Mục Lục
Cuối thời kỳ nhà Tuỳ, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, chế độ thống trị Vương Triều Tuỳ bị phá vỡ mạnh mẽ. Hồi đó có một vị tên là Lý Uyên, là Đường Quốc Công của nhà Tuỳ trấn thủ Thái Nguyên. Ông Lý Uyên nghe theo lời khuyên của người con thứ tên là Lý Thế Dân và một số kẻ thuộc hạ đã nổi dậy chống lại triều đình Tùy, rồi dẫn quân về đánh chiếm Trường An. Họ đã nhanh chóng và dễ dàng đạt được quyền thống trị thay Vương Triều Tuỳ. Tiếp theo đó, sau mười năm liên tục tiến tiến hành chinh phạt, họ đã chấn át được các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở các nơi, từ đó mà lập nên Vương Triều Lý Đường.
Thời kỳ đầu của nhà Đường, Cao tổ là Lý Uyên lập tức áp dụng phương châm làm hưng thịnh cả Nho gia, Thích Ca Giáo và Đạo giáo. Năm đầu tiên của Vũ Đức ( năm 618 sau Công nguyên), Cao Tổ liền hạ chiếu cho thành lập Quốc Tử Giám, Thái Học và Tứ môn sinh. Cả ba chỗ này thu nạp hơn 300 người, điều này đã chứng tỏ sự trọng thị của ông ta đối với tư tưởng Nho gia đồng thời ông ta gia chiếu tập hợp hơn 69 vị Sa môn của Phật giáo và đạo sĩ của Đạo giáo đến điện Thái Cực hành đạo 49 ngày; sau 49 ngày đó ông ta đã mở tiệc chiêu đãi hang nghìn tăng sĩ, đã khoản đãi các vị hoà thượng vô cùng nhiệt tình. Hồi đó có một vị hoà thượng tên là Pháp Lâm, vì Cao Tổ Lý Uyên hoằng dương cả hai tôn giáo là Thích Ca Giáo và Đạo giáo, nên ông đã soạn bài ca tụng Lý Uyên. Có một vị hoà thượng nữa tên là Cảnh Huy vì muốn nịnh hót Cao Tổ, ông ta đã tô vẽ và suy tôn Lý Uyên đang đảm trách thiên mệnh, điều đó khiến Lý Uyên sau khi nghe được cảm thấy vô cùng vui sướng. Vì thế Lý Uyên lập tức xây ngay một ngôi chùa tên là Thắng Nghiệp cho Cảnh Huy. Vào năm đầu tiên của Vũ Đức ( năm 618 sau Công nguyên), Cao Tổ Lý Uyên đã xây rất nhiều ngôi chùa cho các Sa môn Phật giáo như chùa Nghĩa Hưng ở Tịnh Châu, Chùa Thái Nguyên ở Thái Nguyên, chùa Linh Tiên ở Hoa Âm, chùa Hội Xương và chùa Chứng Quả ở Trường An…Ông ta còn nguyện dâng ngôi nhà cũ và sửa chữa thành ngôi chùa ni Hưng Thánh.
Vào năm thứ hai của Vũ Đức ( năm 619 sau Công nguyên), Đường Cao Tổ Lý Uyên lại hạ chiếu lệnh cho quan Hữu Tư xây ở trường Quốc Tử Học hai miếu thờ hai ông là Chu Công và Khổng Tử, bốn mùa đến đó tế lễ, lấy đó để phục hưng Nho Học; Lý Uyên còn hạ lệnh tu bổ điện Lão Quân ( tức là điện thờ Lão Tử) và đường Thiên Tôn ở Lầu Quan Thái; đồng thời ông còn phong 10 vị cao tăng ở kinh sư ( Kinh Đô) chức Thống Nhiếp Sa môn ( tức là quản lý các Sa môn ). Những việc làm đó chứng tỏ phương châm cơ bản của Đường Cao Tổ Lý Uyên là cùng hưng khởi Nho giáo, Thích Ca Giáo và Đạo giáo, phương châm này đã giúp cho ba tôn giáo đó phát triển mạnh hơn. Hoà thượng pháp lâm đã tổng kết một cách sâu sắc việc làm này là :” Từ khi Phật giáo được du nhập vào đến nay, chùa và tháp thờ Phật có ở khắp chin châu các tăng ni thì đông đúc, trên thực tế đây là kết quả của lòng thành tâm của Hoàng Đế và sự đoàn kết một lòng một dạ giữa Vương Triều với nhân dân. Từ khi du nhập vào Trung Quốc đến nay, Phật giáo sở dĩ không ngừng phát triển là do trí lực của cả Vua và dân. Đứng trước hiện tượng các tôn giáo không ngừng phát triển, một số người có tầm nhìn xa trông rộng thông qua tổng kết lịch sử đã cảm thấy vô cùng lo lắng. Hồi đó trong triều có một vị đại thần tên là Phó Dịch đã từng 7 lần dâng biểu lên Đường Cao Tổ xin dẹp bỏ Phật giáo lắm hủ tục, xin Đường Cao Tổ phế các tăng ni, giảm bớt số lượng các chùa và tháp thờ Phật. Ông ta dâng biểu lên Đường Cao Tổ phế các tăng ni, giảm bớt số lượng các chùa và tháp thờ Phật. Ông ta dâng biểu lên Đường Cao Tổ với giọng điệu rất ân cần:” Sự ảnh hưởng của Phật giáo là không thể xem nhẹ, hiện giờ có một số kẻ gia thế nho nhã cũng bắt đầu tôn thờ Phật, một số Nho sĩ học đạo bây giờ cũng bắt đầu bàn tán này nọ về Phật giáo. Hơn thế nữa Phật giáo cũng bóc lột tiền của của nhân dân và làm mất nguồn dự trữ quốc gia, tình hình như vậy là vô cùng quan trọng, xin bệ hạ hãy để tâm xem xét kỹ càng”.
