Mục Lục
Từ thời Đông Hán, rất nhiều dân tộc thiểu số ở vùng biên thuỳ phía Tây Bắc đã bắt đầu chuyển vào sống trong nội địa, họ cùng sinh sống với người Hán tại vùng lưu vực sông Hoàng Hà rộng lớn phía Bắc. Trong các dân tộc thiểu số này, chiếm nhiều nhất là các dân tộc như Hung Nô, Tiên Ti, Kiệt, Đê, Khương, sử sách gọi đây là “ Ngũ Hồ”. Dưới thời Tây Tấn sự tranh dành quyền lục trong nội bộ tập đoàn thống trị ngày càng diễn ra gay gắt , do đó làm nổ ra các cuộc chiến tranh gây mang tính chất nội chiến nhà Tây Tấn thì “ danh tồn thực vong”. Năm đầu tiên của Vĩnh Hưng - Tấn Huệ Đế ( năm 304 sau công nguyên) một vị quí tộc Hung Nô tên là Lưu Uyên khởi binh, tự xưng mình là Vương, sau đó lại tự xưng là Đế, thành lập nên chính quyền Hậu Hán
Sau khi con của ông ta tên là Lưu Thông lên ngôi; cậu ta liền lập tức tấn công Lạc Dương rồi tràn về Trường An , diệt hết Tây Tấn. Những người còn sót lại trong dòng tộc liền trôi dạt về phía nam theo sông Trường Giang, lập nên Vương Triều Tấn tại vùng Giang Nam, theo sử sách gọi là Đông Tấn . Từ đó trở đi, cả một vùng rộng lớn phía Bắc sông Trường Giang,” Ngũ Hồ” liên tục cát cứ ( chia cắt rồi chiếm đóng) các vùng để lập nên các chính quyền , về sau sử sách gọi là “ Ngũ Hồ thập lục quốc” ( 16 nước của Ngũ Hồ) Đạo An số là những người tôn sùng Phật giáo , trong đó các Đế Vương như người Kiệt lập nên nhà Hậu Triệu, nhà đế lập nên nhà Tiền Tần, người Hung Nô lập nên Bắc Lương và người khương lập nên nhà Hậu Tần. Tất cả các Đế Vương này đều rất tôn sùng Phật giáo , điều này đã thúc đẩy Phật giáo tiếp tục được truyền bá và phát triển mạnh mẽ ở một vùng rộng lớn phía bắc Trung Quốc .
Vào năm Vĩnh Gia thứ năm ( năm 311 sau Công nguyên) vào thời Tây Tấn Hoài Đế, bộ tướng Hậu Hán ra lệnh cho Thạch lặc tấn công vào các quận của Dự Châu, khi đội quân tiến đến gần sông Trường Giang thì được lệnh quay trở lại đóng đồn ở Cát Bi,( ngày nay thuộc phía bắc Tân Sát tỉnh Hà Nam) sát hại mọi người một cách tàn bạo vô tội vạ các Sa môn Phật giáo cũng bị vạ lây, những người bị sát hại rất nhiều. Lúc này có một vị Hoà thượng tên là Phật Đồ Trừng người miền Tây ngài đã bất chấp cả sinh mệnh của mình thuyết phục Thạch Lặc từ bỏ chém giết các sinh linh một cách vô tội vạ. Vị hoà thượng này đến chỗ ở Thạch Lặc, trước tiên ngài đến cư trú tại nhà một vị Đại tướng thuộc hạ của Thạch Lặc tên là Quách Hắc Lược, Quách Hắc Lược là một người cũng tôn thờ Phật giáo.
Lúc đó vị đại tướng này đã được Phật Đồ Trừng truyền cho Ngũ Giới (2) , lập tức vị tướng này làm lễ kết nghĩa anh em với Phật Hồ trừng. Từ đó trở đi, cứ mỗi trận chinh chiến bên cạnh Thạch Lặc, đại tướng Quách Hắc Lược thường thường đoán trước được khả năng thắng thua, từ đó trở đi khiến cho Thạch Lặc vô cùng kì lạ, cuối cùng Thạch Lặc đã đến hỏi vị tướng Quách Hắc Lược nguyên nhân ở đâu, Quách Hắc Lược liền đáp:” Có một vị hoà thượng ở miền tây tên là Phật Hồ Trừng, đạo thuật của ngài vô cùng là thần thông quảng đại, vị hoà thượng này thường nói rằng vị tướng quân đây có mối bất đồng với những người ở Hoa Hạ (3), có điều ngoảnh mặt về phía Nam. Giờ đây thuộc hạ đã làm lễ tôn hoà thượng ấy làm thầy, những lời tiên đoán thắng thua trước đây đều do vị hoà thượng ấy dạy cho thuộc hạ”. Sau khi nghe kể vậy, Thạch Lặc vô cùng sung sướng, ông Trường An cho rằng tiên trời đã ban thưởng cho mình, lập tức cho gọi Phật Đồ Trừng đến và hỏi:” Phật pháp có những phép mầu linh nghiệm gì?” Phật Đồ Trừng liền đáp:” Phật Pháp thần thông quảng đại mà Phật giáo chúng con tôn thờ có thể kiểm nghiệm bất cứ lúc nào”. Nói xong hoà thượng lập tức lấy ra một cái chậu rồi đổ đầy nước vào trong chậu đó, sau đó thắp một nén hương và cầu khấn. Một lúc sau trong chậu mọc lên một bông hoa sen màu xanh, rồi nó từ từ lớn lên, toả sáng long lanh loá mắt. Chứng kiến cảnh tượng kì lạ này Thạch Lặc liền tỏ ra kính phục Phật Đồ Trừng ở ngay bên cạnh mình.
Thạch Lặc tự là Thệ long, người dân tộc Kiệt thuộc quận Thượng Đảng ( ngày nay thuộc huyện Trường trị Tỉnh Sơn tây), ông đã từng nói với Lưu Uyên khởi binh chống lại nhà Tấn. Ông đã thu nạp thêm nhiều lực lượng lớn cho mình trong cuộc chiến tranh với quân Tấn và các dân tộc thiểu số khác đã cát cứ các vùng. Sau khi chính quyền Hậu hán của Lưu Thông bị chính quyền Tiền Triệu của Lưu Diệu thu hồi, Thạch Lặc nguyên là Hậu Hán Bộ tướng đã cắt dứt quan hệ với Lưu Diệu, đồng thời tự xưng mình là đại tướng quân, Đại Đơn Vu, Vương triệu, lập nên chính quyền Hậu triệu, lấy thủ đô là Tương Quốc ( ngày nay là huyện Hình Đài thuộc tỉnh Hà Bắc). Năm 329 sau công nguyên, Thạch Lặc dẫn quân đi tiêu diệt Lưu Diệu nhà tiên triều chiếm hết cả vùng rộng lớn phía Bắc, năm sau lập tức lên ngôi Hoàng Đế. Sau khi được Thạch Lặc tôn sùng, Phật Đồ Trừng được phong làm “Đại hoà thượng”, ngoài làm các hoạt động tôn giáo như trì giới, thuyết pháp…Thạch Lặc còn sử dụng ma thuật biến ảo của Phật Đồ Trừng để tham dự vào những việc cơ yếu trong việc quân sự của mình, đoán trước được cát – hung ( lành- dữ), hoạch định mưu lược. Khi Thạch Lặc lên ngôi Hoàng Đế, ông lại càng tỏ ra tôn kính Phật Đồ Trừng, mọi việc to nhỏ đều hỏi ý kiến của Phật Đồ Trừng. Thạch Lặc xuất thân từ một dân tộc thiểu số người Kiệt vùng phía Tây, ông Trường An rất thiếu lòng tin đối với cuộc trinh chiến ở vùng Trung nguyên cùng tài năng thống trị của mình. Học thuyết nho gia của người hán chính thống thì luôn luôn chủ trương” bên trong là người Trung Hoa bên ngoài là người mọi rợ”. Cái nhìn lệch lạc mang tính dân tộc hẹp hòi này lại có ảnh hưởng rất sâu sắc. Do đó các dân tộc thiểu số cát cứ ở vùng, mà đặc biệt các bậc Đế Vương của họ, rất mong muốn có được chỗ dựa về mặt tinh thần.
