Mục Lục

Sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc vào giữa thời Lưỡng Hán, ngoài Ngài Cảnh Lô là học trò của tiến sĩ thời Tây Hán Ai Đế được lệnh của Vương Đại Nguyệt thị truyền khẩu cho” kinh Phù Đồ” và ngài Ca Diếp Ma Đằng thời Đông Hán Minh Đế dịch kinh “ Tứ Thập Nhị Chương” trong suốt thời kỳ Đông Hán hầu như không có bộ kinh Phật nào được dịch ra, hơn thế nữa tình hình cụ thể của Phật giáo được bắt đầu lưu truyền trong Trung Quốc như thế nào, cũng khó tìm thấy những sử liệu nói chi tiết. Nhưng vào cuối thời kỳ Đông Hán, tức là Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế còn đang cầm quyền, việc dịch các bộ kinh điển của Phật giáo và tình hình cụ thể của Phật giáo được bắt đầu lưu truyền trong Trung Quốc như thế nào, cũng khó tìm thấy sử liệu nói chi tiết.

 Nhưng vào cuối thời kỳ Đông Hán, tức là Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế còn đang cầm quyền, việc dịch các bộ kinh điển của Phật giáo và tình hình cụ thể của việc lưu truyền Phật giáo đã được ghi chép rất nhiều ở trong sử sách. Theo ghi chép, hồi đó một số vị tăng, sĩ người Hồ nổi tiếng đã đến Trung Hoa như ngài An Thế Cao ( người vùng An Tức, bây giờ thuộc cao nguyên iran), ngài Chi Sấm ( người dân Đại Nguyệt Thị)...dịch ra một số lượng lớn kinh Phật, khiến cho ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng được mở rộng. trong suốt thời kỳ Đông Hán, pháp luật của nhà nước cấm người Hán xuất gia ( tức đi tu). Vào cuối thời Đông Hán, việc cấm người Hán xuất gia mới được bãi bỏ. Người Trung Quốc xuất gia đầu tiên làm tăng sĩ tên là Nghiêm Phù Điêu ( cũng còn gọi là Nghiêm Phật Điêu). Ngài quê gốc ở một vùng ven sông Hoài thuộc tỉnh An Huy. Truyền thuyết nói rằng, thuở niên thiếu ngài rất thông minh, thật thà chất phác, nhanh nhẹn, hiếu học. Sau khi xuất gia, ngài đã cùng từng với ngài An Huyền ( người An Tức, một tăng sĩ người Miền Tây) xây dựng những nơi kinh dịch Phật, giúp đỡ các hoạt động dịch kinh, và phiên dịch được rất nhiều kinh Phật, hồi đó ngài đã khá nổi tiếng và có uy tín.

Do các bộ kinh điển của Phật giáo được phiên dịch khối lượng lớn và dần dần được lưu hành đã làm tăng lên đáng kể sự hiểu biết của người dân Hán đối với Phật giáo. Nhưng Phật giáo lại là một tôn giáo ngoại lai, muốn cắm sâu, bám chắc vào mảnh đất Trung Quốc này quả là một việc không dễ dàng. Do đó thời kỳ đầu dịch kinh sách Phật giáo, các vị phải nhờ đến tư tưởng của các nhà nho giáo và tư tưởng của Đạo giáo để giải thích rõ giáo nghĩa của đạo Phật. Cuối thời Đông Hán đã từng có quyển sách “ Mâu Tử Lý Học Luận”, do các phần tử tri thức người Hán viết, quyển sách đó tập trung phản ánh sự hiểu biết của những phần tử tri thức đối với Phật giáo. Như trong cuốn sách đó, khi giải thích thế nào là Phật đã nói rằng, Phật là một dạng Thuỵ Hiệu( cách gọi của vua quan sau khi qua đời), nó cũng giống như cách gọi Tam Hoàng Ngũ Đế của truyền thống Trung Quốc.