Do ông Phó Dịch bẩy lần liên tiếp dâng biểu lên Đường Cao Tổ Lý Uyên bất đắc dĩ phải đem việc này ra cùng với quần thần thảo luận. Vào năm Vũ Đức thứ 9 ( năm 626 sau Công nguyên), thảo luận đã diễn ra vô cùng găy gắt. Những người muốn bài trừ Phật giáo và những người tôn thờ Phật giáo cùng nhau tranh luận găy gắt, khó mà phân thắng bại. Cuối cũng vào tháng năm năm đó Đường Cao Tổ đã ra chiếu lệnh sa thải các đạo sĩ Đạo giáo và các tăng ni Phật giáo. Những người đã dày công tu luyện và giữ gìn giới luật và được tập trung vào một ngôi chùa lớn hoặc một quán lớn của Đạo giáo, được cung cấp lương thực. Còn những người khác bắt phải trở lại làm người bình thường, không được trái lệnh. Ngoài ra, Kinh Sư Trường An được giữ lại ba ngôi chùa thờ Phật, hai đạo quán của Đạo giáo, các châu khác thì mỗi châu giữ lại được một ngôi chùa thờ Phật và một đạo quán của Đạo giáo. Tất cả các ngôi chùa và đạo quán còn lại phá bỏ. Lập trường quan điểm trong bản chiếu lệnh này của Đường Cao Tổ là bất cứ một sự phát triển của bất cứ một tôn giáo nào cũng không được làm ảnh hưởng đến chính trị của nhà nước phong kiến. Do đó ông không chỉ yêu cầu cắt giảm các ngôi chùa và giảm bớt các tăng sĩ và còn yêu cầu hạn chế phát triển của Đạo giáo, từ đó có thể thấy rõ sự cương quyết cùng thái độ trong sáng, trung thực của ông ta. Sự kiên quyết và lập trường quan điểm này của Đường Cao Tổ Lý Uyên đã có ảnh hưởng trực tiếp đến Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Chiếu thư về sa thải các sa môn phật giáo và các đạo sĩ của đạo giáo và các tín đồ của Đạo giáo cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi. Nhất là đối với các tăng lữ của Phật giáo mà nói, điều này giống như một điềm báo trước về tai hoạ lút đầu sắp ập đến với Phật giáo như hồi các triều đại Bắc Nguỵấchí Vũ Đế, Bắc Chu Vũ Đế trước đay: họ ngày đêm nơm nớp lo sợ. Sang tháng 6 năm đó, Đường Cao Tổ Lý Uyên thoái vị, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi ông lập tức cho đại xá thiên hạ, đồng thời ông cũng hạ chiếu chấm dứt việc thực hiện chiếu lệnh về sa thải các Sa môn Phật giáo và các đạo sĩ của Đạo giáo mà Đường Cao Tổ đã ban hành trước đây. Về việc này Đường Thái Tông Lý Thế Dân còn ra một chiếu lệnh khác cho phép các tăng ni Phật giáo và các đạo sĩ Đạo giáo khôi phục lại mọi hoạt động trước đây. Sau khi lên ngôi, sở dĩ Lý Thế Dân không cho phép thực hiện chiếu thư sa thải các sa môn Phật giáo và Đạo giáo mà Đường Cao Tổ đã ban hành trước đây là vì ông cũng có những mục đích chính trị nhất định. Lý Thế Dân vốn là con thứ của Lý Uyên. Sau khi lên ngôi thay thế nhà Tuỳ, Lý Uyên lập tức lập con trưởng Lý Kiến Thành làm thái tử, lập con thứ Lý Thế Dân là người dẫn quân đi trừng phạt, do đó mà ông đã hình thành được một thế lực chính trị nhất định. Về sau thông qua cuộc chính biến Huyền Võ Môn, ông ta định giết hại luôn thái tử( anh trai mình) là Lý Kiến Thành cùng em ruột của mình là Lý Nguyên Cát, do đó mà ông mới lên ngôi Hoàng Đế được. Vấn đề hàng đầu của Lý Thế Dân sau khi lên ngôi là không nên để các mâu thuẫn đó đổ dồn về phía mình, cần phải tìm mọi cách để lung lạc và dụ dỗ lòng người, cố gắng dành được sự ủng hộ của các nhân sĩ. Do đó khi vừa mới lên ngôi, ông ta đã lập tức cho bãi bỏ chiếu thư về sa thải các Sa môn Phật giáo và đạo sĩ Đạo giáo mà Đường Thái Tổ đã cho ban hành là hoàn toàn xuất phát từ mục đích này.
Là một vị Đế Vương phong kiến có đầu óc chính trị, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã kế tục phương châm cơ bản của Đường Cao Tổ là cùng đề cao Nho giáo, Thích Ca Giáo và Đạo giáo. Khi vừa lên ngôi, ông ta lập tức cho xây dựng trường Quốc Tử Học để tỏ rõ sự tôn trọng của mình đối với học thuyết Nho giáo đồng thời ông ta cũng thường xuyên nói với hạ thần của mình rằng: “ Tất cả những điều mà ta làm đều là mong muốn những điều trên đây đều tốt đẹp. Xưa kia Lương Vũ Đế có những ý nghĩ và chí hướng hào hoa cao thượng, đối xử tốt với các phật tử, giữ gìn những gì tốt đẹp nhất của Thích Ca Giáo, cho xây dựng chùa Đồng Thái, bản thân ngài cũng đi giảng kinh Phật, điều đó đã khiến cho quần thần, thuộc hạ và trăm họ tôn sùng Phật giáo, suốt ngày chỉ bàn đến đau khổ và giải thoát, chưa từng bàn về quân sự.
Về sau khi có chiến tranh loạn lạc, chư thần trong triều không ai biết cưỡi ngựa. Truyện đó cũng là một tấm gương. Điều mà Trẫm thích thú hiện nay chỉ là giáo lý của Chu Công, Khổng Tử và Đạo của Nghiêu Thuấn”. Từ lời nói chuyện trên đây của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, ta có thể thấy rằng, mặc dù phương châm của ông là đề cao cả tam giáo, nhưng ông ta vẫn đặt Nho gia lên hàng đầu. Vào năm Trịnh Quán thứ 8 ( năm 634 sau Công nguyên) Hoàng Hậu Trường Tôn mắc bệnh, bệnh tình ngày càng trầm trọng, Thái Tử Lý Thế Càn tâu với Mẫu hậu rằng:” Sau khi Mẫu hậu đổ bệnh, Mẫu hậu đã được dinh đủ các loại thuốc nhưng tôn thể vẫn chưa an. Nên chăng Mẫu hậu tâu với phụ Vương, hãy đại xá cho những kẻ cầm tù, đồng thời cho nhiều người xuất gia làm tăng sĩ, như vậy hi vọng Mẫu hậu sẽ được chở che và được hưởng phúc”. Hoàng Hậu trường tôn nghe vậy liền nói:” Sinh tử là có mệnh, cái đó không theo ý muốn của con người. Nếu như làm phúc mà trừ được tai hoạ thì cả đời ta chưa hề làm điều gì ác.
Nếu như làm điều thiện mà vô ích vậy thì có phúc đức nào đáng kể để cầu mong đây? Đại xá cho những kẻ cầm tù là quốc gia đại sự, Phật giáo cũng là vấn đề làm cho Hoàng Đế luôn luôn phải lo lắng và suy nghĩ. Ngài thường nói rằng, Phật giáo là một thứ tôn giáo của kẻ khác. Không nên chỉ vì một người phụ nữ như ta mà làm rối loạn kỷ cương phép nước. Do đó ông ta không đồng ý với ý nghĩ của con”. Từ ẩn ý của câu chuyện này ta có thể thấy rõ thái độ của Đường Thái Tông đối với Phật giáo. Chỉ trừ những năm cuối đời, còn nói chung Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng thường có thái độ lợi dụng Phật giáo; và ông cũng giữ thái độ cảnh giác cao đối với Phật giáo.
Ngay từ năm Vũ Đức thứ tư ( năm 621 sau Công nguyên), Lý Thế Dân lúc đó còn là Tần Vương đã dẫn quân đi diệt Vương Thế Sung, giành được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của các tăng ni ở Thiếu Lâm Tự, tức một nhóm gọi là 18 vị tăng ngang được đi cứu Tần Vương. Sau khi lên làm Hoàng Đế, Lý Thế Dân liền sai người mang chiếu thư đến cho vị trụ trì ở Thiếu Lâm Tự, mời các vị tăng sĩ có công về kinh đô yết kiến. Nhóm tăng sĩ đó tìm cách từ chối không về. Để tìm cách dụ dỗ nhóm tăng sĩ này, Đường Thái Tông đã ban thưởng họ 1000 xấp vải gấm, phong cho Đại Đức Đàm Tông Đẳng ở Thiếu Lâm Tự chức đại tướng quân. Năm thứ 3 của Trinh Quán ( năm 629 sau Công nguyên) Đường Thái Tông lại hạ chiếu: ở mỗi nơi xảy ra các cuộc giao tranh để mở mang bờ cõi nhà Đường phải xây một ngôi chùa thờ Phật.
Trong đó có ở U Châu đánh bại Tiết Cử xây chùa Chiếu Nhân, ở Thái Châu đánh bại Tông Lão Sinh xây chùa Phổ Tế, Ở Tấn Châu đánh bại Tống Kim Cương xây chùa Từ Vân, ở Phần Châu đánh bại Lưu Đức Chu xây chùa Hoàng Tế, ở Băng Châu đánh bại Vương Thế Sung xây chùa Chiếu Giác, ở Trịnh Châu đánh bại Đậu Kiến Đức xây chùa Đẳng Từ, ở Lạc Châu đánh bại Lưu Hắc Thái xây chùa Hoằng Phúc. Đồng thời ngay từ khi mới lên ngôi, Đường Thái Tông lập tức cho cử hành đạo cúng chay để siêu độ cho những người bị ông ta trực tiếp chém giết, thỉnh thoảng ông ta tiếp kiến các vị cao tăng đại đức, mời các vị tăng đó vào trong cung điện hành lễ để cầu phúc gia hộ cho Thái Hậu, có lúc ông ta còn mời các vị cao tăng làm lễ cầu mưa cho thiên hạ. Thái độ khoan dung và sự giúp đỡ, bảo vệ Phật giáo của Đường Thái Tông sau khi vừa lên ngôi thực tế là ông ta muốn lợi dụng Phật giáo. Ông ta muốn biến mình thành một tấm gương để khích lệ sự ái mộ của các quần thần và nhân dân trăm họ với tôn giáo, để từ đó mà có càng nhiều người ủng hộ ông ta, sẽ có nhiều bè đảng trong xã hội che chở và ủng hộ ông ta. Cho nên tất cả hành động trên đây của ông ta về mặt căn bản không nằm ngoài ý đồ phục vụ cho nhà nước phong kiến.