Do đó khi được tham dự vào những việc cơ mật về chính trị hoặc quân sự của Thạch Lặc, Phật Đồ Trừng thường bịa thêm một số tiên đoán để làm tăng lên lòng tự tin của Thạch Lặc. Ngay từ năm thứ ba của Hàm Hoà(năm 328 sau Công nguyên , Tiền Triệu Lưu Diệu đã từng dẫn quân đi đến bao vây và tấn công Lạc Dương. Thạch Lặc đã định đích thân dẫn quân đi phá vây cứu cho Lạc Dương , nhưng các thuộc hà tuỳ tùng đều khuyên căn Thạch Lặc, họ cho vậy thì dữ nhiều lành ít. Nhưng ngược lại Phật Đồ Trừng thì cho rằng, Thạch Lặc phải đích thân dẫn quân đi giải vây thì Lạc Dương mới thoát khỏi cảnh nguy hiểm và tàn phá. Ông ta nói rằng:” tối hôm qua chiếc chuông treo ở tháp thờ Phật dung đưa theo gió con đã cố gắng nghe tiếng động và đã nghe được chiếc chuông đó nói được một câu như thế này” Tú Chi Thế Lê Cương Phốc Cốc Cà Thốc Đương”, đây là một câu tiếng của người Hồ, câu đó có nghĩa là:” nếu xuất thân đi đánh thì có thể bắt sống được lưu Diệu”. Sau khi nghe nói vậy, Thạch Lặc vô cùng sung sướng, hạ lệnh cho các binh lính tham mưu không được phép khuyên can bàn lùi lập tức chém ngay không tha. Điều này lại càng củng cố thêm niềm tin thắng chắc chắn. Thạch Lặc liền dẫn quân đi cứu Lạc Dương đang bị bao vây, sau khi đánh thắng rồi quả nhiên Phật Đồ Trừng nhiều lúc còn đoán trước được hiểm hoạ để nhắc Thạch Lặc phòng tránh hoặc chuẩn bị đối phó.
Có một lần, khi dẫn quân đi chinh phạt Thạch Lặc cho quân đồn trú ở mọi nơi. Quân địch dự định tối đến lập tức cho đem quân đến đánh úp cướp trại. Sau khi phân tích tình hình, Phật Đồ Trừng biết rằng nhất định quân địch sẽ đến đánh úp để cướp trại, kết quả chúng đã bị đánh bại và tháo lui. Trong thời kỳ thập lục quốc, Thạch Lặc là một con người tàn bạo, nổi tiếng về sự chém giết bừa bãi nhân dân, thậm chí nhiều Sa môn cũng cùng chung cảnh ngộ, Phật Đồ Trừng quyết định phải cảm hoá bằng được Thạch Lặc là một con người tàn bạo nổi tiếng về tội chém giết bừa bãi nhân dân, thậm chí nhiều Sa môn cũng cùng chung cảnh ngộ, Phật Đồ Trừng quyết định phải cảm hoá bằng được Thạch Lặc, khiến Thạch Lặc phải biết kiềm chế và biết giữ mình. Sau khi chiếm được lòng tin của Thạch Lặc Phật Đồ Trừng thường xuyên khuyên can Thạch Lặc như thế này :” Vua một nước nếu như cai quản đất nước bằng lòng nhân từ và đức cao cả, thương yêu nhân dân thì ngày nào điềm lành cũng đến với mình, nếu không thì điềm xấu và tai hại vạ từ trên trời sẽ ập xuống trời và người cũng có mối liên hệ với nhau, ngài cần phải tu nhân tích đức, làm nhiều việc thiện”. Sau khi nghe Phật Đồ Trừng nói vậy, Thạch Lặc tuy tỏ ra không vui, nhưng từ đó trở đi ông ta đã có những kìm chế và giữ mình.
Sau khi Thạch Lặc qua đời , Thạch Hổ là con nuôi của Thạch Lặc đã phế truất con đẻ của Thạch Lặc là Thạch Hoàng để lên ngôi, chuyển đô về Nghiệp ( ngày nay thuộc huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam), Thạch Hổ tự là Quý Long người dân tộc Kiệt miền Tây, một thời gian dài Thạch Hổ theo Thạch Lặc đi chinh phạt tàn sát, công lao rất lớn. Sau khi lên ngôi Hoàng Đế và chuyển đô, ông ta càng tỏ ra cung kính Phật Đồ Trừng như sau: “Đại Hoà thượng là đại báu của quốc gia tự tâm thanh tịnh, không nhiễm tước vị, không thích quan to lộc nhiều nhưng công đức cao vời vợi thật không hổ thẹn là một tấm gương cho nhà Hậu Triệu chúng Trường An”. Thạch Hổ còn đặc biệt ưu đãi để Phật Đồ Trừng được ngồi xe kiệu lên triều. Mỗi buổi lên triều, các thần dân đều tranh nhau được kiệu xe cho Phật Đồ Trừng ; con trai của Thạch Hổ còn đích thân ra đưa đón Phật Đồ Trừng lên xe kiệu hoặc xuống xe kiệu. Thạch Hổ còn ra chiếu lệnh yêu cầu các vị đại thần mỗi ngày hai lần đến tham vấn Phật Đồ Trừng vào buổi sáng và buổi tối, các thái tử mỗi ngày cũng đến tham vấn Phật Đồ Trừng một lần.
Năm thứ năm của Đông Tấn Kiến Nguyên ( năm 343 sau Công nguyên ), Đông Tấn Hoàn Ôn dẫn quân bắc phạt, tạo nên sự uy hiếp nghiêm trọng về bên nhà Hậu Triệu; lúc này gặp phải đạo quân của Thạch Hổ đang thất bại thảm hại. Trước tình hình đó, dân của triều đại Hậu Triệu lòng nóng như lửa đốt, sắp đến ngày tàn, Thạch Hổ liền quát ầm lên rằng: “ Ta thờ Phật phụng Tăng, vậy mà không những không được thiện báo mà ngược lại bị quân xâm lược nước ngoài đánh cho tan tác, Phật giáo chẳng hề linh nghiệm chút nào”. Ngày hôm sau nhân cớ đó, Thạch Hổ quở trách Phật Đồ Trừng như vậy, Phật Đồ Trừng liền nói:” Kiếp trước bệ hạ đã từng là một đại thương gia của một quốc gia miền Tây, Bệ hạ đã từng tổ chức các cuộc lễ phụng dưỡng A La Hán, tích luỹ được công đức vô lượng. Trải qua nhiều kiếp luôn hồi, Bệ hạ trở thành Quốc Vương của nước Tấn. Được làm Quốc Vương, đó là một phúc đức vô lượng rồi. Hiện giờ ngoài vùng biên cương có quân địch, đối với quốc gia đó là một chuyện bình thường, cớ sao Bệ hạ lại lấy đó mà quở trách Phật Pháp , đồng thời nảy ra những ý nghĩ độc ác?” Câu trả lời và lời chất vấn trên đây của Phật Đồ Trừng có thể thấy rằng, ngài đã hết lòng hết dạ đối với Thạch Hổ . Lời nói của Phật Đồ Trừng không những khiến cho Thạch Hổ lắng nghe, mà còn được Thạch Hổ vô cùng hoan nghênh, hơn thế nữa Phật Đồ Trừng lại dùng lý luận về nhân quả báo ứng và kiếp luân hồi sinh tử của Phật giáo để củng cố thêm cho lòng tin và sự tin tưởng ở ngôi Hoàng Đế của Thạch Hổ tuy là người Hồ ( người miền Tây) nhưng vì kiếp trước đã tu nhân tích đức nên kiếp này mới được làm Hoàng Đế. Cách giải thích này đã tạo nên một sự đối chiếu, một sự so sánh quá rõ ràng đối với những thành kiến hẹp hòi mang tính dân tộc” Bên trong là người Trung Hoa bên ngoài là người mọi rợ” của truyền thống Trung Quốc. Điều này tự nhiên được Thạch Hổ chấp nhận.
