Mục Lục

Những năm cuối thời Bắc Nguỵ, mâu thuẫn giai cấp càng trở nên gay gắt, xã hội loạn lạc bất ổn, sự đấu tranh để tranh quyền đoạt vị trong nội bộ giai cấp thống trị cũng ngày càng gay gắt, do đó mà chính quyền phong kiến phía Bắc Nguỵ đã cai trị phía Bắc Trung Quốc quãng 150 năm nay cũng nảy sinh chia rẽ. Năm Vĩnh Hi thứ 3( năm 534 sau Công nguyên) Bắc Nguỵ Hiếu Vũ Đế Nguyên Tu phải chạy về phía Tây đến Trường An. Bắc Nguỵ Bộ tướng tên là Cao Hỉ lập người khác tên là Hiếu Tịnh Đế Nguyên Thiện Kiến, dời đô về Nghiệp Thành. Từ đó trở đi, chế độ thống trị ở phương Bắc Trung Quốc được cai quản bằng hai chính quyền phong kiến với hai trung tâm là Trường An và Nghiệp Thành. Về mặt lịch sử, người ta gọi đó là Tây Nguỵ. Năm 550 sau Công nguyên, con trai của Cao Hỉ là Cao Dương phế nhà Đông Nguỵ, thiết lập nên chính quyền Bắc Tề. Bảy năm sau, ông Vũ Văn Giác ở Trường An cũng đã phế nhà Tây Nguỵ, lập nên chính quyền nhà Bắc Chu. Năm 577 sau Công nguyên, Bắc Chu diệt Bắc Tề. Đến năm 580 sau Công nguyên, nhà Bắc Chu về cơ bản đã thống nhất toàn bộ phương Bắc Trung Quốc. Vào năm sau, một người họ hàng ngoại tộc nhà Bắc Chu tên là Dương Kiên đã phế nhà Bắc Chu lập lên nhà Tuỳ.

Do Thái Vũ Đế nhà Bắc Nguỵ có hành động diệt Pháp khiến cho Phật giáo ở phương Bắc lâm vào cảnh bị huỷ hoại một cách trầm trọng, nhưng Văn Thành Đế lại khát khao phục hưng Phật Pháp, nên Phật giáo Bắc Triều lại mau chóng được hưng thịnh trở lại. Chịu ảnh hưởng hoàn cảnh xã hội và văn hoá tư tưởng, nền Phật giáo Bắc triều cũng có đặc điểm hết sức nổi bật. Trước tiên, Phật giáo ở Bắc Triều chú trọng việc tu hành theo tông giáo thiền và giữ giới, điều này khác hẳn với tình hình Phật giáo ở Nam Triều là chỉ chú trọng giáo nghĩa, giải thích Phật giáo theo kiểu huyền bí khó hiểu; thứ hai nền Phật giáo ở Bắc triều rất chú trọng việc xây dựng chùa tạc tượng, lấy đó làm hành động tích luỹ công đức công đức để xây dựng nền móng cho kiếp sau. Theo sách sử, những năm cuối thời Bắc Nguỵ, sự phân bố các chùa ở Miền Bắc chỉ có Lạc Dương, và trong thành Lạc Dương thì có hơn 1000 ngôi chùa; tất cả các ngôi chùa ở đó đều được xây dựng và trang trí rất xa hoa lộng lẫy. Nhưng cũng theo ghi chép của sử tịch, chỉ sau hơn 20 năm xây dựng đất nước, trong nội địa nhà Bắc Tề có khoảng hơn 4000 ngôi chùa, tăng ni có quãng hơn 2 vạn. Trong nội địa nhà Bắc Chu cũng có khoảng gần 1000 ngôi chùa. Điều đó có thể cho thấy rõ sự hưng thịnh xưa nay chưa từng có của Phật giáo Bắc triều.

Sự phát triển đó của Phật giáo phương Bắc có mối liên hệ trực tiếp với sự khởi xướng phục hồi Phật giáo của các Đế Vương Bắc Triều. Nhưng môi trường phát triển của Phật giáo Bắc triều không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Quãng 100 năm sau khi Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế Thác Bạt Đạo huỷ diệt Phật Pháp, thì lại đến Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung một lần nữa khởi xướng việc huỷ diệt Phật Pháp.

Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung lên ngôi vào năm 560 sau Công nguyên. Theo ghi chép, lúc đầu mới lên ngôi, Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung rất có cảm tình với Phật giáo, ông đã từng cho tạc tượng Thích Ca Mâu Ni sơn son thiếp vàng cao 1 trượng (14)6 xích (4,5m), đồng thời cho đúc và cho tạc quãng 220 bức tượng về Bồ tát, Thánh Tăng, Thầy Trò Kim Cương vây quanh Bảo Tháp v.v…ông còn ra sắc lệnh xây dựng các ngôi chùa như chùa Ninh Quốc, chùa Hội Xương, chùa Vĩnh Ninh v.v…ông còn để dành một khoản ngân khố (15)nuôi 1800 tăng sĩ, tổ chức người chép hơn 1700 bộ kinh luận Phật giáo. Điêu đó có thể thấy rằng, lúc đầu lên ngôi, về cơ bản Vũ Văn Ung là một con người rất có nhiệt huyết trong Phật sự. Lịch sử Phật giáo có sự chuyển ngoặt. Sở dĩ Bắc Chu Vũ Đến muốn diệt Phật Pháp là vì bị xúi dục và ủng hộ của một đạo sĩ Đạo giáo tên là Trương Tân và một tăng sĩ Phật giáo tên là Vệ Nguyên Tung. Nhưng trên thực tế, lúc đầu Bắc Chu Vũ Đế hoàn toàn không có ý diệt Phật Pháp, mà chỉ muốn đứng từ góc độ sự tồn vong của nền chính trị phong kiến mà thảo luận kĩ xem trong ba tôn giáo là Nho Giáo,Đạo giáo, Thích Ca giáo , thì tôn giáo nào có lợi nhất trong nền thống trị của phong kiến, để rồi từ đó xếp đặt thứ bậc của ba tôn giáo. Trong quá trình thực hiện việc đó mà xếp đặt thứ bậc của ba tôn giáo. Trong quá trình thực hiện việc đó, giữa ba tôn giáo xảy ra một sự đấu tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt là giữa Phật giáo và Đạo giáo. Hai tôn giáo này thì gần như một mất một còn, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng là dẫn đến bi kịch của lịch sử là diệt Phật Pháp. Trong đó có một số cách lí luận và đánh giá của các ông như Vệ Nguyên Tung, Trương Tân và một số người khác đã dẫn đến lòng quyết tâm tiêu diệt Phật Pháp của Bắc Chu Vũ Văn Ung.

Vào quãng năm đầu tiên của Thiên Hoà ( năm 566 sau Công nguyên), Bắc Chu Vũ Đế đã nhiều lần hạ chiếu lệnh tập hợp các quần thần, các Sa môn, các Đạo sĩ Đạo giáo để thảo luận về vấn đề Nho Giáo, Thích Ca giáo và Đạo giáo. Ông ta yêu cầu các tăng sĩ cùng những người ở thế tục cứ tự do phát biểu, ai có ý kiến gì cứ thoải mái nói ra. Do đó sự đề xướng của ông ta, vào năm Thiên Hoà thứ hai( năm 567 sau Công nguyên), một tăng sĩ tên là Vệ Nguyên Tung đã dâng một chiếu thư lên Bắc Chu Vũ Đế , yêu cầu giảm bớt các chùa và các tăng sĩ. Ông Vệ Nguyên Tung là người Ích Châu thành bộ, thuở niên thiếu đã xuất gia làm tăng, đã từng được coi như một tăng sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ, nhưng hết thời. Theo truyền thuyết, Vệ Nguyên Tung rất giỏi về việc bói toán âm dương, xem ngày kén giờ. Ông ta cũng khá nổi tiếng với dáng vẻ giả điên giả dại, đi lang thang khắp nơi, thu thập các câu thơ về sấm ký để dự đoán về tương lai. Về sau ông mặc cả áo của thế tục đến trước Thục và vào Trường An, kết bạn với rất nhiều kẻ quyền quý ở Bắc Chu, và cũng được sự coi trọng của Bắc Chu Vũ Đế. Trong chiếu thư của Vệ Nguyên Tung dâng lên Bắc Chu Vũ Đế, ông ta đã liệt kê ra 15 điều. Nội dung chủ yếu của nó là: Thứ nhất, các chùa thờ Phật cùng các tượng Phật chẳng có lợi ích gì cho việc trị quốc an dân, vậy nên phá bỏ. Ông ta nói rõ, truyền thuyết từ thuở bình mình khai thiên lập địa đến nay, đất nước không hề có Phật giáo, thiên hạ vẫn ổn định; nhưng từ khi Phật giáo thịnh hành cùng Nam Triều, chùa chiền mọc lên san sát, nhưng ngược lại lại đẩy đất nước vào cảnh suy vong. Điều đó có thể thấy lòng ngưỡng mộ Phật không chỉ có ở chỗ xây dựng thật nhiều chùa chiền, mà phải hiểu cái tinh thần cơ bản của Phật giáo, tức là phải lấy đại từ đại bi làm gốc, cuộc sống dân được an lạc, lợi quốc lợi dân. Theo tinh thần này thì không nên bắt nhân dân phải đóng góp nhiều để xây chùa chiền, mà cũng chẳng cần phải quỳ bái mấy bức tượng Phật gỗ hoặc bằng đất sét. Thứ hai, cần phải cải cách triệt để Phật giáo, đặt Phật giáo vào trong quốc pháp của thế tục. Ông ta cho rằng, cần phải thiết lập một xã hội lí tưởng, trong đó ba tôn giáo là Nho Giáo, Phật giáo, và Đạo giáo cần phải hoà hợp. Trong xã hội đó, Hoàng Đế cũng giống như Phật tổ, cần phải được sự tôn kính quý trọng của tất cả mọi người. Các tín đồ Phật giáo, cho dù là các Tăng sĩ ( xuất gia) hay người thế tục ( cư sĩ), nếu từ bỏ sự chi phối của cuộc sống vợ chồng thì nó có thể đắc đạo. Không cần phải xây chùa, hệ thống tổ chức của giáo hội cần phải hoà hợp với xã hội ở thế tục, đạo đức của Phật giáo chính là đạo đức của xã hội. Thứ ba, cần phải thông qua biện pháp kinh tế để thay đổi thói hư tật xấu, tham lam gian trá trong giới Phật giáo.

