Đại Bảo Quản và Đại Bắc Đạo Hạnh Quân Đại tổng Quản tiến lên phía bắc đánh Đột Quyết, nhưng đều mang thất bại trở về. Điều này trên thực tế là coi quốc gia đại sự như trò đùa. Cùng thời gian này, bà còn quan hệ qua lại rộng rãi với nhiều tăng sĩ Phật giáo để chứng tỏ rằng, bà không chỉ có duyên với Phật giáo, mà còn có duyên với nhiều vị tăng sĩ. Hồi đó có một vị tăng tên là Thần Tú, là thủ lĩnh của Thiền tông miền bắc, Võ Tắc Thiên liền mời ngài Thần Tú về Kinh Sư. Vừa gặp nhau là thấy chung tâm nguyện. Võ Tắc Thiên vùng với ngài Thần Tú đi song song lên điện. Võ Tắc Thiên còn đích thân quỳ lễ ngài Thần Tú, luôn miệng hỏi đạo. Dưới sự dẫn dắt của bà, rất nhiều các con cháu Vua chúa đến lễ bái ngài Thần Tú. Họ đảnh lễ nằm rạp xuống đất. Ngày nào cũng có vô số người đến như vậy. Để biểu thị lòng thành kính sâu sắc của mình đối với thiền sư Thần Tú, Võ Tắc Thiên đã ban sắc lệnh xây dựng chùa Độ Môn ở núi Đương Dương, nơi mà trước đây ngài Thần Tú đã từng ở, để đền đáp ân đức với ngài.
Theo ghi chép thì ngài Thần Tú là thượng thư (đứng đầu, đầu đàn) trong số các đệ tử của ngài Hoằng Nhẫn, tổ thứ 5 của Thiền tông Trung Hoa (cũng có tài liệu nói rằng, trên thực tế ngài Hoằng Nhẫn là người sáng lập ra thiền tông Trung Hoa). Thiên tông chủ trương "bất lập văn tự, truyền pháp bằng tâm" từ đó mà khơi dậy ý thức chủ thể của tăng lữ. Vào một năm gần cuối đời, ngài Hoằng Nhẫn có yêu cầu các đệ tử của mình mỗi người làm một bài kệ để lấy đó làm cơ sở quyết định người sẽ tiếp tục thống lĩnh chúng thay mình. Ngài Thần Tú cho rằng, người sẽ tiếp tục thống lĩnh chúng không ai khác ngoài mình, liền làm một bài kệ:
Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Thường xuyên lau chùi sạch
Chớ để nhiễm bụi trần
Lúc này ngài Tuệ Năng là một trong số những đệ tử của ngài Hoằng Nhẫn nhưng lại chuyên là tạp dịch (giã gạo) dưới bếp. Nghe thấy bài kệ trên, ngài Tuệ Năng nói rằng: "Bài kệ này nghe thì hay đấy, nhưng chứng tỏ người làm kệ chưa hiểu đạo". Nói xong ngài Tuệ Năng liền làm một bài kệ:
Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không hình tướng
Chỗ đâu nhiều bụi trần?
So sánh hai bài thơ trên, ngài Hoằng Nhẫn thấy rằng, ngài Tuệ Năng hiểu tinh tuý của thiền tông sâu sắc hơn ngài Thần Tú, do đó ngài đem y bát (thống lĩnh tăng chúng) truyền cho ngài Tuệ Năng, bảo ngài Tuệ Năng hãy xuống phía nam, đại cơ hội ra giáo hoá chúng sinh. Từ đó, để tránh sự ám hại của đám đệ tử ngài Thần Tú, ngài Tuệ Năng gia nhập đám thợ săn ở ẩn trong rừng sâu khoảng 16 năm, sau đó ngài ra truyền pháp ở Quảng Châu (phía nam), còn ngài Thần Tú thì ở Đông Dương (phía bắc), lịch sử thường gọi là "nam Năng bắc Tú". Sáu khi ngài Thần Tú được mời đến kinh sư (kinh đô), Võ Tắc Thiên được nghe trình báo rằng, đạo hạnh của ngài Tuệ Năng còn cao hơn và thâm sâu hơn ngài Thần Tú nên sai người đến Quảng Đông mời ngài Tuệ Năng về kinh sư. Ngài Tuệ Năng vì ốm không đi được, đành gửi bộ cà sa (mà ngài Hoằng Nhẫn trao cho mình) về kinh sư Trường An. (Bộ cà sa này của ngài đạt Ma, tổ thứ 28 của Thiền tông Trung Hoa. Ngài Đạt Ma được coi là sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa. Ngài Đạt Ma trao cà sa cho nhị tôt Huệ Khả. Nhị Tổ Huệ Khả lại trao cà sa cho ngài Tăng Xán. Tam tổ Tăng Xán lại trao cà sa cho tứ tổ Đạo Tín. Tứ tổ Đạo Tín lại trao cà sa cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sau đó thấy ngài Tuệ Năng ngộ đạo, ngũ tổ trao cà sa này cho Tuệ Năng. Ngài Tuệ Năng là lục tổ của Thiền tông Trung Hoa). Mọi người cùng nhau lễ bái bộ cà sa này. Bằng những hành động vừa kể trên, Võ Thị muốn mượn Thiền tông để tô điểm thêm cho địa vị thống trị của mình.