Cũng giống như Thạch Lặc, Thạch Hổ cũng nổi tiếng trên thế gian bởi những hành động tàn bạo và chém giết bừa bãi, thậm chí còn hơn cả Thạch Lặc. Phật Đồ Trừng luôn luôn tìm đủ mọi cách khuyên can. Sau khi lên nắm quyền, Thạch Hổ thường hỏi Phật Đồ Trừng :” Thế nào là Phật Pháp ?” Phật Đồ Trừng liền đáp:” Phật Pháp tức là không sát sinh”. Thạch Hổ lo lắng hỏi lại:” Ta là chúa tể của thiên hạ, không cho sử dụng hình thức chém giết, không thể nào chấn an và cai quản được thiên hạ, giờ đây ta sát sinh là vi phạm giới luật của Phật giáo , nhưng ta lại tôn kính thờ phụng Phật, việc làm đó của ta có thu lại được phúc đức hay không?” Phật Đồ Trừng liền đáp:” Bệ hạ cần phải tâm phục khẩu phục những lời chỉ đạo của Đức Phật , phải dùng Tam Bảo soi lại mình( Phật giáo gọi Tam Bảo là: Phật, Pháp, Tăng), không được có những hành động bạo ngược, chém giết bừa bãi, không được bức hại kẻ vô tội.
Còn đối với những kẻ hung bạo nhưng ngoan cố vô lại, những kẻ không thể giáo hoá được, nếu tội của chúng nặng bắt buộc phải chém, nếu đó là những hành động tàn ác thì đáng phải chịu hình phạt. Do đó. chém người tức là chém những kẻ đáng chém, hình phạt cũng nên áp dụng đối với những kẻ đáng bị trừng phạt. Nếu như có hành động bạo ngược một cách bừa bãi, trừng phạt, chém giết những người dân lương thiện vô tội thì cho dù có thờ phụng Đức Phật cũng không tránh khỏi tai hoạ. Cầu mong bệ hạ hãy từ bỏ những ham muốn cuồng loạn, khơi dậy lòng từ biết, làm nhiều điều thiện đức. Như vậy Phật giáo mới được hưng thịnh lâu bền, phúc của bệ hạ cũng sẽ được mênh mông như trời biển”. Lúc này Phật Đồ Trừng đã khéo léo kết hợp giáo lý cấm sát sinh của Phật giáo và việc chém giết bừa bãi, tàn bạo người dân vô tội của Đế Vương mục đích là khuyên răn Thạch Hổ . Tương truyền rằng, sau khi được Phật Đồ Trừng khuyên bảo Thạch Hổ lập tức “ từ bỏ gươm đao, lên ngôi thành Phật”.
Hồi đó Phật Đồ Trừng là một người đóng vai trò lãnh tụ Phật giáo của khắp vùng phương Bắc. Sau khi được sự tôn trọng và sùng bái của Thạch Nhị Đế Vương thời Hậu Triệu, ông ta tranh thủ cơ hội này, tích cực dùng các đệ tử mau chóng truyền bá Phật Pháp cho mọi người, điều đó giúp cho Phật giáo phát triển tương đối mạnh ở vùng phía Bắc Trung Quốc. Các vùng rộng lớn thuộc quyền cai quản của nhà Hậu Triệu thì đại đa số người Hán và người Hồ đều bắt đầu tôn thờ Phật giáo. Những người xuất gia làm tăng sĩ cũng mau chóng tăng lên. Trong đó cũng không ít người vì muốn trốn tránh binh dịch mà hạ tóc đi tu. Do đó Thạch Hổ liền ra chiếu thư cho các hạ thần bắt đầu thảo luận việc dân trăm họ đều được phép thờ phụng Phật giáo hoặc xuất gia, tu hành. Hồi đó có một số thần liêu lại chủ chương cấm chỉ toàn bộ việc thờ cúng Phật, càng không cho phép tuỳ ý việc xuống tóc đi tu, lý do họ nêu lên là, Phật giáo là một môn thần học ngoại nhập, người dân Trung Hoa và vua chúa của họ không nên thờ phụng Phật. Nhưng Thạch Hổ thì ý thức được rằng: mình là người Hồ, chính mình là kẻ đứng ngoài truyền thống của Nho gia, mình cần phải tìm một cái gì đó để làm trụ cột cho lý luận của một Hoàng Đế, thế là ngài liền ra chiếu thư nói rõ:” Các ngươi nói rằng, Phật giáo là một thứ thần học ngoại lai, thiên tử Trung Quốc và thần dân của họ không nên thờ phụng, nhưng bản thân Trường An lại sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, giờ thì lại làm vua của người Trung Hoa, ta cần phải củng cố phong tục của Trường An, cho dù Phật giáo là một thứ thần học ngoại lai, nhưng Phật giáo là một tôn giáo mà ta cần thờ phụng. Từ nay trở đi, tất cả dân chúng nhà Hậu triệu đều có thể thờ phụng Phật, đều có thể tự nguyện xuất gia tu hành”. Bức chiếu thư này của Thạch Hổ đã mở ra mệnh lệnh của triều đình cho phép dân chúng có thể xuất gia tu hành.
Mối quan hệ mật thiết giữa Phật Đồ Trừng và anh em dòng tộc nhà Hậu Triệu đã giúp cho Phật giáo lần đầu tiên khi du nhập vào Trung Quốc nhận được sự che chở , bảo vệ của các Đế Vương phong kiến. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là: Phật Đồ Trừng đã lợi dụng đặc điểm xuất thân của Thạch Thị Hậu Triệu không phải là người Hán để khích lệ họ tạo điều kiện cho Phật giáo - một tôn giáo không phải là của người Hán - nhận được sự trọng thị mà xưa nay chưa từng có. Phật giáo đã cung cấp những luận chứng về lý luận cho Thạch Thị nhà Hậu Triệu sau khi xưng Đế, điều đó cũng giúp cho Phật giáo được tự thân phát triển một cách mạnh mẽ ở một vùng đất bao la rộng lớn. Dưới quyền cai quản của chính quyền nhà Hậu Triệu, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, các tăng sĩ đông đúc, điều này đã xây dựng nền móng vững chắc và tốt đẹp cho việc Phật giáo tiếp tục phát triển ở phía bắc Trung Quốc. Phật Đồ Trừng viên tịch vào năm 348 sau Công nguyên tại chùa Nghiệp Cung, thọ 117 tuổi. Vào năm sau, Thạch Hổ cũng qua đời, để chanh chấp ngôi, con cháu của ông ta đánh chém lẫn nhau. Vào năm sau một người con nuôi của Thạch Hổ là người Hán tên là Nhiễm Mẫn đã nhân cơ hội này mà cướp quyền lập nên nước Nguỵ, chính quyền nhà Hậu triệu bị diệt vong.
Cũng vào quãng thời gian này, chính quyền nhà Tiền Tần do người Chi lập nên ở Quang Trung( bên vực sông vịnh tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ) càng ngày càng lớn mạnh. Năm 357 sau Công nguyên , Phù Kiên lên ngôi, ông ta cũng rất trọng dụng các nhân sĩ người Hán làm phụ tá công việc chính trị, do đó thế và lực của ông ta được mau chóng mở rộng . Vào quãng năm 375 sau Công nguyên Phù Kiên nhà Tiền Tần về cơ bản đã thống nhất toàn bộ phía Bắc. Kế tục Thạch Lặc và Thạch Hổ; Phù Kiên Vương nhà Tiền Tần cũng rất sùng bái và tin Phật giáo. Em trai của Phù Kiên là Phù Dung cũng là một phật tử, hai anh em họ thường xuyên bàn luận Phật Pháp , đặc biệt là Phù Dung. Ông ta là một con người nghe nhiều nhớ tốt, vừa nghe được kinh Phật xong là ông ta có thể đọc tụng lại; hoặc kinh Phật mà ông ta đọc một lần thì khó mà quên. Ông ta còn sáng tác một bài “ Phù Đồ Phú”, văn chương của ông thì nhẹ nhàng, rõ ràng và dễ hiểu, mọi người thời bấy giờ tranh nhau tìm kiếm để đọc và cất giữ. Hai anh em Phù Kiên và Phù Dung nhà Tiền Tần cùng nhau tôn sùng Phật Pháp ; hai anh em lại có mối quan hệ thân thiết với một Tăng sĩ khá nổi tiếng thời bấy giờ tên là Đạo An; đồng thời họ coi Đạo An là một cố vẫn quân sự cao cấp, khiến cho Đạo An phát huy tác dụng vô cùng to lớn trong việc thống trị chính trị nhà Tiền Tần.