 Ông ta chỉ rõ, đối với một số người nghèo khổ nhưng có đức hạnh, thì chỉ cần thu tô mà miễn cho họ lao dịch, những tăng sĩ giàu có mà đức hạnh thiếu kém cỏi, thì ngoài việc thu nạp tô ra, cần bắt họ đi lao dịch, lấy đó là cơ sở để trừng trị thói tham lam bủn xỉn, giáo dục lòng trung hiếu, điều đó sẽ đạt được mục đích cần làm thay đổi thói tham lam đồi bại trong giới Phật giáo. Những luận điểm trên đây của ông Vệ Nguyên Tung chủ yếu là tấn công thẳng vào thực tế của hiện tượng chỉ giỏi lý luận suông mà vẫn tham lam hủ bại trong giới Phật giáo lúc bấy giờ. Từ đó mà ông ta nêu ra một biện pháp có tính chất cơ bản nhằm cải cách Phật giáo. Ông ta không hề có ý phế bỏ Phật giáo, nhưng ông ta muốn Phật giáo là một tôn giáo tồn tại với mục đích đại từ đại bi, bảo vệ lợi ích cho chúng sinh, an lạc bình đẳng, từ đó giúp cho Phật giáo tiếp tục phát triển. Do đó sau khi xem bức chiếu thư này, Bắc Chu Vũ Đế liền vô cùng vui thích. Nhất là trong bức chiếu đó, vệ Nguyên Tung lại tán dương Chu Vũ Đế là một con người tích cực lo việc nước, lợi nước lợi dân, quả đáng là một bậc Như Lai của Dương Thế; yêu cầu toàn bộ tăng ni thế tục trong cả nước phải tôn kính; điều này càng làm cho Bắc Chu Vũ Đế vui thích.

Sự kiến giải của Vệ Nguyên Tung ở một ý nghĩa nhất định nào đó đã càng củng cố cho lòng quyết tâm sắp đặt các ngôi thứ các tôn giáo của Bắc Chu Vũ Đế. Năm Thiên Hoà thứ 4 ( năm 569 sau Công nguyên) Chu Vũ Đế chiêu tập thần liêu, chúng tăng Sa môn, đạo sĩ Đạo giáo tại chính diện, thảo luận những ưu khuyết điểm của ba tôn giáo. Qua một hồi lâu thảo luận cùng tranh luận, Chu Vũ Đế đặt Nho Giáo lên hàng đầu, đặt Phật giáo ở cuối cùng và để Đạo giáo vào đầu tiên của vô danh, và đặt lên trước cả Thích Ca giáo( tức là Phật giáo). Sau đó không bao lâu Chu Vũ Đế lại triệu tập tiến hành cuộc thảo luận. Ông ta cho rằng:” Nho giáo, Đạo giáo xưa nay vẫn được nhân dân cả nước tôn trọng, còn tương lai của Phật giáo thì Trẫm cũng không mấy tin tưởng”. Do đó có một số người chủ yếu là các Sa môn có ý kiến bất đồng, nên Chu Vũ Đế lập tức ra sắc lệnh cử Tư Mã Đại phu tên là Trần Loan nghiên cứu kỹ càng hai tôn giáo là Phật giáo và Đạo giáo, kiểm định rõ mức độ tốt xấu của hai tôn giáo đó, xem cái nào là thật cái nào là giả, để Chu Vũ Đế ra quyết định cuối cùng.