 Cách giải thích như vậy trên thực tế là dùng những tư tưởng của Nho giáo để giải thích Phật giáo. trong quyển sách đó, khi giải thích những đặc tính của Phật cũng nói rằng: Phật cũng chính là tổ tiên của đạo đức, ngài có thể biến hoá hư ảo, có thể chia ra làm nhiều phần, hoặc nó sống, hoặc nó chết, có thể to hoặc nhỏ, có thể vuông, hoặc tròn, có thể già hoặc trẻ, có thể mờ hoặc rõ; hoặc có thể vứt vào lửa mà không bị cháy, bị dao chém mà không bị thương, sống ở nơi bùn tanh hôi mà không bị nhiễm, ở chỗ hoạn nạn mà không bị hoạn nạn; Phật đi lại bằng cách bay, khi tĩnh toạ toàn thân phát ra sáng loà... ở đây cái gọi là tổ tiên của đạo đức là ý nói lên đạo giáo tôn phụng Lão Tử; cái gọi là nhẫn nại và bền bỉ của Phật, tức là nó giống như sự nhẫn nại và bền bỉ của các vị thần tiên mà từ thời chiến quốc trở lại đây các nhà âm dương thường miêu tả. Trên thực tế, suốt thời kỳ Đông Hán, thậm chí đến cuối thời kỳ Đông Hán, trong lòng nhân dân Trung Quốc, Phật giáo chỉ là một đạo mà nhân dân sùng bái Lão Tử. Sự nhận thức này được phản ánh tập trung bằng các hoạt động tôn giáo mà cụ thể là Đông Hán Hoàn Đế cùng thờ Phật và Lão Tử.

Đông Hán Hoàn Đế Lưu Chí lên ngôi vào năm 147 sau công nguyên, lúc ấy ông mới 15 tuổi. Hồi đó mọi việc trong Triều đều do Lương Thái Hậu và người anh trai tên là Lương Kỳ cai quản và giải quyết. Hán Hoàn Đế chẳng qua chỉ là một con rối bù nhìn. Năm Diên Hi thứ 2 (159 sau Công nguyên), được sự giúp đỡ của một số hoạn quan, Hán Hoàn Đế đã ám sát Lương Kỳ, đồng thời cũng cho mưu sát quãng hơn chục người thân cận của Lương Kỳ. Do đó các hoạn quan đóng một vai trò rất quan trọng. Hán Hoàn Đế liền bổ nhiệm các hoạn quan giữ nhiều trọng trách trong Triều và giữ một số trọng trách ở một số địa phương. Do đó đã hình thành nên một tình thế chuyên quyền của các ông hoạn quan. Một số phần tử trí thức đã tỏ ra bất mãn trước sự lạm quyền của các ông hoạn quan, họ đã công khai đả kích tập đoàn hoạn quan liền nhân đó xúi dục Hoàn Đế ra tay trừng phạt các phần tử trí thức này với tội danh” đồng đảng”. Điều đó khiến cho triều đình và tình hình trính trị trong nước càng trở nên hỗn loạn.

 Trước tình hình như vậy, Hán Hoàn Đế vẫn thản nhiên sống với cuộc sống cực kỳ hoang dâm và đồi truỵ. Theo sử sách ghi chép để lại, Hán Hoàn Đế có ba Hoàng Hậu, hàng ngàn cung nữ suốt ngày say sưa hưởng lạc. Để cầu cho mình sống lâu trăm tuổi, trong cuộc sống tinh thần Hán Hoàn Đế tỏ ra là một con người cực kỳ mê tín, ông mong muốn bằng các nghi lễ cúng bái tôn giáo, mình sẽ được các thần linh che chở. Trong lòng ông ta tôn thờ cả Hoàng Đế và Lão Tử. Hoàng Đế và Lão Tử lúc này được các chiến binh từ thời chiến quốc trở lại suy tôn như là thần tiên, lúc đó có một đạo gọi là đạo Hoàng Lão được lưu hành. Theo truyền thuyết vào năm Diên Hy thứ 8 ( năm 166 sau Công nguyên) Hán Hoàn Đế mơ thấy mình và Lão Tử đang ở bên nhau, do đó Hán Hoàn Đế đã 2 lần cử người đến huyện Khổ ( theo truyền thuyết đó là cố hương của Lão tử, nay là Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam) để cúng tế Lão Tử, đồng thời hạ lệnh xây ngay một miếu thờ Lão Tử ở huyện Khổ, cùng thời gian này, Hán Hoàn Đế còn cử người đến huyện Mông ( ngày nay ở gần Thượng Khâu thuộc tỉnh Hà Nam) làm lễ cúng tế mộ Vương Tử Kiều tiên nhân cổ đại để mong bớt bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và được lên cõi thần tiên. Ngoài ra, ở trong cung điện ông còn tổ chức nhiều lần tế lễ Hoàng Lão theo như nghi lễ tế trời đất. Ở đất Trung Hoa ông đã xây dựng được 8 điện tế lễ, trong các điện đó toàn là ngọc ngà châu báu, tìm đủ ba loại súc sinh để làm đồ tế lễ để mong được phúc thọ cát tường.