Đạo An hồi ở thế tục người họ Vệ, người Thường Sơn( ngày nay thuộc huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc) xuất thân trong một gia đình gia giáo, nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ được anh trai nuôi, bảy tuổi đã đọc kinh về toàn bộ câu văn chữ nghĩa của “ Ngũ Kinh”, ông đã hiểu thông thạo tất cả. Năm mười hai tuổi xuất gia tu hành. Sau khi xuất gia, Đạo An xuống học ở nghiệp thành và gặp Phật Đồ Trừng ở đó. Nhận thấy mình cần phải học hỏi người trước nhiều điều, do đó Đạo An xin Phật Đồ Trừng nhận mình làm học trò. Sau ít ngày học hỏi Phật Đồ Trừng , Đạo An liền xin tạm biệt thầy ra đi tìm kinh luật. Sau khi Phật Đồ Trừng qua đời, nhà Tiền Triệu diệt vong, Đạo An lập tức định cư ở vùng Tương Dương( ngày nay thuộc huyện Tương Phán tỉnh Hồ Bắc) làm công việc truyền giáo và dịch kinh sách.
Đạo An sống ở Tương Dương tất cả là 15 năm, trong thời gian này ông mở rộng quan hệ với các tầng lớp trong xã hội, hoằng dương Phật Pháp , ông còn thu nhận rất nhiều đệ tử , đồng thời cùng các đệ tử dịch rất nhiều kinh sách Phật giáo rất lớn. Đặc biệt là ông căn cứ vào các nội dung có liên quan trong điển tịch ( sách cổ) Phật giáo Ấn Độ tự chế định ra” Qui phạm đối với tăng ni “,đó là cẩm nang cho các nhà tu hành trong lịch sử Trung Quốc . Các hoạt động tôn giáo trên đây của Đạo An đã mở rộng ảnh hưởng của ông ta trong xã hội với Phật giáo ở phương Bắc. Sau khi được nghe tên tuổi của Đạo An , Tiền Tần Vương là Phù Kiên thường kể với các thần Liêu của mình như sau: “ Ngài Đạo An ở Tương Dương là một vị cao tăng có phép thần, nếu như có điều kiện, nhất định ta sẽ mời ngài về giúp ta việc chính sự”.
Mùa xuân năm 378 sau Công nguyên . một vị đại tướng nhà Tiền Tần tên là Phù Phi nhận lệnh đi đánh Tương Dương sau đó Đạo An bị tướng nhà Đông Tấn tên là Chu Tự( lúc này cũng đang làm nhiệm vụ chấn giữ thành Tương Dương ) giữ ngay lại, không cho phép Đạo An tự tiện đi lại. Trước tình hình này, Đạo An chỉ còn cách cho các đệ tử phân tán đi khắp nơi. Vào tháng hai năm sau, Phù Phi tấn công và chiếm được Tương Dương , bắt sống được Chu Tự, đồng thời cho dẫn giải Đạo An về thủ đô Trường An của nhà Tiền Tần( ngày nay thuộc huyện Tây An tỉnh Thiểm Tây). Khi Đạo An về đến Trường An, Phù Kiên vô cùng sung sướng, ban thưởng cho Đạo An rất nhiều thứ.
Sau khi đến Trường An, Đạo An tu ở chùa Ngũ Trọng là một ngôi chùa to nhất trong thành Trường An, có khoảng một nghìn tăng sĩ tu hành ở đó. Từ đó trở đi trên thực tế Đạo An là một người đứng ở một vị trí cao nhất trong hàng ngũ Phật giáo của thời Tiền Tần. Từ thời Nguỵ Tấn đến nay, các Sa môn Phật giáo lấy tên nước để đặt cho tên họ của mình hoặc lấy tên của Thầy mình đặt cho tên họ của mình, do đó các Sa môn rất khác nhau. Đạo An thì cho rằng, trong số các thầy của các vị Sa môn đây không có ai cao quý hơn Thích Ca Mâu Ni , do đó Đạo An chủ trương tất cả các Sa môn đều phải lấy họ Thích để làm họ của mình. Chủ chương này của Đạo An được tăng chúng chấp nhận. Từ đó trở đi, những người xuất gia tu hành theo Phật giáo đều lấy họ Thích, họ tự xưng mình là con Phật.
Điều này đã đóng một vai trò rất tích cực trong việc tăng cường ý thức tôn giáo trong Tăng lữ của Phật giáo, củng cố đoàn kết trong nội bộ của Phật giáo .
Thích Đạo An đọc rất nhiều sách, ngài lại giỏi về văn chương. Hồi đó mọi người chức cao quyền trọng học rộng biết nhiều cùng các đệ tử của họ và những người làm thơ làm phú đều hỏi và bàn luận Phật giáo với Thích Đạo An , cầu mong ngài chỉ bảo. Theo sử sách để lại, hồi đó có một người phát hiện ra một cái nồi đồng rất to ở Lam Điền ( ngày nay thuộc huyện Lam Điền tỉnh Thiểm Tây) liền mang đến cúng dâng cho Phù Kiên. Sau khi được dâng hiến chiếc nồi này Phù Kiên vô cùng sung sướng, bởi vì chiếc nồi đó có thần khí, đây là một điềm rất tốt lành. Nhưng ở bên diềm cái nồi có một con dấu triện, nhưng trong triều không một ai biết đó là cái gì, thế là Phù Kiên cho mời ngài Thích Đạo An đến để xem xét. Sau khi xem xong, Đạo An liền nói với Phù Kiên : đây là một con triện cổ, mấy cái chữ này là “ Lỗ Tương Công Sở Đúc”( người đúc cái này tên là Lỗ Tương Công). Nói rồi ngài liền tiện tay viết mấy chữ trong Triện đó ra thành kiểu chữ Lệ, do đó Phù Kiên càng thêm tôn kính Đạo An, mà cũng nhờ đó mà tên tuổi cùng với tiếng tăm của Đạo An ngày càng bay xa. Sau sự kiện này, Phù Kiên lại ra chiếu thư yêu cầu tất cả các học sĩ đều có nghi vấn, thắc mắc đều có thể đến hỏi ý kiến của Đạo An. Do đó tất cả các học sĩ trong thành Trường An đều suy tôn Đạo An làm thầy.
Trong cuộc đời tu hành theo Phật giáo của mình. Đạo An đã ghi xương khắc cốt một điều rằng: Phật giáo được cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc là nhờ vào các thế lực của các đế vương phong kiến. Do đó Thích Đạo An đã khẳng định “ không nhờ Quốc Vương thì Phật Pháp khó mà tồn tại và phát triển”. Đối với Phù Kiên thì Thích Đạo An không chỉ là người thầy tôn giáo mà còn là một cố vấn chính trị tối cao của mình. Sau khi đã cơ bản bình định xong phần phía Bắc của Trung Quốc, Phù Kiên lại muốn tràn xuống phía Nam để diệt nhà Tấn, thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Tháng 10 năm 328 sau Công nguyên , Phù Kiên ra chiếu chỉ họp quần thần bàn việc chinh phạt Đông Tấn, nhưng được rất ít người ủng hộ. Em trai của Phù Kiên là Phù Dung tuy tôn sùng Phật giáo như anh, nhưng lúc này ông ta cũng phản đối việc tiến xuống phía nam tiêu diệt nhà Tấn. Thái tử Phù Hồng cùng chư thần đã khuyên can khẩn thiết, nhưng đều không được Phù Kiên chấp nhận.