Cùng với hành động trên đây, Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng không hề nơi lỏng việc cảnh giác đối với Phật giáo. Năm Trịnh Quán Nguyên Niên, khi vừa lên ngôi ông ta lập tức cử quan Ngự Sử ( chuyên chép sử) tên là Đỗ Chính Luân cho thanh tra Phật pháp; đồng thời ông còn hạ chiếu rằng, tất cả các tăng ni tìm cách tham ô của nhân dân đều phải chịu cực hình, Vào năm sau, ông ta còn yêu cầu các tăng sĩ mà đã tham ô và biển thủ công quỹ vào năm Nghĩa Ninh ( tức là niên hiệu của Tuỳ Cung Đế, năm 617 sau Công nguyên) không chủ động nhận tội và trả lại tiền của sẽ bị xử cực hình. Phật giáo sau khi du nhập vào Trung Quốc sau thời kỳ Lưỡng Hán, từ thời Tây Tấn trở đi, phép nước rất nghiêm minh, không cho người dân trong nước tuỳ ý xuống tóc đi tu. Điều này chính là nhằm kiểm soát dân số, đặc biệt là trực tiếp kiểm soát sức sản xuất trong nước nhằm cung cấp dồi dào hơn nguồn thuế khoá và nguồn giao dịch cho nhà nước phong kiến. Vào đầu thời đường, thuế thân giảm mạnh, một trong những lý do của vấn đề đó là một bộ phận dân đã quy y Tam Bảo và xuống tóc đi tu. Ngoài ra chế độ chia ruộng bình quân đầu thời Đường quy định: Mỗi sa môn được chia 30 mẫu, ni cô được chia 20 mẫu, điều này coi như là thừa nhận tính hợp pháp của nền kinh tế nhà chùa đã vốn có trong Phật giáo. Sự tranh chấp về ruộng đất và nguồn lực lao động giữa nền kinh tế của nhà Chùa Phật giáo với nền kinh tế của thế tục tất nhiên sẽ nảy sinh nhiều điều bất lợi cho nền chính trị của thế tục. Đứng trước tình hình này, Lý Thế Dân không những về mặt chính trị thì dùng quyền lực của Vua để kiểm soát Phật giáo mà còn về kinh tế ông ta cũng có nhiều chính sách kích thích sản xuất, làm lợi cho dân chúng, trừ điều hại. Đó là khi ông ta mới vừa lên ngôi đã vơ vét và biển thủ. Đặt Phật giáo nằm trong bộ máy quản lý có hiệu quả của nhà nước phong kiến, ông ta đã ra chiếu lệnh giao cho Tư bộ quản lý các công việc của tăng sĩ, đồng thời cũng quy định một số chùa chiền nhất định, mỗi ngôi chùa có 3 cương ( tức là tăng quan), do quan Tư Lịch Thâm đồng thời đảm trách. Số lượng tăng ni đã ít đi, và cứ ba năm cho thay một lần để phòng những việc biển thủ và lén lút không minh bạch.
Xét từ góc độ khác, một thời gian dài sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi, căn bản ông ta không hề tin Phật giáo. Một lần ông ta hỏi ông phó dịch rằng:” Phật giáo huyền diệu, Phật là vị thần đưa đường dẫn lối, hơn nữa luật báo ứng đã hiển nhiên, đã nhiều lần chứng nghiệm. Nhưng cớ sao nhà ngươi lại chống đối Phật giáo găy gắt như vậy?” Ông Phó Dịch liền đáp rằng:” Đối với lịch sử và đối với trăm họ, Phật giáo là thứ vô bổ, đối với quốc gia nó là một thứ có hại. Tín ngưỡng của Phật giáo không chỉ đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng mà là một vấn đề chính trị”. Nghe xong lời biện bạch của ông Phó Dịch, Đường Thái Tông vô cùng tán đồng. Nhưng ông ta không hề cấm chỉ Phật giáo như Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế hay Bắc Chu Vũ Đế, vẫn cho phép Phật giáo được tồn tại, trong hoàn cảnh nhất định ông ta còn đề cao và lợi dụng Phật giáo một cách thích đáng. Vào năm Trịnh Quán thứ 3 ( năm 629 sau Công nguyên) ông ta ra chiếu lệnh yêu cầu một số các Sa môn tổ chức việc phiên dịch kinh phật, đồng thời ông còn ra lệnh một số quan trong triều đình tham gia kiểm định, có lúc ông ta còn nghe một số kiến nghị rất hữu ích từ một Sa môn Phật giáo v.v…
Có một vị hoà thượng tên là Pháp Nhã từ lâu đã được hưởng ân trạch của Đường Cao Tổ nên có thể tự do ra vào Lưỡng Cung. Sau khi Đường Thái Tông lên ngôi, ông ta lập tức ra lệnh không cho phép hoà thượng pháp nhã ra vào Lưỡng Cung nữa. Sau khi bị cấm ông Pháp Nhã có những lời nói lăng mạ và vu cáo Lý Thế Dân, sau này Lý Thế Dân biết, ông cho bắt Pháp Nhã về nằm phủ phục trước mặt để hỏi tội. Hoà thượng Pháp Nhã nói rằng, những lời nói đó ông ta nghe được từ chỗ ông Bùi Tịch, lập tức Lý Thế Dân cho gọi ông Bùi Tịch vào thẩm vấn. ông Bùi Tịch nói rằng, những lời hoà thượng Pháp Nhã nói chỉ là những lời nói nhăng bậy của kẻ xấu tính. Do có việc này Lý Thế Dân lập tức cho bãi chức quan của Bùi Tịch, đồng thời đuổi ông ta về quê. Về sau vì một kẻ điên dạy cho một đứa trẻ của gia đình ông Bùi Tịch một câu nói rằng: “ Bùi Công ôm cả thiên hạ”, nên Bùi Công suýt nữa bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân xử tội chém đầu; cuối cùng ông ta bị đưa đi đầy và kết liễu cuộc đời ở Giao Châu. Ông Bùi Tịch là một trong những người ra quyết sách chính cho khởi nghĩa của Lý Uyên ở Thái Nguyên, sau khi lập lên nhà Đường, ông ta được đứng vào hàng được làm Tam Công. Nhưng chỉ vì liên luỵ đến vài câu nói lăng nhăng, bậy bạ của hoà thượng Pháp Nhã mà cuối cùng ông đã bị bãi quan, rồi bị đưa đi đầy. Sự kiện này đã chứng tỏ một điều rằng, Đường Thái Tổ Lý Thế Dân không cho phép những người có quan hệ với Phật giáo làm ảnh hưởng đến nền thống trị của mình.
Trong sách lược để đối phó với Phật giáo, Đường Thái Tổ Lý Thế Dân đã kế tục biện pháp của Đường Cao Tổ Lý Uyên, đề cao Đạo giáo để chống lại Phật giáo. Do đó Đường Thái Tông đã ra chiếu lệnh cho ông Cao Sĩ Liêm cùng một số người khác, theo thứ bậc cao thấp của tước vị quan lại lúc bấy giờ mà chỉnh lý lại bộ “ Thị Tộc Chí”. Cái gọi là “ Chí” ở đây là đưa họ Lý lên hàng đầu đồng thời chỉ rõ, người thống trị của vương triều Lý Đường có chung nguồn gốc với Thuỷ Tổ Đạo giáo là Lý Đam ( tức là Lão Tử). Như vậy ông ta vừa đề cao được địa vị thống trị của nhà Lý Đường, vừa tìm được một công cụ hữu ích để chống lại Phật giáo.