Chẳng bao lâu sau khi Trân Loan nhận chiếu lệnh, ông ta liền viết cuốn “ Tiếu Đạo Luận”, gồm ba quyển, tất cả có 36 điều, luận cứ của chúng rõ rằng tỉ mỉ, lấy nhiều ví dụ điển hình, tiến hành phản đối và công kích Đạo giáo. Trong cuốn “ Tiểu Đạo Luận” trước tiên ông Trân Loan đã phân tích rạch ròi giữa tổ tiên Đạo giáo và các thế hệ sau, ông khẳng định “ Lão Tử” nhưng lại bài xích Đạo giáo. Tiếp theo ông lại đưa ra rất nhiều tư liệu, tiến hành kiểm tra và kiểm nghiệm đối với thuyết “ Lão Tử Hoá Hồ”; đồng thời cũng nêu lên những luận chứng về sự sai lầm của thuyết “ Lão Tử Hoá Hồ”, Tiếp theo ông chỉ rõ, thuyết thiên địa thần tiên của Đạo giáo là một thuyết rất hoang đường, cái pháp thuật uống thuốc thành tiên của Đạo giáo cũng rất nhảm nhí. Cuối cùng ông chỉ rõ, kinh điển của Đạo giáo chỉ là một thứ lăng nhăng bậy bạ. “Tiếu Đạo Luận” của ông Trần Loan là một cuốn sách đứng trên lập trường của Phật giáo tiến hành phân tích và bác bỏ rất rõ ràng tỉ mỉ đối với Đạo giáo, trong đó cũng phản ánh nội dung cốt yếu của việc tranh luận giữa Phật giáo và Đạo giáo ở Bắc Triều. Sau khi cuốn “ Tiếu Đạo Luận” hoàn thành, Chu Vũ Đế lại cho triệu tập cuộc họp giữa bách quan thần liêu cùng các Sa môn, đạo sĩ Đạo giáo để tiến hành thảo luận. Chu Vũ Đế cho rằng chữ “ Luận” ở đây có ý làm tổn hại đến Đạo giáo và đạo sĩ, do đó ông ra lệnh cho mọi người phải tiến hành huỷ ngay không cho phép nó được lưu truyền.

Sau khi cuốn “ Tiếu Đạo Luận” bị thiêu huỷ, một hoà thượng tên là Đạo An(Đạo An thời Bắc Chu, giống tên của Tăng đạo sĩ Đạo An thời Thập lục quốc) cho rằng: Thế tục rất hỗn loạn, sử tịch thì lộn xộn, nhảm nhí, cần phải tiến hành đánh giá xem xét kỹ càng mức độ tốt xấu của ba tôn giáo một lần nữa, do đó ông đã viết cuốn “ Nhị Giáo Luận”. Quyển sách gồm 12 chương, sử dụng đề tài là vấn đáp, người ra câu hỏi xưng tên là cậu bé Dật Tuấn người miền Đông, người trả lời xưng tên là ông Thông Phương của Tây Kinh. Đứng trên lập trường của Phật giáo, quyển sách đó nhằm thẳng vào quan điểm của ba tôn giáo đang thịnh hành lúc bấy giờ, quyển sách đó cũng đưa ra cách đánh giá của riêng mình. 

Ông ta cho rằng chỉ có Nho Giáo và Thích Ca giáo được coi là những tôn giáo nhằm giáo hoá chúng sinh, Đạo giáo không thể là một đạo độc lập, nó thuộc về Nho Giáo. Nho Giáo được coi như là một ngoại giáo, nó chỉ nhằm cứu vớt thể xác con người, còn Phật giáo được coi như là nội giáo, nó cứu vớt tinh thần con người. Nho Giáo chỉ bàn đến những vấn đề thuộc nội tâm con người, không thể giúp con người thoát khỏi vòng luôn hồi sinh tử, nhưng Phật giáo thuộc về một tôn giáo xuất thế, báo ứng thiện ác, nhân quả luôn hồi v.v…Nó dạy bảo con người hãy thoát khỏi những ràng buộc của thế gian để tìm đến cái chân thực của chính mình. So sánh hai tôn giáo đó, Phật giáo có nhiều ưu điểm hơn Nho Giáo. Ngoài ra cuốn “ Nhị Giáo Luận” còn phê bình cái trò lừa bịp vô căn cứ của Đạo giáo. Đạo An cho rằng, Đạo gia của Lão Tử, Trang Tử chủ trương không ham danh lợi, giảm bớt ham muốn, những điều đó là phù hợp với nguyên tắc của Đạo giáo; Nhưng về sau Đạo giáo lại nói rằng, việc uống thuốc “đan phục” sẽ được thăng thiên thành tiên, đó chỉ là thuyết bậy bạ vô căn cứ.