Trước tình hình này, quần thần đành phải mời Thích Đạo An xuất đầu lộ diện ra khuyên can, bởi vì bình thường không có một lời nói nào của ngài Thích Đạo An là Phù Kiên không nghe. Lúc này Thích Đạo An cũng không đồng ý cho Phù Kiên tràn xuống phí nam tiêu diệt nhà Tấn. Ngài cố đợi đến một cơ hội nào đó tìm cách thuyết phục Phù Kiên . Một hôm Phù Kiên đem việc tràn xuống phía nam tiêu diệt nhà Tấn đến bàn với Đạo An, nhân cơ hội này Đạo An khuyên can:” Bệ hạ phải trị vì thiên hạ thuận với đạo trời, sống trong đất này nhưng bệ hạ đã khống chế được tứ phía, bảo vệ được bốn bề bờ cõi, đức tính của ngài có thể so sánh với Nghiêu thuấn (4); do đó Bệ Hạ không cần phải lao tâm khổ tứ chạy đây chạy đó, phải rong ruổi nơi chiến trường ngoài biên cương mà Bệ hạ cần phải dùng tài năng và đức độ của mình để cảm hoá hoặc là thu hút tình cảm của những kẻ chưa được thu phục kia”.
Thích Đạo An còn nhấn mạnh, khí hậu vùng Giang Nam rất ôn dịch ( nhiều dịch bệnh), xưa kia Nghiêu Thuấn đến đó mà không trở về, Đại Vũ đi đến đó mà không quay lại(Đại Vũ là Vua đầu tiên thời Hạ ở Trung Quốc, truyền thuyết là ông ta đã từng chống lụt thành công), mong Phù Kiên có thể chú ý đến tình hình cụ thể ở đó như thế. Sau khi nghe lời khuyên can của Đạo An, Phù Kiên trầm ngâm suy nghĩ một hồi lâu, dáng chừng không muốn nghe lời khuyên đó. Đạo An thấy lòng quyết tâm đánh xuống phía Nam của Phù Kiên đã định rồi, thế là ngài phải dùng kế hoãn binh, Đạo An nói với Phù Kiên rằng:” Nếu như bệ hạ tiến quân xuống phía nam, ngài sẽ phải lao tâm khổ tứ, chịu đựng khó khăn vất vả. Vậy trước tiên bệ hạ hãy tiến đánh Lạc Dương, ở đó nhất định ta sẽ thu được thắng lợi, sau đó cho sứ giả chuyển chiếu thư đến Đông Tấn, bắt họ phải qui thuận bệ hạ; nếu như họ còn mê muội, cố chấp không chịu hiểu ý của ta, lập tức bệ hạ cho quân ra nghênh chiến”. Kiến nghị này của ngài Thích Đạo An vẫn không được chấp nhận. Tháng tám năm 383 sau Công nguyên, Phù Kiên đích thân dẫn 80 vạn quân, nhưng tự xưng là 150 vạn quân tiến xuống phía Nam đánh Tấn. Lúc đó lực lượng giữa Tiền Tần vầ Đông Tấn chênh lệch quá lớn, Phù Kiên tự kiêu tự đắc ỷ vào quân đông thế mạnh, tưởng rằng đánh một trận thắng ngay, quân cả hai bên có một trận quyết chiến tại Phì Thuỷ có thể cho đó là kết quả của việc ông ta đã quá tự tin vào bản thân mình và quá kiêu ngạo ngang tàn. Nếu như Phù Kiên nghe lời khuyên của quần thần và Đạo An, kết quả có lẽ sẽ không như vậy. Tuy nhiên, nhận định này cũng chỉ là một giả thiết.
Sau trận Phì Thuỷ, chính quyền Tiền Tần càng ngày càng suy yếu, các nhà quí tộc người Hồ gấp rút chiêu binh mộ lính kéo quân đi đánh nhau với Phù Kiên. Năm thứ 20 của Phù Kiên Kiến Nguyên ( năm 384 sau Công nguyên ), dòng họ Mộ Dung dân tộc Tiên Tỵ hung hăng tập hợp quân sĩ kéo đến tấn công A Thành và tiến sát đến Trường An. Trong tình hình nguy kịch như thế, Phù Kiên lại càng tỏ vẻ mê tín, càng đảo điên đối với sự linh nghiệm của Thần Phật. Hồi đó có một phương sỹ ( người cầu tiên luyện đạo) là Dương Giá, ông ta là một con người có thần thông vi diệu, được Phù Kiên nghênh đón về Trường An, ở trong nội điện cùng với Đạo An, bất cứ một việc gì Phù Kiên cũng hỏi ý kiến hai người này. Vào tháng hai năm sau Thích Đạo An viên tịch; đến tháng năm Phù Kiên bị thất bại trước sự tấn công của dòng họ Mộ Dung, rồi lại thất bại trước sự tấn công của dòng họ Diêu Trường của người Khương, sau đó lại bị dòng họ Diêu Trường bắt giữ, rồi thắt cổ tự tử chết ở chùa Tần Bình, nhà Tiền Tần diệt vong.
Ở một nghĩa nhất định, mối quan hệ giữa Tiền Tần Vương Phù Kiên và Thích Đạo An đã thúc đẩy sự phát triển mau chóng của Phật giáo ở phía Bắc Trung Quốc. Đặc biệt là ngài Thích Đạo An đã sử dụng sự ủng hộ của Phù Kiên , tập hợp và xây dựng rất nhiều chùa để xây dựng kinh sách, đồng thời ngài Thích Đạo An cũng đã chủ trì việc dịch một số lượng lớn kinh Phật. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng kinh Phật mà ngài Thích Đạo An đã tự tay dịch là 20 bộ, 28 quyển, ngài còn biên soạn 15 chương kinh sách.
Đây là những tiền đề cơ bản không thể thiếu được để Phật giáo tiếp tục phát triển ở Trung Quốc. Trong quá trình tổ chức và chủ trì biên dịch kinh sách, Thích Đạo An đã nêu lên nguyên tắc “ Ngũ thất bản, Tam bất dị”. Cái gọi là “ Ngũ thất bản” tức là chỉ trong quá trình biên dịch kinh sách cần phải chú ý đến năm nguyên nhân ?( hoặc là năm tình trạng) có thể làm mất đi, hay làm thay đổi nội dung của nguyên bản kinh. “ Tam bất dị” là chỉ ba mục tiêu rất khó đạt được trong quá trình dịch kinh sách là : Cần phải để cho lời văn của bản kinh dịch phù hợp với thời đại, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tín đồ Phật tử thời đại, cần phải giữ nguyên ý của bản kinh gốc.” Ngũ thất bản, tam bất dị” đã trở thành phương thức chỉ đạo của việc biên dịch kinh sách lúc bấy giờ, đồng thời nó nâng cao được phương pháp luận nhất định cho những người biên dịch kinh sách thế hệ sau.
Quãng vào năm Kiến Nguyên lần thứ 17 ( năm 381 sau Công nguyên ) của Phù Kiên đời Tiền Tần, 62 Quốc Vương của các nước vùng miền Tây như Quốc Vương của nước Thiện Thiện ( ngày nay thuộc vùng Nhượng Khương của Tân Cương) và Quốc Vương của nước Vu Điền ( ngày nay là vùng Hoà Điền của Tân Cương) cùng nhau đến Trường An, triều cống cho Phù Kiên nên đi chinh phạt nước Khấu Từ ở miền Tây ( ngày nay là vùng Khố Xá ở Tân Cương) đồng thời họ còn nói rằng, họ sẵn sàng cử người đi dẫn đường. Lập tức Phù Kiên cử ngay bộ tướng người Hung Nô tên là Lã Quang dẫn bảy vạn quân tiến về phía Tây. Trước khi lên đường, Phù Kiên dặn Lã Quang rằng:” Ta nghe nói ở nước Khấu Từ có một vị cao tăng tên là Cưu Ma La Thập, ông ta là người hiểu tướng Pháp một cách uyên thâm, giỏi về âm dương, để giúp ích cho con cháu và các học sĩ đời sau, nếu như chiếm được nước Khấu Từ, nhà ngươi nhất định phải đem ông ta về Trường An “.