Ngay từ năm thứ 8 của Vũ Đức ( năm 625 sau Công nguyên), Đường Cao Tổ Lý Uyên đã từng hạ chiếu yêu cầu sắp đặt thứ tự cho ba tôn giáo. Ông quyết định đặt Lão Tử lên hàng đầu, tiếp theo sau là Khổng Tử, cuối cùng là Thích Ca Mâu Ni. Vào năm Trịnh Quán thứ 11 ( năm 637 sau Công nguyên), Đường Thái Tông cũng đã từng ra chiếu nói rằng: “ Thuyết của Phật giáo biến đổi đa phương , ( mang nghĩa rộng) lẽ báo ứng cũng nhiều duyên cớ, không nhất quán, thế mà gần đây, sự sùng tín Phật giáo đã phát triển mạnh, kể cả bề rộng lẫn bề sâu, cái phúc người ta nhận năm nay thì người ta cũng rất sợ tai hoạ cho kiếp sau; chỉ khởi lên ở nông thôn, rồi cuối cùng lan cả vào triều đình, từ đó mang theo nhiều sách huyền bí cho mọi người vượt lên hàng đầu, các tôn giáo khác đứng sau Phật giáo, nay thiên hạ đã định như thế, nên phải dẹp bỏ ngay”. Xem chừng Đường Thái Tông đã muốn đặt Phật giáo vào chỗ cần đặt, do đó ông lại ra chiếu nói rằng:” Tổ tiên của Đạo giáo cũng là tổ tiên của Hoàng thất ( Nhà Vua), từ nay về sau mỗi khi cúng trai (17), các nữ sĩ của Đạo giáo (đạo cô) đều được đứng trước các tăng ni. Từ nay về sau mỗi lần giảng kinh luận Pháp, các đạo sĩ đạo cô được đứng lên trên, các tăng ni, ni đứng phía dưới”. Điều này có nghĩa là Đạo giáo đứng hàng đầu còn Phật giáo đứng sau. Chiếu thư này vừa được ban ra các Sa môn như ngài Trí Thực, Pháp Lâm, Pháp Thường, Tuệ Tĩnh…đã phản ứng không chịu phục tùng, dâng biểu kiến nghị. Đường Thái Tông đã ra sắc chỉ: Đạo giáo đứng trước, Phật giáo đứng sau, điều này không thể thay đổi. Chúng Tăng nuốt hận ra về, duy chỉ có ngài Trí Thực không chịu ra về. Đường Thái Tông liền ra lệnh cho người đánh cho một trận đuổi về. Dùng quyền lực của một Hoàng Đế phong kiến( thế tục) để đánh một vị hoà thượng, điều này đã thể hiện rõ thái độ dứt khoát của Đường Thái Tông lúc bấy giờ.
Sau khi nuốt hận ra về, hoà thượng Pháp Lâm đã thu thập nhiều tài liệu, viết thành cuốn “ Biện Chính Luận”, ông đã nêu lên chứng cớ về tổ tiên xa xôi dòng họ Lý, nhưng cái ngòi bút cùn của ông chỉ viết ra được hai chữ Lý! Theo chứng cớ trong cuốn “ Biện Chính Luận” của Pháp Lâm, tổ tiên của họ Lý có hai dòng, một dòng là Đại Bắc Lý, một dòng là Lũng Tây Lý. Đại Bắc Lý là dòng giống của Hoàng Thất( Vua) nhà Lý; Lũng Tây Lý là hậu duệ của Lão Tử. Dòng họ Lý của Hoàng thất không hề có họ hàng với Lão Tử, do đó Hoàng đế cũng không thể cương quyết đặt Đạo giáo lên hàng đầu. Cuốn sách “ Biện Chính Luận” của Pháp Lâm vừa mới ban ra đã bị người ta mang lên tấu trình cho Đường Thái Tông. Sau khi biết điều này, Đường Thái Tông đã nổi giận đùng đùng, hạ chiếu cho gọi Sa môn Pháp Lâm vào để vặn hỏi, mắng trách Pháp Lâm rằng: “ Nhà ngươi là đồ hoà thượng ngồi lê mách lẻo, đi đâu cũng ăn nói lung tung, lời lẽ thô tục vung ra những lời lẽ không khiêm tốn, phỉ báng tổ tiên của ta, vu cáo bôi nhọ cha ông ta, tội này không thể tha thứ được!” Thế là Đường Thái Tông liền ra lệnh cho giam ngay Pháp Lâm lại, định xử tội chém đầu nhưng Đường Thái Tông lại nói với Pháp Lâm rằng:” Trong cuốn sách của ngươi tự biên soạn cũng có đoạn nói rằng, nếu ai niệm Bồ tát quán thế âm thì không bao giờ bị đâm chém, giờ đây ta cho ngươi 49 ngày để niệm Bồ Tát, để đến khi tử hình xem Bồ tát Quan Thế Âm có thể giúp nhà ngươi được sống không?”. 49 ngày sau, Đường Thái Tông liền hỏi ngài Pháp Lâm:” Đến nay thì đã đủ ngày rồi, ta cần chém đầu nhà ngươi, nhà ngươi đã niệm Quán Thế Âm như thế nào vậy?” Ngài Pháp Lâm liền trả lời:” trong 49 ngày vừa qua, con không hề niệm Quán Âm mà chỉ niệm Bệ hạ:. Sau khi nghe nói vậy, Đường Thái Tông lại sai người đến hỏi Pháp Lâm:” Yêu cầu nhà ngươi niệm Quán âm vì sao nhà ngươi không niệm Quán Âm mà đi niệm ta?” Ngài Pháp Lâm liền trả lời rằng:” Bệ hạ chính là Quán Âm của ngày nay!” Đường Thái Tông nghe nói vậy, ông ta vô cùng hoan hỉ, thế là hoà thượng Pháp Lâm được miễn xử chém và thay bằng đi đầy.
Sau đó thì hoà thượng Pháp Lâm cũng chết trên đường đi đầy, chuyện này xảy ra vào những năm trịnh Quán thứ 14 ( năm 640 sau Công nguyên).
Vào năm sau, Đường Thái Tông đến chùa Hồng Phúc, ông cho triệu tập 5 vị đại đức, ông nói dài dòng một hồi, mục đích là làm giảm đi mối căng thẳng của mình với Phật giáo. Ông ta nói với các Đại đức này rằng :” Lão Quân ( tức Lão Tử) là tổ tiên của Trẫm, có ông bà tổ tiên nên mới có mình, cần phải tôn trọng ông bà tổ tiên, do đó ta đặt Lão Tử trước Thích Ca sau, các vị có thể vì việc này mà oán hận ta”. Các vị đại đức đó liền đáp rằng:” Bệ hạ tôn trọng tổ tiên, làm gương cho thiên hạ, do vậy có điều gì phải oán giận”. Đường Thái Tông lại giải thích thêm rằng:” Từ khi lập triều đình đến nay, ta chưa hề tiến hành xây dựng đạo quán, mà chỉ là coi trọng việc xây dựng chùa chiền, tình cảm của ta cũng nghiêng về phía Đạo Phật. Các ông Thầy đạo sĩ kia tu tập theo tôn giáo của tổ tông, do đó cần phải đặt lên hàng đầu, ngày nay nhà Lý đang cai quản đất nước, do vậy Lý Lão cần đặt lên hàng đầu; Nếu như nhà Thích Ca cai trị thiên hạ, thì cần đặt nhà Phật lên hàng đầu. Đây chính là thái độ của ta, không nói ra e rằng các vị không hiểu được”. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, sự phòng bị đối với Phật giáo của Đường Thái Tông có thể nói là vô cùng cẩn mật, ông ta vừa mềm mỏng lại vừa cứng rắn, về sau ông ta tỏ ra mềm mỏng, hai cách thức này ông ta dùng song song, tất nhiên ông ta đã thu được kết quả tốt đẹp.