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Võ Thị nghe nói Phật giáo có một bộ "kinh Hoa Nghiêm" ý rất bi diệu, thâm sâu, thế là bà liền cử người xuống tận vùng Vu Điền xin cả bộ kinh Hoa Nghiêm bằng tiếng Phạn, đồng thời bà đích thân tổ chức công việc phiên dịch bộ kinh này. Bà cử một tăng sỹ người gốc Vu Điền tên là Thực Soa Nạn Đà làm người dịch chính, bản thân bà cũng thường xuyên tham gia dịch. Trải qua 4 năm liền, việc dịch bộ "kinh Hoa Nghiêm" mới hoàn thành, tổng cộng là 80 quyển. Sở dĩ Võ Thị coi trọng bộ kinh này như vậy là vì bà nhận thấy rằng, bộ kinh này đáp ứng được nhu cầu của bà trên một phạm vi rộng. So với bộ "kinh Đại Vân" và "kinh Bảo Vũ" thì bộ "kinh Hoa Nghiêm" có tác dụng trên quy mô lớn hơn. Bộ "kinh Hoa Nghiêm" vừa mới dịch xong, Nữ Hoàng Võ Chu liền viết lới tựa cho bộ kinh này. Trong lời tựa có đoạn viết: "kinh Hoa Nghiêm này là mật tạng của chủ Phật, là cái bao la không bờ nước của Như Lai, Trẫm đích thân tham gia dịch và hiệu đích. Trân trọng mà dịch bộ kinh này để làm tăng thêm cái bao la, mở rộng, cái mênh mông của Pháp giới".
Được sự đề xướng của Nữ Hoàng, một tông phái mới của Phật giáo Trung Quốc được hình thành vào thời Võ Chu, tức là phái Hoa Nghiêm. Kinh điển chính của tông phái này là bộ kinh Hoa Nghiêm. Người sáng lập và cộng sự cũng gắn liền sự ra đời tông phái này với cuộc cải cách Võ Chu. Họ thường nói rằng: "Nữ Hoàng cải cách, đối nước Đường thành nước Chu, sai sứ giả về vùng Vu Điền tìm bằng được quyển "kinh Hoa Nghiêm" bằng chữ Phạn, tông phái này (tức Hoa Nghiêm) từ đó mà ra đời. Trên thực tế, người sáng lập ra tông phái Hoa Nghiêm là hoà thượng Pháp Tạng. Ngài cùng nhiều lần được mời vào cung gặp Võ Tắc Thiên để giảng cho bà ý nghĩ thâm sâu của kinh Hoa Nghiêm. Hoà thượng Pháp Tạng lấy con sư tử vàng ở phía trước cung điện làm ví dụ để ca ngợi cái gọi là giáo nghĩa (giáo lý) của tông phái Hoa Nghiêm như "lý sự vô ngại, sự sự vô ngại", giúp Võ Thị hiểu sâu sắc ý nghĩa thâm sâu của nó. Do đó, Võ Thị ra sắc lệnh đặc biệt phong cho Hoà thượng Pháp Tạng là Hiền Thủ Đại Sứ, vì vậy tông phái Hoa Nghiêm còn được gọi là tông phái Hiền Thủ. Cái gọi là giáo nghĩa "lý sự vô ngại, sự sư vô ngại" của tông phái Hoa Nghiêm (Hiền Thủ) chủ yếu là nói rõ hiện thực đều hợp lý, Phật quốc là tịnh độ, trong cái ô nhiễm bụi trần cũng có Phật Quốc... Những giáo nghĩa (giáo lý) này "căn cứ lý luận" cho tính hợp lý của "cuộc cải cách Võ Chu" ở một trình độ lý luận cao hơn. Cái đó cũng là căn cứ để chứng minh rằng, mảnh đất bao la mà Võ Thị đang thống trị này cũng là một "Phật Quốc Tịnh Độ".