Sau khi nhận lệnh Quốc Vương cho xuất quân, vào năm thứ 20 Kiến Nguyên ( quãng năm 384 sau Công nguyên) Lã Quang đã đánh bại nước Khấu Từ và viện binh của các nước chư hầu đến cứu, Vua nước Khấu Từ bị giết, Lã Quang lập em trai của Vua lên làm Vua mới, và cho bắt ngay ngài Cưu Ma La Thập. Vào năm sau đó, Phù Kiên bị một trận đại bại sau trân Phì Thuỷ, cảnh tan hoang khổ nát diễn ra trên khắp đất nhà Tiến Tần. Do đó mà Lã Quang không chịu đưa quân về cứu viện mà cho quân nằm án binh bất động tại Tây Thành nghe ngóng tình hình, Lã Quang cũng không đưa ngài Cưu Ma La Thập về Trường An, mà giữ ngài Cưu Ma La Thập ngay bên mình.
Ngài Cưu Ma La Thập là người gốc Thiện Trúc, gia thế Tướng Quốc, phụ thân là Cưu Ma Viên sau khi đã lập tướng quốc lên thay mình, ông liền từ quan và cũng xuất gia, đồng thời ông cũng tiến về phía đông đến vùng Song Lĩnh. Lúc đó, ông được Quốc Vương của nước Khấu Từ đón về làm Quốc sự, sau được Quốc Vương nước Khấu Từ chọn làm em rể. Hồi đó nước Khấu Từ , Phật giáo được thịnh hành. Vương Muội sau khi sinh hạ được Cưu Ma La Thập không bao lâu cũng liền xuất gia làm ni sư, bản thân Cưu Ma La Thập từ năm bảy tuổi cũng đã xuất gia tìm thầy học kinh Phật . Tương truyền rằng, sau khi xuất gia ngài Cưu Ma La Thập đọc thuộc trôi trảy nhiều loại kinh, mỗi ngày có thể đọc được hàng nghìn câu. Năm lên chín tuổi, ngài Cưu Ma La Thập theo bố mẹ rời khỏi Khấu Từ , chuyển đến vùng Kế Định ( ngày nay là vùng Khắc Thập Mễ Nhĩ). Trong thời gian ở vùng Kế Định,, ngài Cưu Ma La Thập đã đọc một số lượng lớn kinh điển của Phật giáo Tiểu thừa, trình độ Phật học ngày càng được nâng cao, đồng thời ngài cũng có một số ảnh hưởng tương đối rộng lớn. Lúc đó ngài mới chỉ là một cậu bé quãng mười tuổi.
Quốc Vương nước Kế Định đã từng mời cậu vào trong Cung để cậu ta biện luận cùng với những người ngoại đạo. Cậu ta hùng biện trôi chảy mạch lạc, cuối cùng thu được thắng lợi, do đó đã được Quốc Vương nước Kế Định đặc biệt khen thưởng. Vào năm 12 tuổi, ngài theo cha mẹ trở về nước Khấu Từ, trên đường trở về qua vùng núi phía Bắc núi Nguyệt Chi ( Ngày nay là vùng Pa-sa-oa của Pakistan) ngài đến nước Sa Lặc ( ngày nay là vùng Ca Thập tỉnh Tân Cương). Ở đó một năm, ngài đọc rất nhiều kinh điển của Phật giáo Đại thừa, do đó trình độ học vấn Phật Pháp của ngài ngày càng được nâng cao, từ đó trở đi ngài Cưu Ma La Thập lại theo cha mẹ về nước Ôn Túc ( ngày nay là vùng Ôn Túc của tỉnh Tân Cương) phía Tây nước Khấu Từ . Và trong một cuộc biện luận cùng với các người ngoại đạo, một lần nữa ngài lại thu được thắng lợi, tiếng tăm ngài do đó được truyền đi xa hơn, rộng hơn. Thế là Quốc Vương nước Khấu Từ lại cho người đi đón hai mẹ con ngài trở về sống trong nước.
Sau khi trở lại nước Khấu Từ, ngài Cưu Ma La Thập thường xuyên giảng kinh thuyết pháp, tuyên truyền những giáo nghĩa của Phật giáo Đại thừa, điều đó khiến cho nền Phật giáo Tiểu thừa đang thịnh hành ở vùng Khấu Từ này được thay thế bằng nền Phật giáo Đại thừa. Vào quãng năm 20 tuổi, ngài Cưu Ma La Thập đã chính thức thụ giới xuất gia. Chẳng bao lâu sau, cha mẹ của ngài từ biệt nước Khấu Từ trở về nước Thiên Trúc. Trước khi chia tay, họ dặn ngài Cưu Ma La Thập cần phải tiếp tục hoằng dương( phát triển ) Phật Pháp, đặc biệt là cần phải truyền giáo sang phương đông. Do tiếng tăm của ngài đã nổi trong giới Phật giáo trong nước Khấu Từ và do trình độ Phật học của ngài thuộc dạng cao siêu, nên Khấu Từ Vương đã chế tác cho ngài một chiếu ghế hình sư tử bằng vàng phủ gấm vóc của nhà Đại Tần để mời ngài ngồi thuyết pháp ở chỗ đó. Khi đó tất cả chư tăng ở miền tây đến quay trở về nước Khấu Từ để nghe ngài Cưu Ma La Thập giảng giải Phật Pháp, tiếng tăm của ngài Cưu Ma La Thập từ đó mà bay đi xa, truyền khắp miền Tây và cũng đã truyền vào miền Trung nguyên.
Trong thời gian nước Khấu Từ hoằng dương Phật Pháp, Ngài Cưu Ma La Thập luôn ghi nhớ lời dặn của cha mẹ trước lúc chia tay, luôn luôn mong đợi cơ hội để mình tiếp tục truyền bá Phật giáo ở phương đông. Lã Quang sau khi đánh chiếm được nước Khấu Từ và ở lại luôn nơi này, ngài Cưu Ma La Thập dần dần đã chiếm được tín nhiệm của Lã Quang, trở thành cố vấn quân sự của Lã Quang. Hồi đó Lã Quang muốn ở lại Tây Thành và xưng Vương ở vùng phía Tây này, căn cứ vào tình hình thực tế lúc đó, ngài Cưu Ma La Thập liền khuyên can ông ta rằng:” Vùng Khấu Từ này đất rất dữ, ở lại lâu không tốt, ở vùng giữa Hà Tây có vùng đất tốt có nhiều phúc lộc sao ngài lại không tiến về phía đông để tránh hạn và cầu phúc?” Thế là Lã Quang cùng ngài Cưu Ma La Thập dẫn đại quân tiến về phía đông. Năm 385 sau Công nguyên, trong lúc tiến quân về phía đông, Lã Quang đã đánh bại được đạo quân của quan Thích Sử Lương Châu nhà Tiền Tần tên là Lương Hi, sau đó tiến vào vùng Cô Tạng ( ngày nay thuộc vùng Vũ Uy tỉnh Cam Túc), tự phong là Lương Châu Mục; vào năm sau, khi nghe tin Phù Kiên chết, ông ta lại một lần nữa tự xưng là đại tướng quân Đô Lũng Hữu Hà Tây, Trung Lang tướng đứng đầu và bảo vệ Hung Nô, Lương Châu Mục, tước là Tửu tuyền đồng thời lên ngôi lấy niên hiệu là Thái An; sau đó ông ta lại sửa thành Tam Hà Vương, chẳng bao lâu lại tự lên ngôi thành Đại Lương Thiên Vương, lập nên chính quyền Hậu Lương.