Cùng với việc đề cao Đạo giáo để chống lại Đạo Phật, Đường Thái Tông cũng không hề xem nhẹ việc phòng Phạm Đạo giáo. Vào năm của Trịnh Quán thứ 17 ( năm 643 sau Công nguyên) đạo sĩ Tần Anh và một số người khác chém đầu sử tội, những người liên luỵ bị chém có rất nhiều. Ông còn khăng khăng quở trách Thái Tử, yêu cầu Thái Tử lấy đó làm điều cấm làm gương. Câu chuyện này nói lên một điều rằng, đề cao Đạo giáo không có nghĩa là lợi dụng và buông thả Đạo giáo. Dưới sự thống trị của Đường Thái Tông, sự phát triển của Đạo giáo không được phép quấy nhiễu trật tự nền thống trị của nhà nước phong kiến.
Như trước đây đã từng nói đến, vào thời kỳ Đông Tấn Thành Đế, do có việc Nho gia và các Sa môn Phật giáo nên hay không nên cung kính các Vương giả mà đã xảy ra các cuộc tranh cãi về việc các Sa môn Phật giáo liệu có nên lễ kính cha mẹ mình. Các vấn đề này về cơ bản đã không được giải quyết triệt để. vào năm Trịnh Quán thứ 5 ( năm 631 sau Công nguyên) Đường Thái Tông họp các quần thần lại và nói rằng:” Sự xuất hiện cũng như lưu hành của Phật giáo và Đạo giáo cốt để thực hiện những điều thiện, vậy thì tại sao để cho các tăng ni Phật giáo và đạo sĩ của Đạo giáo nghĩ bậy rằng mình được phép ngồi đó để nhận lễ bái của cha mẹ? Do đó cần phải cấm chỉ ngay. Yêu cầu các Sa môn Phật giáo và các đạo sĩ của Đạo giáo phải cung kính lễ bái cha mẹ mình!” Về việc này Đường Thái Tông đã ra một chiếu thư đặc biệt, yêu cầu các Sa môn Phật giáo và đạo sĩ Đạo giáo phải tuân thủ những luân lí Nho Giáo chính thống. Bức chiếu thư đó được ban ra, tuy rằng có một số các Sa môn Phật giáo đã không phục, nhưng họ cũng rất sợ quyền uy của nhà Vua, bất đắc dĩ phải thực hiện theo chiếu thư đó.
Dưới thời cai trị của Đường Thái Tông, khi các Sa môn Phật giáo phạm pháp thì cũng bị xử lý theo pháp luật nhà nước phong kiến giống như bà con trăm họ ở thế tục. Năm Trịnh Quán thứ 10 ( năm 636 sau Công nguyên) có một Sa môn tên là Huyền Uyển tịch ( chết), trong những thứ của ngài để lại cho Đường Thái Tông có một bức biểu. trong bức biểu đó ngài xin Đường Thái Tông khi các Sa môn Phật giáo phạm tội thì không nên xử phạt họ theo pháp luật của thế tục, mà xin xử họ theo luật của tăng đoàn. Khi còn sống mối quan hệ của ngài Huyền Uyển với Đường Thái Tông là vô cùng thân thiết, ngài Huyền Uyển đã nhiều lần được mời vào trong nội cung chép kinh cho Hoàng Hậu và các phi tần ở Lục Cung. Sau khi ngài tịch, nguyện vọng duy nhất của ngài là xin Đường Thái Tông hãy rộng lượng ân chuẩn cho Sa môn Phật giáo khi phạm tội sẽ xử theo luật của tăng đoàn, không nên xử tội theo pháp luật của thế tục. Điều này đã nói rằng, các phương pháp và biện pháp phòng phạm Phật giáo của Đường Thái Tông là rất đa dạng.
Cái chính sách gọi là Đạo giáo đứng đầu, sau đó là Nho gia cuối cùng là Thích Ca Giáo của Đường Thái Tông trên thực tế là tam giáo hoà hợp, ông muốn dùng quyền lực của Đế Vương để dàn hoà Nho giáo và Đạo giáo, thì mục đích của ông đều là khiến cho cả ba tôn giáo này đồng tâm hiệp lực phục vụ cho nền cai trị của nhà nước phong kiến Vương Triều Đường. Về mặt khách quan thì điều này cũng tác dụng nhất định đối với việc tiêu trừ mâu thuẫn giữa ba tôn giáo và cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự hoà đồng ( hợp nhất). Sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, mâu thuẫn giữa Phật giáo và nền văn hoá tư tưởng của truyền thống Trung Quốc càng ngày càng trở nên rõ nét. Từ bao đời nay, cái gọi đấu tranh giữa Hoa( tức người Trung Hoa ) và Di( tức người nước ngoài), giữa lễ và nghĩa, giữa cái trước và cái sau…đã tạo nên chướng ngại cho việc tam giáo hoà hợp. Việc tiêu trừ chướng ngại này cần đến sự trao đổi và tiếp thu giáo lý của nhau cũng như sự nhượng bộ lẫn nhau giữa ba tôn giáo, một mặt khác là các Đế Vương phong kiến có thể cùng lợi dụng ba tôn giáo này, để ba tôn giáo phục vụ lợi ích của mình.
Thời kỳ mà Đường Thái Tông trị vì đúng vào thời điểm quan trọng của quá trình lịch sử hoà hợp Nho giáo Phật giáo và Đạo giáo. Với uy lực và khí thế của một nhà chính trị thời phong kiến ông ta đã giải quyết một cách hợp lý và cơ bản mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa ba tôn giáo vào thời kỳ đầu Đường, thúc đẩy việc tăng cường dung hợp giữa ba tôn giáo đó.
Nhưng quan sát một cách khách quan, vào cuối đời, Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng đã thay đổi thái độ của mình với Phật giáo. Ngoài một số nguyên nhân kể trên thì ảnh hưởng bản thân giáo nghĩa Phật giáo với một số đại đức cao tăng lúc bấy giờ, đặc biệt là ngài Huyền Trang là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi thái độ của ông đối với Phật giáo.
Huyền Trang tên tục thuộc họ Trần, người huyện Uyên Sử tỉnh Hà Nam, ngài xuất gia vào cuối những năm Tuỳ Đại Nghiệp, ngài đọc rất nhiều kinh sách trước đây có rất nhiều sai sót, do đó ngài muốn đi về miền tây để tìm bản chính gốc, đem ra so sánh và kiểm nghiệm. Đầu những năm Trịnh Quán, ngài Huyền Trang bắt đầu khởi hành về phía Tây, trải qua 17 năm, vào mùa xuân năm Trịnh Quán thứ 19 ( năm 645 sau Công nguyên) ngài trở về Trường An. Trên đường trở về, khi đến Vu Điền ngài Huyền Trang đã từng dâng biểu lên Đường Thái Tông, báo cáo với Đường Thái Tông rằng ngài đã từ Ấn ĐỘ trở về nước.
Sau khi biết tin, Đường Thái Tông lập tức hạ chiếu phúc đáp rằng:” Nghe tin thầy đã đến được miền đất đạo và xin được kinh sách, nay đã trở về, Trẫm vô cùng hoan hỉ, hãy mau chóng đến gặp Trẫm. “Đồng thời Đường Thái Tông cũng ra lệnh cho các quan địa phương dọc trên đường ngài Huyền Trang trở về phải tạo mọi điều kiện thuận lợi. Lúc đó Đường Thái Tông vì chinh phạt Liêu Đông mà có mặt ở Đông đô Lạc Dương, nhưng ông đã ra lệnh cho quan cai quản kinh sư Trường An là phòng Huyền Linh và một số người khác đón ngài Huyền Trang với nghi lễ lớn, đồng thời mau chóng đưa ngài Huyền Trang đến Lạc Dương, Đường Thái Tông lập tức ra lệnh tổ chức tiếp kiến Huyền Trang trong nội điện của thâm cung. Ngài Huyền Trang mặt mày rạng rỡ, kể hết chuyện này đến chuyện nọ, từ giờ này sang giờ nọ không còn biết đến thời gian, kể một mạch đến tận đếm khuya. trong cuộc chuyện trò đó, Đường Thái Tông đã yêu cầu ngài Huyền Trang hoàn tục để được phong quan, nhưng ngài đã từ chối. Đường Thái Tông đã yêu cầu ngài Huyền Trang hãy ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy ở miền Tây ấy. Sau khi từ Lạc Dương trở về trường An, ngài Huyền Trang bắt đầu các hoạt động phiên dịch kinh và viết sách gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử Phật giáo của Trung Quốc.