Do có một thời gian xuống tóc tu hành ở chùa Cảm Nghiệp, nên sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Võ Tắc Thiên đã từng nhiều lần nói với các vị đại thần à tăng sỹ Phật giáo rằng, bản thân bà từ bé đã quý kính Tam Bảo (tức là Phật, Pháp, Tăng), có duyên với Phật giáo. Từ Phật giáo, bà có được vũ khí lý luận cho "cải cách Võ Chu" của mình. Bà cũng khoác chiếc áo Phật giáo lên mình tên lưu manh đầu đường xó chợ Tiết Hoài Nghĩa để thoả mãn ham muốn riêng tư của mình, (theo tương truyền, bà bắt Tiết Hoài Nghĩa thường xuyên qua lại đàm luận Phật Pháp với bà, nhưng thực ra là bắt Tiết Hoài Nghĩa phải quan hệ tình dục với bà). Cùng thời gian này, ba cũng cho hoằng dương Phạt sự để chứng tỏ rằng mình có duyên không dứt ra được với Phật giáo. Về vấn đề Võ Thị hoằng dương Phật sự thì sử tịnh có ghi lại rất nhiều chuyện, ở đây chỉ xin nêu hai chuyện. Vào năm thứ hai của Trường An (năm 702 sau Công nguyên) Võ Tắc Thiên đem một bức tượng Phật bằng vàng to như người bình thường ra khỏi Hoàng Cung, chuyển đến chùa Chiêu Phúc ở phường Sùng Nghĩa dưới sự đưa đường của bà và sự hộ tống của tượng binh và Vũ Lâm Quân cờ xí rợp trời. Ven đường đi có hàng vạn người ra tế lễ. Thành Trường An bỗng chốc hương khói nghi ngút, cờ xí, cờ nheo ngợp trời. Mùi hương thơm lưu lại trên đường phố đến mấy ngày. Từ đó có thể thấy cảnh sôi động, nhộn nhịp lúc bấy giờ. Chuyện thứ hai: Vào năm thứ 4 của Trường An (năm 704 sau Công nguyên) với niềm phấn khởi đang dâng trào tột độ, Võ Tắc Thiên ban quyết định đúc một bức tượng Phật cực to đặt ở bờ hồ Bạch Tư Mã ở núi Bắc Mạnh thành phố Lạc Dương. Vì số tiền để đúc tượng quá lớn, chỉ dựa vào khoản tiền Triều Đình cấp cho thì không đủ, khó mà đúc xong, do đó Võ Tắc Thiên quyết định số tiền thiếu sẽ phân bổ cho các tăng ni đóng góp. Bà yêu cầu mỗi tăng ni mỗi ngày nộp một xu (đồng xu bằng đồng). Cuối cùng bà đã thu được 170 triệu xu. Sau khi bức tượng lớn được đúc xong, đích thân Nữ Hoàng dẫn đầu các quan thần liêu làm lễ cúng tế (hô thần nhập tượng). Câu chuyện này chứng minh một điều là: Thời Võ Thị cầm quyền, các tăng ni đông đảo đến mức nào.