Cùng với việc tế lễ Hoàng Lão, Hán Hoàn Đế còn cho xây dựng các chùa thờ Phật ở trong cung điện để mong được Phật phù hộ, che chở. Hồi đó có một vị đại thần tên là Nhượng Khải. Ông ta với Hán Hoàn Đế như hình với bóng. Ông dâng thư lên Hoàng Đế khuyên rằng:” Chúng thần nghe nói hiện giờ bệ hạ đang cùng thờ Phật và Hoàng Lão ở trong cung điện thành tâm tế lễ. Thần nghe nói Hoàng Đế và Phật giáo đều chủ trương dùng” thanh tịnh vô vi” để giữ tĩnh tâm đồng thời thương chúng sinh, không ủng hộ tàn sát, mọi người phải giảm bớt ăn chơi xa xỉ. Bây giờ bệ hạ lại thèm khát đủ điều, chém giết một cách vô cớ và tàn nhẫn, đi ngược lại với những gì mà đạo Phật và Hoàng Đế đã đề xướng. Giờ đây bệ hạ vừa thờ cả Phật và Hoàng Lão, vậy thì làm sao có thể nhận được sự che chở của cả hai bên”. 

Lời khuyên răn của ông Nhượng Khải cho thấy rõ, hồi đó trong lòng mọi người, bao gồm cả trong tâm thức của Hán Hoàn Đế, Phật Đà và Hoàng Lão đều là thần dân ( có ý là mê tín), họ đều chủ trương “thanh tịnh vô vi” ( tức là hết sạch mọi vọng niệm, mọi ảo tưởng). Do đó Phật giáo và Hoàng Lão tương đối giống nhau. Xét từ mục đích của việc Hán Hoàng Đế cùng thờ Hoàng Lão, Phật ta có thể thấy rõ mục đích chính là ông muốn được nhiều điều tố lành, sống lâu trăm tuổi hoặc là cao hơn một bước nữa là muốn cầu thành tiên, sống trên cõi trời. Trên thực tế, hồi đó các nhà thần tiên của Hoàng Lão, không ít người đã được gọi là thầy phù thuỷ, thần tiên, hơn thế nữa một số nội dung của kinh Phật và truyền thuyết Phật giáo lúc bấy giờ cũng được lý giải bắng những phép thuật thần tiên. Như trong kinh:” Khi nào tu đắc quả La Hán, thì có thể biến hoá muôn hình vạn dạng và kéo dàu tuổi thọ, làm được những việc kinh thiên động địa”. Trong thời gian này, việc tu tập của Phật giáo cũng có ý nghĩa là mong được trường sinh bất lão và biến thành tiên. Do đó Hán Hoàng Đế mới cho rằng, Phật và thần tiên Hoàng Lão không khác nhau là mấy. Việc thờ cúng Phật và Hoàng Lão đều là muốn được phù hộ che chở, đem lại điều tốt lành, kéo dài tuổi thọ và thành thần tiên.