Để đáp ứng yêu cầu này của Đường Thái Tông, ngài Huyền Trang đã bỏ ra thời gian hơn 1 năm cùng với các đệ tử của mình biên soạn cuốn sách “Đại Đường Tây Vực Ký”. Khi quyển sách này được trình lên Đường Thái Tông Lý Thế Dân , ông ta vô cùng khen ngợi ngài Huyền Trang và nói rằng:” Pháp sư đã nêu cao đạo hạnh, thoát khỏi trần thế, ngồi trên thuyền báu đi đến bờ bến kia, thu nhập được một pháp môn huyền diệu và thâu suốt; Trẫm thì học ít tài mọn, ngu ngơ trước vạn vật, huống hồ là Phật giáo thâm sâu bi diệu thì làm sao có thể đọc và hiểu nổi. Nay pháp sư đã biên soạn quyển mới Đại Đường Tây Vực Ký, Trẫm sẽ cố gắng đọc. Từ những lời lẽ đó ta có thể thấy rằng, thái độ của Đường Thái Tông đối với ngài Huyền Trang là vô cùng cung kính, nhưng thái độ đó cũng rất thường. Điều này cũng có liên quan đến điều kiện lịch sử thống trị lúc bấy giờ.
Lúc đó, nguyên nhân Đường Thái Tông Lý Thế Dân vui vẻ như vậy trước chuyến du hành sang phía Tây của ngài Huyền Trang là vì ông ta muốn tiêu diệt chính quyền cát cứ ( 18)của Tây Đột Quyết, để củng cố sự thống nhất của nhà nước phong kiến đa dân tộc; về sau ông ta phát triển mối giao lưu kinh tế, chính trị các quốc gia ở Trung Nghiệp, Nam Nghiệp và cả Tây Nghiệp, do đó ông ta rất muốn biết tình hình miền đất phía Tây vô cùng rộng lớn đó. Bắt đầu từ thời nhà Tây Hán, tại các nơi như miền Tây Ngọc Môn quan và cả miền đất rộng bao la phía đông và phía nam vùng Hồ Ba Nhĩ Ca Thập, Vương Triều nhà Hán đã đều thiết lập cơ cấu quản lý hành chính thuộc Đô Hộ phủ miền Tây. Từ đó trở đi, nói chung toàn bộ nền chính trị của khu vực này đều nằm dưới sự cai trị của Vương Triều Trung Nguyên.
Thời nhà Tuỳ, do chiến tranh loạn lạc kéo dài, vùng Cao Nguyên Mông Cổ và cả miền đất phía nam và phía Đông vùng hồ Ba Nhĩ Thập Ca đều nằm dưới sự cai quản của Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết, khi nhà Tuỳ Vong thì Đông và Tây Đột Quyết đã cát cứ và tuyên bố độc lập. Vào năm trịnh quán thứ tư ( năm 630 sau Công nguyên), Đường Thái Tông khởi binh đánh bại Đông Đột Quyết cát cứ cao nguyên Mông Cổ. Ở đó ông đã thiết lập cơ quan đô đốc phủ ở Định Tương và Vân Trung thực hiện quyền cai quản các vùng đất đó…Cùng năm đó, vùng Tây bắc Y Ngô ( ngày nay là vùng Ca Mật của Tân Cương) cùng 7 vùng khác nữa đã thuộc về Vương Triều Đường đã thiết lập nên châu Tây Y. Vào năm trịnh quán thứ 14 ( năm 640 sau Công nguyên) Vương Triều Đường đã bình định vùng Cao Sương ( ngày nay và vùng Thổ Lỗ Phiên của Tân Cương), Thiết lập các chính quyền quân sự như Tây Châu, Đình Châu, Đô Hộ Phủ An Tây. Lúc này vùng Tây Đột Quyết tiếp tục mở rộng quyền lực sang miền Tây, họ đã cho bắt giữ sứ giả của Vương Triều Đường, tấn công các quan phủ địa phương của Vương Triều Đường, gây trở ngại nghiêm trọng giao thông từ miền đông sang miền Tây trở về, điều này đối với một người đang sốt sắng muốn biết tình hình của miền Tây như Đường Thái Tông mà nói thì đó quả là một điều cực kỳ quí báu.
Do đó Đường Thái Tông Lý Thế Dân khẩn thiết yêu cầu ngài Huyền Trang hãy viết lại tất cả những gì tai nghe mắt thấy ở miền Tây để phục vụ cho mục đích chính trị của Vương Triều Đường là chinh phục miền tây Đột Quyết. Bản thân là một tín đồ Phật giáo nên ngài Huyền Trang hiểu rất rõ ý đồ của Đường Thái Tông, ngài lập tức bắt tay vào việc, rồi ngài cũng mau chóng hoàn thành cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký”. Trong cuốn sách đó ngài Huyền Trang cũng đã kể tóm tắt công sức biên soạn cuốn” Đại Đường Tây Vực Ký “ của mình, nói rõ rằng quyển sách này đã xuyên suốt tình hình đất nước, chỉ rõ sự cương nhu của quốc gia, hệ thống lại toàn bộ khí hậu của đất nước, của từng vùng riêng biệt rồi sau đó, ngài đã ghi chép những gì tai nghe mắt thấy, ghi chép lại những yêu thích; từ ngày du nhập vào đất hán, nhờ được ân huệ mà chuyển đi khắp nơi, mọi người đều ngưỡng mộ công đức, hoà đồng thiên hạ, vũ trụ bao la là ngôi nhà chung, ngài đi một mình không đem theo đệ tử, đi xa cả vạn dặm. Ngài dâng biểu nói vậy:”
Ban Siêu chưa đi xa, ông Trương Khiên nhìn chưa được rộng; nay những điều bần tăng ghi chép có điều lạ trước đây chưa biết; Tuy chưa vươn xa nghìn cõi nhưng sự hiểu biết của bần tăng cũng vượt ra khỏi biên giới. Những điều bần tăng ghi chép là sự thực không hề tô vẽ”. Ngài Huyền Trang cũng tán tụng sự nghiệp thống nhất của Vương Triều Đường, hơn thế nữa ngài còn hi vọng bộ “Đại Đường Tây Vực Ký “ này có thể góp phần phát huy tác dụng cho việc này, đồng thời ngài cũng cảm thấy tự hào về những điều tai nghe mắt thấy của mình cũng đã hơn người. Chính vì điều này, cuốn sách tự thuật “Đại Đường Tây Vực Ký” mà Huyền Trang với thân phận là một tín đồ Phật giáo, đi du hành đến miền Tây về ghi lại mặc dù nội dung chính của cuốn sách ấy là nói về các vấn đề có liên quan đến Phật giáo; nhưng trong đó ngài huu cũng ghi lại rất nhiều phong tục tập quán và tình hình địa lý, chính trị của các nước phía Tây. Điều đó đã làm thoả mãn yêu cầu lúc đó của Đường Thái Tông; cho nên Đường Thái Tông đã đích thân đọc quyển sách đó.
Lúc này mối quan hệ của Đường Thái Tông và ngài Huyền Trang là vô cùng đúng mực. Mối quan hệ giữa Lý Thế Dân ( với tư cách là Đế Vương của chế độ phong kiến) với ngài Huyền Trang ( với tư cách là một tín đồ Phật giáo) được thể hiện bằng mối quan hệ chủ và nô bộc. trong mối quan hệ giữa chủ và nô bộc này, quyền lực của Hoàng Đế cao hơn quyền lực của tôn giáo, về cơ bản điều này phù hợp với truyền thống vốn có của xã hội phong kiến Trung Quốc. Nhưng sau đó khoảng 2-3 năm, thái độ của Đường Thái Tông đối với Phật giáo đã có những thay đổi, từ việc lợi dụng, phòng bị được chuyển thành đề cao, thậm chí là tôn sùng.