Không kể thời gian nhiếp chính thì Võ Tắc Thiên chính thức cầm quyền 16 năm. Nhờ có việc theo Phật giáo mà bà được lên ngôi Hoàng Đế, sau khi lên ngôi bà lại tiếp tục theo Phật giáo. Điều này dẫn đến một việc là: Vào thời kỳ Võ Chu, đại đa số các ngôi chùa, ruộng đất công và tư thuộc quyền sở hữu của các tăng ni. Các tăng sỹ được phép tự do ra và Đại Nội của Triều Đình. Các tăng sỹ hoành hành ngang ngược khắp các đường phố, các việc đại sự, quân sự không thể không có các tăng sỹ tham gia. Những điều này gây nên sự bất mãn và chống đối của rất nhiều người. Ví dụ: Có một lần, tăng sỹ Tiết Hoài Nghĩa gặp Tể Tướng Tô Lương trong lễ đường của Triều Đình nhưng Tiết Hoài Nghĩa tỏ ra vô lễ, kiêu căng với Tể Tướng. Thấy vậy, Tể Tướng Tô Lương Tự nổi giận đùng đùng, hạ lệnh cho thuộc hạ bắt ngay Tiết Hoài Nghĩa đánh cho hơn chục cái nảy đom đóm mắt. Tăng sỹ Tiết Hoài Nghĩa bị đánh cho hồn phiêu phách lạc, thất thểu ôm đầu bỏ đi. Tối hôm đó sau khi vào cung Tiết Hoài Nghĩa liền kiện việc này với Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên tự biết rằng mình không thể muốn sao được vậy, đành nói với Tiết Hoài Nghĩa rằng: Từ nay về sau khanh hãy ra vào Hoàng Cung bằng cửa Bắc còn khu Nha Môn phía nam Triều Đình là nơi làm việc của Tể Tướng, không nên tuỳ tiện ra vào nơi ấy. Thêm một ví dụ nữa: Khi Võ Tắc Thiên thu gom tiền để đúc tượng Phật bằng đồng to lớn ở bờ hồ Bạch Tư Mã núi Bắc Manh thì quan nội sử là Địch Nhân Kiệt đã từng dâng sớ thẳng thắn khuyên can, hy vọng rằng Nữ Hoàng đừng vì mượn cớ hoằng dương Phật giáo mà làm hao tốn công sức tiền bạc của nhân dân. Ngoài ra còn có những người như quan Giám Sát Ngự Sử Trương Đình Khuê, ông Lý Kiều (người thường dùng rượu biếu Triều Đình) cũng tỏ ra đau xót mà dâng sớ khuyên can.
Xét một góc độ khác thì Võ Tắc Thiên quả thực là một nhà chính trị thông minh, can đảm và nhiều kinh nghiệm. Trên lĩnh vực chính trị, bà rất chú ý xây dựng và chỉnh đốn hàng ngũ quan lại, mở mang khoa cử chọn nhân tài, từ đó khiến cho tình hình các kẻ sỹ dân tộc Môn Phiệt độc quyền nắm chính trị (lệ này hình thành từ thời Ngụy Tấn nam Bắc Triều) đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Về kinh tế, bà rất coi trọng nông nghiệp. Đích thân bà có những việc làm khuyến khích trồng trọt, giảm thuế khoá, khiến cho cả kinh tế lẫn xã hội có những bước phát triển rất lớn. Bà còn tự do ngôn luận, tìm hiểu và lắng nghe những ý kiến bất đồng với mình, chỉ cần những ý kiến đó có lợi cho sự thống trị của mình là bà liền tiếp thu và cho áp dụng ngay. Do đó bà đã có cống hiến lớn cho sự hình thành và phát triển của "sự phồn thịnh Vương Triều Đường", nhất là khả năng chính trị tài tình của bà trong việc giải quyết công việc một cách quyết đoán, khéo léo tiếp thu ý kiến đóng góp. Trong số các Hoàng Đế Trung Hoa, bà là một con người kiệt xuất. Nhưng thái độ tham lam tàn bạo của kẻ "vênh mặt với đời" cùng với những thủ đoạn lợi dụng Phật giáo và thủ đoạn thống trị có mưu đồ đen tối là những điều người đời sau không ai thèm nhắc đến.
Vào cuối năm Trường An thứ 4. Võ Tắc Thiên ốm nặng, lúc này bà đã 81 tuổi và bà cũng không còn sức để điều hành công việc Triều Đình nữa. Vào đầu năm sau, một vị quyền thần được Võ Thị đê bạt (thăng cấp) tên là Trương Giản Chi và các đại thần khác tổ chức cho đội Cấm Vệ Quân của Cung Đình làm chính biến, sát hại hai vị quan được Võ Thị chiều mến và tin tưởng là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, khôi phục lạo ngôi vị cho Đường Trung Tông Lý Hiển, khôi phục lại tên nước là Vương Triều Đường. Chẳng bao lâu sau, Võ Thị (Võ Tắc Thiên) ốm nặng, chết ở cung Thượng Dương thành phố Lạc Dương. Tương truyền rằng, trước khi chết, Võ Tắc Thiên dặn lại các quan hầu hạ mình rằng: "Sau khi ta chết thì bỏ ngay danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế, thờ cúng ta với cái tên là Võ Thị Tiên Ti". Điều này có nghĩa là, bà thấy mình nên là một vị Hoàng Hậu của Vương Triều Lý Đường, chứ không phải là một Nữ Hoàng Võ Chu nào đó. Cuối cùng, Võ Tắc Thiên đã đặt cho mình một dấu chấm hết tương đối khôn ngoan.
Vương Chi Bình