Còn về thái độ nhận thức của các Đế Vương của giai cấp phong kiến cùng đông đảo nhân dân thời cuối Đông Hán đối với Phật giáo, thì tăng đoàn Phật giáo một mặt nhờ sự giúp đỡ của việc bói toán âm dương và các phép thuật thần tiên đã vốn có trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến mở rộng ảnh hưởng của mình, một mặt khác tăng đoàn Phật giáo cũng đẩy nhanh công tác phiên dịch các bộ kinh Phật. Cuối thời Đông Hán, công tác dịch kinh Phật tất nhiên đều trông cậy phần lớn vào các Tăng sĩ nước ngoài, chỉ có một số ít tăng sĩ và cư sĩ người Hán cùng tham dự vào đó, nhưng họ chỉ có làm các công việc mang tính chất phụ giúp; hồi đó các tăng sĩ nước ngoài bộ kinh gì đến thì họ liền dịch bộ kinh đó.

 Hơn thế nữa Phật giáo chưa phân thành Đại thừa và Tiểu thừa, mọi người đều coi những bộ kinh đó là những lời thuyết giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni; công tác phiên dịch kinh sách chủ yếu tiến hành trong dân gian, không hề được ủng hộ trực tiếp của giai cấp cầm quyền. Cùng với công tác phiên dịch kinh sách liên tục phát triển, ảnh hưởng của Phật giáo cũng nhờ đó mà tăng thêm, phạm vi lưu hành cũng nhờ đó mà càng ngày càng mở rộng. Thời Tào Nguỵ đã có lúc Phật giáo và các thần tiên Hoàng Lão bị cấm chỉ, nhưng đến thời Nguỵ Minh Đế trị vì( 227-240 sau công nguyên), lệnh cấm đã được bãi bỏ. 

Tương truyền rằng, Nguỵ Minh Đế đã từng muốn phá ngôi chùa thờ Phật mới được xây dựng xong không bao lâu ở phía Tây cung điện. Lúc đó có một vị tăng sĩ người Hồ lập tức mang đến một cái chậu bằng vàng đựng đầy nước đặt trước cung điện, đồng thời thả một viên Xá Lợi phật vào trong đó ( Xá lợi là dịch từ chữ Phạn” Thiết Lợi La” có nghĩa là cơ thể hoặc là xương cốt, tức là thi thể của Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi hoả thiêu còn lại những viên lóng lánh như ngọc; về sau cũng có ý chỉ những bộ xương của những vị hoà thượng tu hành đã khá cao khi hoả thiêu cũng còn lại những viên ngọc lóng lánh), lập tức nước trong chậu toả ra một màu sáng lóng lánh. Thấy vậy, Nguỵ Minh Đế không những từ bỏ ý đồ ban đầu là muốn phá bỏ mấy tháp thờ Phật, hơn thế nữa ngài lại vô cùng ca ngợi Phật giáo. 

Thời kỳ chiến tranh hoạn lạc cuối Hán, một vị tăng sĩ tên là Chi Khiêm ( hậu duệ của Đại Nguyệt Thị) vì muốn tránh hoạn nạn của chiến tranh mà đã chuyển sang sinh sống ở đất Ngô, Chúa Ngô lúc bấy giờ là Tôn Quyền nghe nói Chi Khiêm thông minh tài giỏi, lập tức cho gọi vào bái kiến, đồng thời yêu cầu Chi Khiêm giảng giải một số đạo lý của Đạo Phật. Trong lúc trả lời Tôn Quyền, Chi Khiêm đã dẫn chứng thêm nhiều luận cứ và tài liệu khác để giải thích những giáo nghĩa của Phật giáo, điều đó đã thức tỉnh mạnh mẽ Tôn Quyền; do đó Tôn Quyền lập tức suy tôn Chi Khiêm là tiến sĩ, đồng thời yêu cầu Chi Khiêm dạy dỗ cho Thái Tử đang ở Đông Cung tên là Tôn Đăng học tập và nghiên cứu Phật pháp.