Cho dù là ông Trần Loan hay ông Đạo An, họ đều bàn luận về quá trình xắp đặt thứ tự của ba tôn giáo của Bắc Chu Vũ Đế, họ đều chĩa mũi nhọn vào Đạo giáo chỉ còn là cách phục tùng. Hoàng Đế rất tôn sùng Nho Giáo, do đó tuy rằng Trân Loan và một số người khác đánh giá thấp Nho Giáo, nhưng họ cũng không dám phủ định một cách triệt để Nho Giáo. Phật giáo thì suy tôn Hoàng Đế là Như Lai, nên họ cũng không giám tôn kính Hoàng Đế. Thêm vào đó, Hoàng Đế đã xắp đặt hai tôn giáo là Nho Giáo và Đạo giáo lên đầu, đặt Phật giáo xuống phía sau; do đó mặc dù chĩa mũi nhọn vào Đạo giáo, nhưng họ không dám bài xích Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử. Lập trường và sự biện luận của họ mặc dù chỉ xoay quanh vấn đề là thứ tự của ba tôn giáo này nhưng nó đã biến thành một trận chiến công kích và tiêu diệt lẫn nhau giữa các tông giáo và giáo phái. Nó đã biến chủ đề xắp đặt thứ tự của ba tôn giáo này bắt đầu phát triển theo tính cực đoan.

Vào năm thứ 2 của Kiến Đức ( năm 573 sau Công nguyên) Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung quyết định xắp đặt ba tôn giáo này lần cuối cùng. Ông cho họp quần thần, Sa môn, đạo sĩ…tiến hành thảo luận những điều tốt xấu của Phật giáo và Đạo giáo. Vào năm sau tức là năm 574 sau Công nguyên, Chu Vũ Đế lại ra chiếu lệnh cho các tăng sĩ, đại sĩ, Đạo giáo về họp tụ tại Thiết Luật Trường trong điện Thái Cực tại kinh sư ( Kinh Đô) tiến hành bàn bạc và thảo luận kĩ về Đạo giáo và Phật giáo. Đại diện cho Phật giáo là Sa môn Trí Huyền đã tiến hành tranh luận một cách gay gắt trước mặt Chu Vũ Đế. Theo ghi chép trong sử tịch của Phật giáo, tại cuộc tranh luận đó thì các Sa môn Trí Huyền lại thua đạo sĩ Trương Tân, do đó mà Chu Vũ Đế lập tức che chở và bênh vực Đạo giáo, và ông cũng đã phát biểu nhận xét của mình đối với Phật giáo. 

Ông ta cho rằng, Phật giáo có “ Tam Bất Tịnh”, cái đó chẳng có lợi gì cho việc giúp nước. Cái gọi là “Tam Bất Tịnh” ở đây có nghĩa là: Một, Chủ giáo bất tịnh, tức là ngài Thích Ca Mâu Ni trước khi xuất gia tu hành thành Phật thì đã cưới vợ và sinh con, là Giáo chủ Phật giáo bất tịnh; Hai là chính tôn giáo đó cũng bất tịnh, tức là trong giới luật được phép ăn ba loại thịt được coi là thanh tịnh, tức là chỉ chúng tăng của Phật giáo hay có những hành động đồng bóng, gây nhiều tội, các tín đồ thì bất hoà, đánh chém lẫn nhau, đây chính là điều bất tịnh của tăng chúng Phật giáo. Từ đó mà Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung liền ra quyết định nói rõ rằng: Phật giáo từ giáo chủ, giáo pháp, chúng tăng đều bất tịnh, nay ý Trẫm quyết định gạt bỏ, để dẹp bớt loạn lạc hư ảo. Ở Đạo giáo không có những chuyện đó, nay Trẫm quyết định cho lưu hành để giúp nước giúp dân.