Lã Quang nhà Hậu Lương và người kế tục ông ta đều là những người không thành tâm tôn thờ Phật, và cũng không ủng hộ ngài Cưu Ma La Thập làm công việc biên dịch kinh sách, mà chỉ coi ngài Cưu Ma La Thập là một phương sĩ có thể xem bói toán để đoán trước được điều hung điều lành hoặc phúc đức, tai hoạ. Năm thứ hai của Long Phi nhà Hậu Lương( năm 397 sau Công nguyên ), một vị quan tên là Từ Cứ Nam Thành trấn giữ vùng Trương Dịch đã khởi binh chống lại nhà Hậu Lương, đồng thời cử quan Thái Thú Đoạn Nghiệp thời Kiến Khang, Hậu Lương giữ được chức Lương Sơn mục, tước là Kiến Khang. Sau khi nghe tin này, Lã Quang liền cử con thứ tên là Lã Soạn dẫn năm vạn quân đến dẹp loạn. Lúc này các quan văn võ trong triều đều cho rằng: mối quan hệ giữa Từ Cứ Nam Thành và Đoạn Nghiệp cùng những kẻ dưới quyền khác đang ở dạng ô hợp, hỗn quân hỗn quan, cuộc chinh phạt lần này của Lã Soạn chắc chắn sẽ chiến thắng. trước khi cử con đi dẹp loạn, Lã Quang đến hỏi ngài Cưu Ma La Thập, ngài Cưu Ma La Thập liền nói rằng:” Theo nhận định của ta, chuyến đi này Lã Soạn nhất định dành thắng lợi”. Chẳng bao lâu sau, Lã Soạn trở về với niềm vui chiến thắng.
Từ đó trở đi, Lã Quang liền coi ngài Cưu Ma La Thập là một người có tài năng thần kỳ. Khi Lã Quang còn đang trị vì, ngài rất coi trọng quan Trung thư giám là Trương Tư, sau khi Trương Tư đổ bệnh, Lã Quang cử rất nhiều người đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi tìm phương cứu chữa, vô cùng quan tâm, chăm sóc. Khi đó đạo sĩ người nước ngoài tên là Laxoa, ông ta tự xưng là mình có thể chữa khỏi bệnh cho ngài Trương Tư, Lã Quang hậu đãi ông ta, sau đó yêu cầu ông ta chữa bệnh cho Trương Tư. Nhưng ngài Cưu Ma La Thập đã nói trước cho Lã Quang biết rằng, Laxoa chỉ là một kẻ ăn nói linh tinh, lừa bịp; ông ta không biết cách chữa bệnh. Nói xong ngài Cưu Ma La Thập liền lấy ra một đoạn dây thừng chặt ra làm năm mầu. Ngài nói với Lã Quang rằng, sau khi đốt đoạn dây này, rồi đem tro của nó để vào chậu nước, đoạn dây đó có thể phục hồi nguyên vẹn hình dạng ban đầu thì bệnh của Trương Tư không thể cứu chữa khỏi, Trương Tư chắc chắn sẽ chết. Nếu như đoạn dây năm mầu đó không thể phục hồi lại nguyên dạng thì bệnh của Trương Tư có thể chữa khỏi. Trước mặt Lã Quang ngài Cưu Ma La Thập liền đốt đoạn dây năm mầu đồng thời đem tro của nó thả vào trong chậu, lập tức dây năm mầu phục hồi lại nguyên vẹn. Vài ngày sau, quả nhiên Trương Tư bệnh nặng qua đời.
Lã Quang tịch ( từ trần) vào năm 399 sau Công nguyên, con trai trưởng tên là Lã Thiệu lên ngôi, nhưng con trai thứ là Lã Soạn đã giết chết anh để tự lên ngôi. Chẳng bao lâu sau, trong nhân gian tương truyền rằng có một con lợn sinh bởi chú lợn ba đầu, đồng thời lại có truyền thuyết rằng chú rồng được sinh ra ở trong Đông Sương Tỉnh ( giếng Đông Sương) đồng thời nằm bẹp tại điện trước. Sau khi nghe được hai truyền thuyết này, Lã Soạn cho rằng đó là một điềm báo trước vô cùng tốt lành, nhân đó đổi tên điện trước thành điện Long Tường ( có nghĩa là điện mà có rồng hay vòng xung quanh). Về việc này ngài Cưu Ma La Thập đã cố gắng khuyên giải Lã Soạn như sau: “ Nghe nói Bệ hạ cho rằng, một con rồng đang nấp mình ở ẩn mà bay ra thì đó là một điều tốt lành, e rằng sự thật không đơn giản như vậy đâu.
Con rồng là một loài vật thuộc về âm thế, nó bay ra khỏi tổ hay ẩn lấp theo mùa, gần đây nhiều lần thấy con rồng ở ẩn hay lượn ra ngoài, thực ra đó là một điềm báo trước cho tai hại sắp đến. Bầy tôi xin khẳng định rằng, hiện nay có những kẻ dưới quyền đang âm mưu chiếm ngôi của bệ hạ. Do đó bệ hạ hãy tự kìm chế mình và tu nhân tích đức, giữ giới để kiếp sau còn được lên sống ở trên trời”. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên Lã Soạn bị anh và em ruột là Lã Chiêu và Lã Long mưu sát, và Lã Long đã lên ngôi. Vào thời kỳ Ngũ Đại thập Lục Quốc, để đảm bảo cho nhu cầu tiếp tục được truyền giáo, các tăng sĩ Phật giáo cũng thường xuyên phải học thêm các phương pháp xem bói âm dương. Tài năng thể hiện trên đây của ngài Cưu Ma La Thập, đó chính là ngài đã sử dụng tài năng và những học vấn của mình trong vấn đề đó, tức là trong khi hiểu rõ và lợi dụng sự mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn cầm quyền của giai cấp phong kiến, ngài đã tuỳ cơ mà đưa ra những lời khuyên giải, vào năm 384 sau Công nguyên, tức là một năm sau trận Phì Thuỷ, một vị tướng lĩnh cũ của nhà Tiền Tần người dân tộc Khương tên là Diêu Trường đã dấy binh khởi nghĩa, lập nên chính quyền nhà Hậu Tần ở phía Bắc Vị Thuỷ ( sông vị), hai năm sau đó ông ta liền đem quân tiến vào Trường An, lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Tần.
Ở đó Diêu Trường cũng được nghe đến tên tuổi của ngài Cưu Ma La Thập. Diệu Trường cũng cử người đến nhà Hậu Lương thành tâm thành kính mời ngài Cưu Ma La Thập, nhưng dòng họ Lã nhà Hậu Lương thì cho rằng, ngài Cưu Ma La Thập thông minh, đa mưu túc kế, sợ rằng ngài sẽ nghĩ ra nhiều mưu mẹo cho Diêu Trường. Do đó dòng họ Lã nhà hậu Lương đã cương quyết từ chối lời thỉnh cầu của nhà Hậu Tần. Sau khi Diệu Trường mất, con trai tên là Diệu Hưng lên ngôi. Diệu Hưng lại sai người đi mời bằng được ngài Cưu Ma La Thập về nhưng cũng không kết quả gì. Diêu Hưng vô cùng tức giận, lập tức cử Diêu Thạc Đức tước là Lũng Tây của nhà Hậu Tần tiến về phía Tây trừng phạt nhà Hậu Lương, dùng vũ lực mời bằng được ngài Cưu Ma La Thập về. Nhà Hậu Lương bại trận, chẳng bao lâu sau liền dâng thư xin hàng, đến lúc này ngài Cưu Ma La Thập mới được đón về nội đô Trường An, ngài đã 58 tuổi.
Chúa nhà Hậu Tần tên là Diêu Hưng là người ít tôn sùng Tam Bảo và ca tụng Phật giáo. Sau khi cho người đón ngài Cưu Ma La Thập về nội đô trường An , làm lễ đón tiếp ngài Cưu Ma La Thập như đón tiếp một quốc sư, đưa ngài Cưu Ma La Thập về sống tại vườn Tiêu Dao để ngài dịch kinh thuyết pháp ở đó. Có lúc Diêu Hưng cũng đến nghe ngài Cưu Ma La Thập giảng kinh Phật, thậm chí có lúc Diêu Hưng cũng đích thân tham gia dịch kinh.Vườn Tiêu Dao nằm ở phía Bắc Vị Thuỷ của Trường An. Trong vườn có lầu Tây Minh là nơi ngài Cưu Ma La Thập chuyên dùng để dịch kinh, trong vườn Tiêu Dao còn có Trừng Huyền Đường, là nơi để ngài Cưu Ma La Thập giảng kinh thuyết pháp. Diêu Hưng còn xây dựng cho ngài Cưu Ma La Thập một nơi để dịch kinh nữa đặt tên là Trường An Đại Tự, tức là Thảo Đường Tự, dưới chân núi Trung Nam.