 Đến thời kỳ Tây Tấn, trung tâm của các hoạt động Phật giáo là Lạc Dương và Trường An, đặc biệt là Lạc Dương. Theo ghi chép trong cuốn” Lạc Dương Già Lam Ký”(“ Già Lam” là dịch âm của từ “ Chùa Phật” tiếng Phạn) của Dương Huyễn Chi thời bắc Nguỵ, hồi đó trong nội thành Lạc Dương có rất nhiều chùa thờ Phật, tất cả có hơn 42 ngôi. Đến thời kỳ của giai cấp thống trị Sĩ Tộc Môn Phiệt thời Tây Tấn, những người này gửi gắm tâm linh của mình vào trong các chùa thờ Phật, có một số người trong Hoàng tộc bắt đầu tôn sùng Phật giáo. Tư Mã Toại ( con tri Tư Mã Tuần, cháu gọi Tư Mã Ý là bác ruột) lúc đầu phong làm Tế Nam Vương sau đổi lại thành Trung Sơn Vương, từng là thí chủ lớn nhất cho việc chép kinh và dịch kinh.

 Vào thời kỳ Tân Huệ Đế, Hà Gian Vương Tư Mã Ngung trong lúc làm nhiệm vụ trấn ải đã từng quan hệ khá thân với một số cao tăng, đồng thời đối xử theo lễ nghĩa, làm cho mối quan hệ chuyện trò bạn bè của ngài ngày càng nồng thắm hơn. ( Hà Gian Vương tức Hà Gian Hiến Vương, tức Lưu Đức, Vương đế cuối cùng của Tây Hán, mất quãng năm 130). Nghĩa cử này của ngài đã tác động đến thành viên khác trong nội bộ tập đoàn thống trị khiến cho họ rất tôn sùng Phật giáo, từ đó Phật giáo được lưu hành và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Sau khi nhà Tấn chuyển xuống phía nam, có một số các Đế Vương nhà Đông Tấn bắt đầu tin tưởng và tôn thờ Phật giáo. trong sử có ghi lại, ngài Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ ( trị vì vào năm 317 đến năm 323 sau Công nguyên) rất giỏi thư hoạ, đặc biệt là về vẽ hình tượng Phật. Ngày nào ngài cũng mải mê với nghiên bút mực son, ngài vẽ các hình tượng Phật để tự mình và quan thần thờ trong CUng, hoặc phân pháp cho các hạ thần đem về thờ cúng. Một thời trong Triều mọi người đã coi mình được Tấn Nguyên Đế thưởng cho một bức tranh Phật là một điều rất vinh dự. Có một số hạ thần rất thán phục tài năng của Tấn Nguyên Đế, họ hi vọng Tán Nguyên Đế có thể lấy danh nghĩa Triều đình hoặc danh nghĩa là Hoàng Đế viết lên mỗi bức tranh Phật một bài ca tụng Phật pháp. Nhưng cũng có một số hạ thần ra sức khuyên can rằng, đó là một tôn giáo ngoại lai, không hề có trong các hệ thống tôn giáo truyền thống Trung Hoa, do đó không thể lấy danh nghĩa Triều Đình hoặc là danh nghĩa Hoàng Đế để ca tụng Phật giáo. Sự thật lịch sử này cho thấy rằng, trong quá trình phát triển của mình, Phật giáo bắt đầu có những xung đột gay gắt không thể tránh khỏi đối với nền văn hoá truyền thống ở Trung Quốc, mà sự xung đột này càng ngày càng diễn biến một cách gay gắt và mở rộng.

Năm thứ sáu của Hàm Khang Tấn Thành Đế( năm 340 sau Công nguyên) một vị trung Thư giám tên là Dữ Băng ông ta nhận thấy một điều rõ ràng là Sa môn Phật giáo khi vào yết kiến các Đế Vương chỉ chào hỏi bình thường mà không chịu quỳ bái. Điều này trái với luân lí Nho giáo của Trung Quốc, do đó họ đã dâng thư lên Tấn Thành Đế bắt các Sa môn quì bái cung kính các bậc Đế Vương quí tộc. Vị Thượng Thư bèn ra lệnh cho ông Hà Xung và những người khác lập tức dâng thư lên Thành Đế, cho rằng các Sa môn không cần phải quì bái tôn kính các bậc Vương giả, do đó Thành Đế liền mệnh lệnh cho vị quan phụ trách nghi lễ chủ trì một cuộc họp của quần thần bàn kỹ về vấn đề này. 