Nhưng chẳng bao lâu sau, Bắc Chu Vũ Đế lại ra chiếu cấm hẳn Phật giáo và Đạo giáo, đồng thời ông cũng bác bỏ ý kiến chỉ bãi bỏ Phật giáo mà giữ lại Đạo giáo. Trong chiếu thư ông cũng yêu cầu các Sa môn Phật giáo, các đạo sĩ Đạo giáo phải hoàn tục, đồng thời ông cũng cấm trò cúng tế mang tính mê tín dị đoan, hoang đường. Ông bắt đem toàn bộ những thứ mà Phật giáo và Đạo giáo cho là Tam bảo, tài phú chia hết cho các hạ thần, đem tất cả các chùa thờ Phật trước đây ban phát cho các Vương công. Ngoài ra, Bắc Chu Vũ Đế còn ra chiếu lệnh lập cái gọi là “ Thông Đạo Quán”. Ông cho chọn quãng 120 người có học vấn tương đối cao từ các lãng tử của Phật giáo và các đạo sĩ của Đạo giáo, gọi nhóm đó là các “ Thông Đạo Quán Học Sĩ”, bắt học phải học tập và nghiên cứu ba bộ là “ Lão Tử”, “Trang Tử”,” Chu Dịch”, để cho họ hiểu rõ ba phái giáo đó, đồng thời lại còn bố trí cho họ những người giúp việc và tuỳ tùng. 

Năm thứ sáu của Kiến Đức ( năm 577 sau Công nguyên), Bắc Chu diệt Bắc Tề, Chu Vũ Đế đích thân đến thủ đô của Tề là Nghiệp Thành, cho tụ họp toàn bộ tăng chúng của nước Tề, tuyên bố từ bỏ Phật Pháp; đồng thời cho phá hoại tất cả các chùa, các tháp thờ Phật của chính quyền phong kiến cũng như của nhân dân xây dựng từ hơn 100 năm nay trên toàn bộ nước Tề. Đem toàn bộ 4 vạn ngôi chùa, tháp thờ Phật ban tặng cho các Vương công, đại thần làm nhà ở, bắt ba vạn tăng chúng phải hoàn tục, cho về ở nhà dân. Như vậy Phật giáo ở phía Bắc Trung Quốc lại một lần nữa đứng trước nguy cơ bị tấn công.

Lần diệt Pháp này của Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung hoàn toàn không giống với lần diệt Phật Pháp của Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế. Trước tiên, lần này Bắc Chu Vũ Đế đã phế bỏ một lúc hai tôn giáo là Phật giáo và Đạo giáo, không như Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế chỉ có nhằm tiêu diệt Phật giáo. Có một số sử tịch của Phật giáo thì ghi rằng, lần diệt Phật Pháp này của Bắc Chu Vũ Đế là do ông bị xúi dục bởi đạo sĩ Đạo giáo tên là Trương Tân. Sử sách ghi rằng: Trương Tân đã khiến cho Chu Vũ Đế tin tưởng rằng, màu đen là điềm hung, màu vàng là điềm tốt. Đồng thời Trương Tân cũng xem bói cho Chu Vũ Đế và đoán rằng, sau này kẻ diệt nhà Chu sẽ là một người mặc áo đen. Vì các tăng lữ Phật giáo lúc bấy giờ đều mặc áo đen, do đó mà Chu Vũ Đế mới quyết tâm diệt Phật Pháp. Điều kết luận trên đây cũng không hoàn toàn đúng đắn. Nếu như Chu Vũ Đế chỉ bị Trương Tân xúi giục, thì tại sao ông ta lại diệt cả Đạo giáo lẫn Phật giáo? 

Nguyên nhân trực tiếp của việc ông ta cùng một lúc bãi bỏ Phật giáo và Đạo giáo là vì sự xung đột gay gắt, không thể khoan nhượng, không thể dàn hoà giữa hai tôn giáo này. Điều đó sẽ làm yếu đi xu thế của tư tưởng thống trị thế tục lúc bấy giờ, đó mới là điều khiến cho Chu Vũ Đế quyết tâm tiêu diệt Phật Pháp. Thứ hai, lần diệt pháp này của Chu Vũ Đế, tuy ông ta đã phá hoại một số lượng lớn chùa, đã cho thiêu huỷ rất nhiều kinh Phật, nhưng ông ta không hề sát hại Sa môn, đạo sĩ, Đạo giáo, mà chỉ bắt họ hoàn tục làm dân thường, việc làm này hoàn toàn không giống như việc Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế đã cho hạ sát hàng loạt Sa môn. 