Diêu Hưng cho rằng, giáo nghĩa của Phật giáo rất thâm sâu, Phật giáo luôn niệm điều lành, làm việc thiện để cứu vớt chúng sinh, cứu vớt mọi người ra khỏi bể khổ, các phép tắc, các giới luật của Phật giáo có thể ban hành rộng rãi để trị nước yên dân. Do đó cùng với việc Diêu Hưng ra sức ủng hộ ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh thuyết pháp. Diêu Hưng còn lo lắng nghe những lời dạy bảo của ngài Cưu Ma La Thập làm thêm các công việc như đọc kinh, tu thiền và biên soạn thêm sách. Theo những ghi chép trong sách sử có liên quan, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của ngài Cưu Ma La Thập, Diêu Hưng đã viết tác phẩm thư luận như “ Luận Thông Tam Thế”, “Thông Bất trú Pháp Trú Bát Nhã”,” Thông Thánh Nhân Phóng Đại Quang Minh, Phổ chiếu Thập Phương”, “ Thông Nhất Thiết Chư Pháp Không”. Xét từ mọi góc độ các Đế Vương trong phong kiến Trung Quốc, các quyển sách đó đã nói rõ thêm và giúp mọi người hiểu sâu thêm về giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo. Như trong tác phẩm “ Luận Thông Tam Thể” ngài đã giảng giải rõ sự tồn tại chân thật của Tam Thế, đó là: quá khứ thế ( kiếp trước), hiện tại thế (kiếp này), vị lai thế ( kiếp sau) để nói rõ giáo lý cơ bản của nhân quả báo ứng tam thế luân hồi trong Phật giáo. Sự lý giải này của Diêu Hưng chủ yếu là nhằm thẳng vào giáo nghĩa Phật giáo Đại thừa vừa mới hưng khởi, đó là một giáo nghĩa cho rằng tất cả các sự vật và hiện tượng đều là hư ảo không thật, tức là Diêu Hưng đã nêu lên cái gọi là” Chư Pháp Giai Không” ( tất cả các pháp đều là không).
Theo thuyết của Phật giáo Đại thừa, tất cả các pháp đều không, vậy thì tam thế cũng không tồn tại. Diêu Hưng thì cho rằng, nếu như phủ định sự có thật của tam thế, vậy thì cũng coi như phủ định giáo nghĩa luân hồi tam thế. Do đó tam thế là sự tồn tại có thật, trong đó hai thế là quá khứ vị lai tuy rằng mắt ta không nhìn thấy thật, nhưng thực sự là có. Như mắt ta không thể nào nhìn thấy sự tồn tại của lửa trong thanh gỗ nhưng mà lửa đã có sẵn ở trong thanh gỗ rồi, khi có đầy đủ các điều kiện, gỗ lập tức sẽ bắt lửa. Ngài Cưu Ma La Thập không dễ dàng gì phản bác lại quan điểm của Diêu Hưng, mà chỉ nói cho Diêu Hưng biết rằng, nếu xét từ nghĩa đế thứ nhất của Phật giáo ( Nghĩa Đế còn gọi là chân Đế, chân lý tối cao), thì trong tất cả các pháp đều có tính không, nhưng xét từ một góc độ khác, tức là xét từ một góc độ mà Phật giáo thường gọi là “ tục đế” thì tất cả các sự vật hiện tượng đều có, đều tồn tại; không thể đem hai thứ đó so sánh tuyệt đối mà ta chỉ đem hai thứ đó gộp lại để tiến hành xem xét, và đánh giá( tức là Phật giáo thường gọi là trung quán hoặc trung đạo) làm như vậy mới phù hợp với lí luận của bản thân Phật giáo.
Do ảnh hưởng của Diêu Hưng, con cháu nhà Hậu Tần và các quan lại triều thần đều rất sùng bái Phật giáo. Họ cũng biên soạn một số sách về đề tài giáo nghĩa của Phật giáo, sau đó nhờ ngài Cưu Ma La Thập sửa và chỉnh lý. Điều này đã giúp cho Phật giáo càng được lưu truyền rộng rãi và phát triển ở vùng phía bắc rộng lớn của Trung Quốc. Lúc đó ngay trong thành phố Trường An đã có khoảng hơn một nghìn tăng ni. Để tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với Phật giáo, theo kiến nghị của ngài Cưu Ma La Thập, Diêu Hưng đã thành lập một hệ thống hành chính nhà nước để quản lí các tăng ni, bổ nhiệm một đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập tên là Tăng Thế vào chức tăng quan cao cấp nhất để quản lý hệ thống tăng ni này, tức là Tăng Chính; lại cử một đệ tử khác của ngài Cưu Ma La Thập tên là Tăng Thiên làm chức Duy Na Bộ ( tiếp đón Tăng chúng và giải quyết các chính sách phục vụ cho tăng chúng).
Điều đó đã giúp cho việc quản lý các tăng chúng được thống nhất theo kỷ cương, Tăng thiên làm phó cho ngài Tăng Thế; cho thiết lập hệ thống sổ sách ghi chép các công việc, các chi phí của Tăng đoàn, quản lý và nắm chắc sổ sách chi tiêu và các công việc của Tăng Ni trong toàn quốc, các công việc đó đều do hai đệ tử của ngài Huệ Bân cùng nhau phụ trách. Bộ máy quản lý của tăng đoàn này cũng là một trong những bộ máy quản lý hành chính của nhà nước, do đó Diêu Hưng cũng dành nhiều công sức chú ý, quan tâm, điều đó khiến cho bộ máy hành chính đó càng phát huy tác dụng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo ở Trung Quốc nhà nước đã thiết lập bộ máy quản lý các tăng đoàn mang tính chất hành chính nhà nước.
Cho đến lúc trước khi qua đời, tất cả hoạt động của ngài Cưu Ma La Thập đều đạt dưới sự quản lý của chính quyền nhà Hậu Tần. Quãng thời gian đó kéo dài tất cả là 11 năm. Trong thời gian này, ngài Cưu Ma La Thập đã dịch tất cả được 35 bộ kinh Phật tổng cộng là 290 quyển, đồng thời đã đào tạo được rất nhiều đệ tử trong đó có rất nhiều người nổi tiếng như Đạo Sinh, Tăng Triệu v.v… Trong quá trình phát triển Phật giáo sau này ở Trung Quốc, các đệ tử này đã phát huy tác dụng nhất định.
Trong thời gian làm việc dưới quyền nhà Hậu Tần, ngài Cưu Ma La Thập đã xây dựng và tổ chức một tăng đoàn lúc bấy giờ chỉ là dịch kinh, thuyết pháp và truyền giáo, nhưng việc tuyển chọn nhân tài là để tuyên truyền Phật giáo, Phật Pháp cho thế hệ sau v.v…ở một ý nghĩa nhất định nào đó, nó cũng đã ảnh hưởng đến sự cai quản của giai cấp cầm quyền đối với thế tục, trong đó ẩn chứa sự mâu thuẫn giữa quyền lực của Vua chúa với giáo hội của Phật giáo, và đợi đến cơ hội chín muồi, sự mâu thuẫn này sẽ bùng lên và diễn ra một cách gay gắt. Sự đấu tranh gay gắt giữa các mâu thuẫn đó được hình thành và phát triển trong bối cảnh xung đột gay gắt giữa tư tưởng và truyền thống của Trung Quốc và tư tưởng văn hoá Phật giáo.
Vương Chi Bình