Trong cuộc họp đó hai bên bàn cãi gay gắt, ai nấy đều đem ra những chứng cớ, lý lẽ của mình, Ông Hà Xung và những người phản đối đều là những tín đồ tin sâu Phật giáo, họ đưa ra lý lẽ rằng, sau khi Phật giáo truyền vào trung Quốc, trải qua rất nhiều đời đều không có một vị Sa môn nào phải quì bái các vương giả. Hơn thế nữa, họ còn chủ chương các Vương giả cần phải tôn trọng và tuân theo giới luật của Phật giáo, không được bắt các Sa môn phải khom lưng quì gối. Nhưng ông Dữ Băng và một số người theo ông đều coi rằng “ trung với vua hiếu với cha mẹ” là tam cương ngũ thường luân lý truyền thống của Trung Quốc. Bất cứ ai đều phải tôn kính pháp gia hộ cho các đế Vương. Sự thành kính và tình cảm của họ thì khó mà dùng lời lẽ để miêu tả hết được.

Trước sự đấu tranh gay gắt của cả hai phía Tấn Thành Đế tuy vẫn ra lệnh bắt các Sa môn quì bái trước mặt các vương giả, nhưng cuối cùng ngài cũng không biết mình phải làm gì, bởi vì ngài cảm thấy hai bên đều có lý, nền trính trị phong kiến truyền thống vừa không thể tách rời giáo nghĩa tam cương ngũ thường của Nho giáo, nhưng Phật giáo cũng thực sự có lợi cho” Vương Hoá”. Do đó các vấn đề Sa môn phải quì bái các Vương giả. cuối cùng Tấn Thành Đế không đưa ra quyết định. Điều này chứng tỏ rằng, trong quá trình “Trung Quốc hóa” ở Trung Quốc, giữa Phật giáo và nền văn hoá truyền thống của Trung Quốc đã nảy sinh sự xung đột này cuối cùng đã dẫn đến sự tranh luận mang tính chất thực chất. 

Sau thời kỳ Đông Tấn Thành Đế thì Tân Ái Đế ( trị vì năm 362 đến năm 366 sau Công nguyên) lại rất coi trọng Phật pháp, ngài đã nhiều lần mời các vị cao tăng vào trong Cung điện giảng Phật pháp, giảng kinh Phật. Tấn Giản Văn Đế ( trị vì năm 371 đến năm 373 sau Công nguyên) cũng lại rất tôn sùng Phật giáo, ngài cũng đã nhiều lần đích thân đến chùa Ngoã quan để nghe các vị cao tăng giảng kinh. Tấn Hiếu Thành Đế ( trị vì năm 373 đến năm 396 sau Công nguyên) đã cho xây một tịnh xá ( tức chùa thờ Phật) ngay trong cung điện rồi đón các Sa môn vào đó, cùng các Sa môn thắp nến trao đổi kinh pháp thâu đêm. Vị Hoàng Đế cuối cùng của thời Đông Tấn là Cung Đế cũng là người tin sâu vào Phật giáo, ngài đã là người bỏ ra hàng vạn đồng tiền đồng đúc một tượng Phật cao một trượng sáu xích ( 5m) đồng thời ngài tự mình đi bộ xa hàng chục lý ( 5km) đem bức tượng đồng đó đến cúng dàng tại chùa Ngoã Quan. Những ví dụ trên đây cho ta thấy rõ, mối quan hệ giữa các Đế Vương với Phật giáo ngày càng sâu sắc khiến cho Phật giáo dần dần trở thành một trong những tín ngưỡng phổ biến trong xã hội cổ đại Trung Quốc.

Vương Chí Bình




Có phản hồi đến “3. Hán Hoàn Đế Thờ Phật Và Lão - Tấn Thành Đế Chiêu Nạp Sa Môn.”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com