Tiếp theo lần này diệt Phật Pháp của Chu Vũ Đế tuy rằng ông ta đồng thời tiêu diệt cả Phật giáo lẫn Đạo giáo, nhưng ông ta lại cho lập “ Thông Đạo Quán”, cho nuôi dưỡng một số Sa môn Phật giáo và đạo sĩ Đạo giáo để cho họ hiểu rõ Nho Giáo, Thích Ca giáo và Đạo giáo. Đương nhiên chính thống ở trong vẫn là Nho Giáo. Từ đó có thể thấy rằng lần diệt pháp này của Bắc Chu Vũ Đế nếu xét từ góc độ quá trình lịch sử, thì nó trải qua một thời gian chuẩn bị tương đối dài. Trong nhiều năm liền ông đã cho liên tiếp triệu họp hội nghị trù bị có quy mô lớn, ở đây ông cho mọi người được thoải mái tranh luận; Từ xuất phát điểm đó ta có thể thấy, động cơ ban đầu của Bắc Chu Vũ Đế chỉ là muốn sắp xếp thứ tự của ba tôn giáo, nhưng do Phật giáo và Đạo giáo tranh chấp với nhau kịch liệt, ngươi sống thì ta chết từ đó mới dẫn đến bi kịch trong lịch sử là ông cho diệt Phật Pháp; Xét từ kq của việc diệt pháp, Bắc Chu Vũ Đế không hề có ý tiêu diệt tận gốc rễ Phật giáo. Do đó lần diệt Phật Pháp này của Bắc Chu Vũ Đế là tương đối thận trọng hơn so với lần diệt Phật Pháp của Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế.

Xét từ góc độ sâu xa hơn, Bắc Vũ Đế tuy có chịu ảnh hưởng không nhỏ của các ông Vệ Nguyên Tung, Trương Tân nhưng ông đã là Chúa của một nước, để xây dựng đại nghiệp thống nhất, ông ta cần phải coi Nho Giáo là chính thống. Tư tưởng Nho Gia không những giúp cho các Đế Vương phong kiến xây dựng nền tảng thống trị, mà nó còn là công cụ đắc lực bảo vệ đẳng cấp và trật tự phong kiến. Vũ Văn Ung xuất thân là người dân tộc thiểu số Tiên Ti, ông ta đã từng coi việc thống nhất thiên hạ là nhiệm vụ của mình, không tự coi mình là người hồ ( tức người miền Tây), mà coi mình là một trong những thành viên của dân tộc Hoa Hạ( tức là dân Trung Hoa). Như vậy ông ta sẽ thấy rằng, cần phải đặt tư tưởng Nho Gia làm chính thống. Theo cách đánh gia truyền thống, Phật giáo được coi như là một tôn giáo của những kẻ mọi rợ. Đạo giáo tuy là một tôn giáo sinh ra và phát triển trên đất Trung Hoa, nhưng nó cũng gây trở ngại cho nền chính trị phong kiến, do đó cả hai tôn giáo này đều bị phế bỏ. 

Cùng thời gian này, là một Đế Vương của nền thống trị phong kiến, Chu Vũ Đế cảm thấy việc tự do xây dựng tràn lan của các chùa thờ Phật đã làm hao tiền tốn của, vì vậy mà phế bỏ Phật giáo cũng có nghĩa là có lợi cho việc làm giàu đất nước và làm cho binh lực hùng mạnh. Ông ta đã từng nói rằng:” Phật giáo có kính trọng cũng chẳng trinh phục được ai, không thu hút được cảm tình của người, tự cứu mình cũng không xong, vậy thì làm sao mà có lợi cho đất nước? Từ khi phế bỏ Phật giáo cho đến nay, sai dịch trong nhân dân đã mạnh mẽ hơn, tô điều hàng năm đều được tăng, quân sự ngày càng hùng mạnh, do đó đất nước được bình an, phát triển nhộn nhịp và nhân dân được an lạc”. 