Đầu những năm Trinh Quán, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã ra lệnh xây dựng ngôi chùa và các ngôi tháp cho Phật giáo, ông còn ban xuống chiếu mời một số cao tăng đại đức vào cung cầu phúc, thọ giới chép kinh cho Thái Tử, Hoàng Hậu và các cung tần. Tuy nhiên về mặt cơ bản cũng không hoàn toàn tin vào Phật giáo. Theo ghi chép, vào những năm Trinh Quán có một vị tăng sĩ người Hồ ( miền tây) đến, ông ta tự xưng là mình có thể niệm chú làm cho người chết. Đường Thái Tông liền ra lệnh chọn ngay một tráng sĩ trong quân đội ra cho vị tăng này thử. Trong cuộc thử nghiệm đó của tăng sĩ người Hồ, quả thực ông ta đã làm cho vị tráng sĩ đó chết đúng theo lời chú. Đường Thái Tông cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi ông Phó Dịch xem rốt cuộc là thế nào? Ông Phó Dịch đáp rằng :” Đây là phép thần. Nghe nói tà pháp không đúng đâu, nếu như ông ta có chú cho thần(19)thì chắc chắn không linh nghiệm”, Đường Thái Tông triệu tăng sĩ người Hồ yêu cầu chú cho ông Phó Dịch không ai ngờ rằng, chỉ một lúc sau tăng sĩ người Hồ bỗng nhiên ngã lăn ra chết ngay.
Theo ghi chép, vào những năm Trinh Quán cũng có một tăng sĩ nước ngoài đến, ông ta nói rằng mình có một chiếc răng Phật, chiếc răng này có thể nghiền nát bất cứ một vật cứng nào. Thế là dân trong thành Trường An xôn xao bàn tán. Sau khi nghe được tin này, ông phó dịch liền sai người đem sừng Linh Dương đến chọi nhau với chiếc răng gọi là răng Phật kia, kết quả là chiếc răng Phật bị vỡ nát còn các sừng Linh Dương thì không bị sứt mẻ gì, hai câu chuyện kể trên đây đều là do Đường Thái Tông đích thân chứng kiến. Rõ ràng đây là một chuyện rất rõ ràng về nguồn gốc.
Nhưng vào năm cuối Trinh Quán, có một tăng sĩ tên là Thiện Đạo đã bắt đầu tụ tập pháp môn phương tiện của nhà Phật, ông chỉ suốt ngày hành niệm cõi tịnh độ của Phật A Di Đà, và ông cũng yêu cầu các tín đồ không cần phải xuất gia, chỉ cần niệm danh hiệu của Phật A Di Đà ( tức là Đại thừa của Phật pháp) thì một khi niệm đến một trình tự nhất định nào đó, mình có thể vãng sinh về cõi Tịnh Độ Cực Lạc Tây Phương. Trong thành Trường An, ông Thiện Đạo đã phổ biến pháp môn phương tiện Tịnh Độ, đồng thời chép ra hành vạn cuốn “ A Di Đà Kinh”, những người đi theo pháp môn này thì vô số vô lượng, chỉ một thời gian, khắp các làng xóm, các ngó phố của kinh sư Trường An và ngay cả trong nội cung và ngoại cung không ngớt tiếng tụng niệm “ A Di Đà Phật”. Trước hiện tượng này, Đường Thái Tông Lý Thế Dân không những không can thiệp, không cản trở mà hơn thế nữa ông ta còn ra sức tán thán công đức của ông Thiện Đạo. Chính trong bầu không khí thuận lợi như thế này, Ông Thiện Đạo đã lập nên môn phái Tịnh Độ tông của Phật giáo Trung Quốc.
Vào năm Trinh Quán thứ 22 ( năm 648 sau Công nguyên) Đường Thái Tông đến cung Ngọc Hoa yêu cầu Huyền Trang vào tiếp kiến. Nhân cơ hội này, ngài Huyền Trang mời Đường Thái Tông viết lời tựa cho cuốn sách “ Du Già Sư Địa Luận” mà mình mới dịch. Để đạt được mục đích này, ngài Huyền Trang đã khen ngợi Đường Thái Tông và nói rằng:” Bần tăng chỉ ngưỡng một mình bệ hạ, một người trí lực tuyệt vời, giữ được kỷ cương ( phép nước), biết được đầu mối của muôn vật; thúc đẩy phát triển cho tương lai, làm cho trong ấm ngoài êm, đó là nhờ bệ hạ là một người không hoang dâm, không xa xỉ, không lãng phí, chăm chỉ cần mẫn, thái độ rất vững vàng, làm điều lành theo sự sắp đặt của trời”. Liền sau đó ngài Huyền Trang đã chứng minh và phân tích những chiến tích của Đường Thái Tông gọi là “ làm điều lành theo sự sắp đặt của trời”. Lúc đầu Đường Thái Tông từ chối viết lời tựa cho cuốn sách mới dịch của ngài Huyền Trang, nhưng về sau nghe lời khen ngợi như vậy của ngài Huyền Trang, nhà Vua lập tức đồng ý viết lời tựa cho cuốn sách “ Du Già Sư Địa Luận”. Lời tựa có tên là “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tựa”. Những ngày sau đó, ngài Huyền Trang kể lại đại ý của cuốn “ Du Già Sư Địa Luận “ cho vua Đường Thái Tông nghe, sau khi nghe ngài Huyền Trang kể, nhà vua lập tức cử người lên đông đô lấy ngay quyển sách đó về. Sau khi quyển luận đó được đem về.
Vua Đường Thái Tông đích thân xem xét rất kỹ, cảm thấy từ ngữ trong cuốn sách ấy nghĩa bao la rộng lớn, ý thâm sâu, những từ đó mình chưa hề được nghe, nhà vua liền đến phàn nàn với thị thần:” Trẫm đọc kinh Phật cứ như người đứng nhìn trời nhìn biển, nó bao la mênh mông chẳng biết đường nào, nay Huyền Trang pháp sư đi đến nơi xa xôi hẻo lánh đó mà xin được bộ kinh điển quý giá này, Trẫm uỷ thác cho mọi người tìm ra mà đọc, cội nguồn mênh mông vô biên, sách cửu lưu Nho giáo như một chiếc áo nhỏ, mọi người bàn tán rằng tam giáo hợp nhất, đó là những lời bàn tán bậy bạ”. Sau đó Đường Thái Tông lại hạ lệnh cho người chép quyển kinh sách luận này ra làm 9 bản, phân cho 9 châu, giúp cho nó được truyền đến khắp nơi. Đồng thời nhà Vua yêu cầu những người đứng đầu các địa phương cũng trình báo lên những chỗ mà mình còn chưa hiểu. Bộ “ Du Già Sư Địa Luận” đã chinh phục được Đường Thái Tông. Nhà Vua không những tỏ ra hoài nghi đối với chính sách cơ bản “ tam giáo hoà đồng” mà ông đã chủ trương; hơn thế nữa mọi sách lược xâm hại đối với Phật giáo cũng quên biến mất, nhà Vua muốn đưa tình hình theo hướng Phật giáo là độc tôn.
Bộ “ Du Già Sư Địa Luận” mà hoà thượng Huyền Trang đã dịch cũng là một những điển tịch( sách) quan trọng nhất của Từ Ấn Tông ( cũng còn được gọi là Duy Thức Tông, Pháp Tướng Tông) mà ngài Huyền Trang đã cùng với một đệ tử của mình là ngài Khuy Cơ lập nên. Ngay từ trước khi ngài Huyền Trang sang bên Ấn Độ, một số phần của bộ bộ “ luận” này cũng đã được truyền dịch trên đất Hán. Lần này ngài Huyền Trang đã dịch toàn bộ “ luận” này. Tiếng Phạn gọi là Du Già, thì tiếng Hán dịch là Tương ưng ý phải nhất quán, nghĩa thì phải tương hợp, tức là phương tiện khéo léo, linh hoạt, đúng như quyển gốc. Ở Ấn Độ, Du Già là chuyên chỉ một phương pháp tu hành, sau đó được Phật giáo đại thừa đang hưng khởi tiếp thu, bổ xung thêm, một số nội dung của Phật giáo, phát triển thành đại thừa hữu tông. Theo thuyết pháp của tông giáo này, nếu như tăng lữ mà tu hành và tư duy theo tăng luật, giáo pháp, pháp nghĩa của bản tông đó thì có kết quả của việc tu hành hoặc tư duy sản sinh từ đó ra đều là Tương Ưng, đồng thời phương tiện khéo léo, linh hoạt đúng mực.