Trên thực tế sau khi Chu Vũ Đế tiêu diệt Phật giáo, một số lượng lớn tăng ni hoàn tục trở về làm dân thường hoặc là làm ruộng, từ đó mà giảm gánh nặng thuế khoá cho nhân dân, số lượng binh lính cũng tăng thêm, điều đó đã đặt ra một cơ sở vững chắc để cho Chu Vũ Đế diệt nhà Tề. Do đó, sau khi diệt nhà Tề, Chu Vũ Đế tiếp tục cho thi hành chính sách tiêu diệt Phật pháp. Điều hiển nhiên là, Chu Vũ Đế tiêu diệt Phật pháp theo một sách lược cơ bản là nhằm cho đất nước cường thịnh, quân đội hùng mạnh. Ngoài ra Chu Vũ Đế còn chủ trương hoà hợp ( tức là sát nhập) cả ba tôn giáo để giúp ích cho việc trị quốc an dân. Tuy ông ta coi Nho gia là chính thống, nhưng đồng thời cũng cho rằng, đối với việc bảo vệ nền thống trị của giai cấp phong kiến, thì Phật giáo, Đạo giáo cũng rất có tác dụng; nhất là nghĩa lý của Nho gia và Thích Ca Giáo tương đối gần nhau, người xuất gia hay là người tại gia đều là vì cai quản thiên hạ, đều là muốn quốc gia được hùng mạnh, nhân dân an lạc. Do đó, Chu Vũ Đế đã từng đặc biệt nhấn mạnh rằng, trong một xã hội phải có Hoàng Đế là người đứng đầu, cũng cần phải coi Hoàng Đế là chủ chủ của thế giới giống như bên kia mọi người tín phụng Như Lai.

Lần phế bỏ Phật pháp lần này của Bắc Chu Vũ Đế, về mặt khách quan thì đây là một sự tổng kết mang tính lịch sử từ mối xung đột gay gắt giữa tín ngưỡng Phật giáo và nền tư tưởng văn hoá truyền thống trong xã hội phương Bắc trong sau khi Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc. Trong quá trình chuẩn bị loại bỏ Phật pháp thì cũng đã có mấy lần tranh luận ở quy mô tương đối lớn. Tất cả các vấn đề đề cập đến đã khiến cho các bên tham gia tranh luận, đặc biệt là phía bên Phật giáo nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ khi nào Phật giáo phải thích ứng với bối cảnh của tư tưởng văn hoá truyền thống của Trung Quốc, thì lúc đó Phật giáo mới có sự phát triển liên tục của bản thân mình. Đồng thời qua việc diệt Phật pháp lần này thì một số tăng sĩ đầy lòng quyết tâm tu hành theo Phật pháp, hoặc là phải sống trà trộn trong nhân dân, hoặc là phải ẩn náu trong rừng sâu, trong đó một số tăng sĩ phải vượt sông xuống phía Nam, về mặt khách quan việc này lại thúc đẩy mối giao lưu giữa Phật giáo phía Bắc và phía Nam.

Vào đầu năm của Bắc Chu Tuyên Chính ( năm 578 sau Công nguyên ) Vũ Đế Vũ Văn Ung qua đời Tuyên Vũ Đế Vũ Văn Vân kế vị. Tháng giêng năm sau, Vân Đế ra chiếu lệnh mời bảy người trong các sa môn cũ về tu đạo ở điện Chính Vũ phía Tây. Vào tháng hai, Văn Đế truyền ngôi cho Tĩnh Đế Vũ Văn xiển, Vũ Văn Xiển lúc đó mới bảy tuổi, tự xưng là Thiên Nguyên Hoàng Đế. Vừa mới lên ngôi, Tĩnh Đế liền ra sắc lệnh cho phép trăm họ được tín thờ Phật, về sau lại ra lệnh cho phép những người tu hành không cần phải xuống tóc cạo râu, ra chiếu lệnh cho 120 người được phép tu đạo cho đất nước tại chùa Trắc Hộ; lại ra chiếu lệnh hồi phục lại việc đúc tượng Phật và các bức tượng Thiên Tôn của Đạo giáo. Năm thứ hai của Đại Tượng ( năm 580 sau Công nguyên), Tĩnh Đế chết yểu, triều chính do Dương Kiên nắm quyền điều hành ( Dương Kiên là bố vợ cả của Tuyên Đế, bà vợ cả này tên là Dương Thị, tức Thiên Nguyên Đại Hoàng Hậu). Dương Kiên hạ lệnh hồi phục lại Phật giáo và Đạo giáo, các sa môn, các đạo sĩ Đạo giáo cũ nếu còn mong muốn vẫn có thể gia nhập đạo. Từ đó trở đi Phật giáo được chính thức hồi phục. Vào năm sau Dương Kiên phế nhà Chu Lập lên nhà Tuỳ, sự phát triển của Phật giáo cũng bước vào một thời kỳ mới.

Vương Chi Bình




Có phản hồi đến “8. Biện Tiên Sau Nạn Khởi Tiêu Tường- Vũ Văn Ung Hai Lần Hưng Pháp Họa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com