Nội dung chủ yếu của “ Du Già Sư Địa Luận” là chỉ rõ người tu hành theo du già, phải thực hiện theo “ thâp nhất địa” ( 17 địa vị) mà Phật giáo gọi là cảnh, hành, quả tức là 17 bước tu hành chính quả cuối cùng thành Phật. Lý luận kiểu này tuy rằng rất là rối rắm và phức tạp, nhưng nó đã chỉ rõ con đường thành Phật. Các học phái học tập tu hành theo Phật giáo thời Tấn Tống như Bát Nhã Học, Niết bàn học và sau là Thiên Thai tông đều có những lý luận rõ ràng chi tiết, đem lại cho người ta ấn tượng rất rõ nét, đối với người Trung Quốc mà nói, nó lại có một hương vị mới mênh mông vô cùng. Do đó đối với Đường Thái Tông vào những năm cuối đời, nó cần thiết và quan trọng hơn nhiều so với hy vọng gửi gắm về tác dụng thế tục của luân lý đạo đức Nho gia.
Vào mùa thu năm Trinh Quán thứ 22, Lý Thế Dân yêu cầu ngài Huyền Trang lại tiếp tục ca ngợi công đức của Phật giáo. Đường Thái Tông lập tức hỏi” Muốn trồng cây công đức, làm thế nào cho tốt nhất?” Ngài Huyền Trang liền đáp rằng:” chúng sinh mê muội, nếu không có tuệ thì không khởi lên được, mầm của tuệ phải vun trồng, pháp chỉ là hạt giống, hoàng pháp vì con người, trước hết phải độ tăng”. Theo kiến nghị của ngài Huyền Trang, Đường Thái Tông liền hạ chiếu độ tăng, trong chiếu đó nhà Vua dụ rằng:” Trẫm sống ở thời nhiễu loạn, luôn phải lo lắng việc binh đao, phải dãi gió dầm mưa, phải ngủ trên mình ngựa, chứng bệnh chưa hết, gần đây đã được bình phục, có lẽ vì điều phúc này nên cần phải dừng việc binh đao chăng?” Sau khi Đường Thái Tông ra chiếu độ tăng, các tăng ni trong toàn quốc được lên độ hơn 18500 người.
Vào tháng 4 năm Trinh Quán 23 ( năm 649 sau Công nguyên) Đường Thái Tông đến cung Thuý Vi và yêu cầu ngài Huyền Trang đi cùng. Sau khi ngài Huyền Trang vào trong cung, ngài chỉ tán huyền luận đạo ( sự xâu xa bi diệu, mầu nhiệm của Phật giáo) với Đường Thái Tông. Đường Thái Tông hỏi ngài Huyền Trang về nhân quả báo ứng và các câu chuyện cổ tích về tiên thánh miền Tây. Ngài Huyền Trang liền dẫn kinh Phật ra trả lời. Đường Thái Tông tin tưởng hết mức, đã nhiều lần nắm vạt áo của ngài Huyền Trang nói rằng:” Trẫm gặp thầy hơi muộn nên không thể hoằng dương Phật pháp được nữa rồi”. Điều này cho ta thấy rằng, vào những năm cuối đời, Đường Thái Tông cũng cảm thấy tiếc rẻ vì mình không thể hoằng dương được Phật pháp, điều này đã cách xa một trời một vực so với hoài bão của ông ta từ trước đây. Nói chung các vị Đế Vương của Trung Quốc thường có một ảo tưởng là mình đi cầu Pháp trường sinh bất lão, từ đó giúp cho mình được thống trị thiên hạ lâu hơn nữa. Ngày xưa Tần Hoàng Hán Vũ vào những năm cuối đời đã tin phục và đi theo một phương thuật của đạo sĩ.
Ông ta đã không tiếc cả mạng sống của mình để uống các thứ thuốc thần tiên linh nghiệm. Đạo sĩ có phương thuật này nhân cơ hội được chiều chuộng, ông ta lừa hết trò này đến trò nọ, do đó đến khi họ chết họ vẫn không được tỉnh ngộ. Cả nửa cuộc đời Lương Thái Tông rong ruổi trên lưng ngựa, tiếp sau đó Đế Vương được hơn 20 năm, do đó mà ông cũng có một ảo tưởng là mình được trường sinh bất lão. Xuất phát từ mục đích này , Đường Thái Tông nghĩ đến việc mình không sớm quảng dương ( phổ biến rộng) Phật Pháp mà biết rằng công đức của mình rất mỏng và nhỏ, do đó mãi đến tận cuối cuộc đời ông ta vẫn luôn luôn cảm thấy nuối tiếc. Vào tháng 5 năm Trinh Quán 23, Đường Thái Tông Lý Thế Dân vì dùng loại thuốc tiên do một phương sĩ sao luyện mà bị ỉa chảy kéo dài không chữa khỏi, cuối cùng là chết.
Sự tin sùng vào Phật giáo của Đường Thái Tông Lý Thế Dân vào những năm cuối đời cũng có liên quan trực tiếp với những được mất của ông ta về mặt chính trị. Thời kỳ đầu ngay sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi, ông ta lập tức lấy việc nhà Tuỳ suy vong làm tấm gương cho mình. Về mặt chính trị và kinh tế ông ta đã cho thực hiện một loạt biện pháp có lợi cho nền thống trị của triều đại. Bản thân Đường Thái Tông ngay từ đầu cũng đã chăm chú lắng nghe lời khuyên can của quần thần, đồng thời cũng giống như Nguỵ Trưng ( Vua đời Tuỳ) ông khuyến khích cảm ơn người dám thẳng thắn dâng lời khuyên can. Chính vì vậy đã có một thời chính trị mà sử tịch khen ngợi gọi là thời đại hưng thịnh “ Thịnh trị Trinh Quán”. Thời đại thịnh trị đồng thời cũng tạo nên cho Đường Thái Tông một thái độ kiêu căng tự mãn. Bản thân Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng là một người có tài năng hơn người, điều này càng trở thành điều kiện để ông ta tự mãn kiêu ngạo. Ngay từ những năm Trinh Quán, ông ta đã tự vỗ ngực mà rằng” Trẫm khởi binh từ năm 18 tuổi, năm 24 tuổi bình định được thiên hạ, năm 29 tuổi được lên ngôi hồi đó, uy lực nay đã hơn hẳn người xưa; ngay từ nhỏ Trẫm đã theo việc binh đao chiến khắp nơi, không có thời gian mà đọc sách, từ những năm Trinh Quán đến nay, Trẫm trong tay không có lấy quyển sách của Phật, biết nguồn gốc của phong hoá, nguồn gốc của chính lý, điều này cũng có thể gọi là việc học hành hơn cả người xưa;
Xưa kia Chu Tần đầu hàng kẻ Nhung địch (20)nội xâm, ngày nay chúng đã cúi đầu làm thần thuộc, hoà bão này cũng đã hơn người xưa” Ba phương diện mà ông ta tự khoe khoang mình đã trở thành những chướng ngại cho con đường tiến cử của ông ta vào những năm cuối đời. Ông ta đã không tận tâm lắng nghe những lời khuyên can như trước đây nữa, càng ngày càng muốn phô trương sức mạnh, Ông đã từng ba lần đi đánh Liêu Đông không nổi, ông đã cảm thấy sức lực của mình không còn được như trước nữa. Do đó ông bắt đầu chú ý đến Phật Pháp. Vào những năm cuối đời, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tin theo Phật Pháp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lập trường và thái độ đối với Phật giáo của Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên và một số người khác.
Vương Chi Bình