Cuộc sống của con người, khi tuổi thơ dại có cha mẹ giáo dục dạy dỗ; khi lớn lên đến tuổi đi học, tiếp nhận sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo. Đến khi trưởng thành lại tiếp nhận sự giáo dục của xã hội. Trong các tầng cấp giáo dục đó, đều lấy sự giáo dục chính mình làm căn bản.

Giáo dục là sự uốn nắn, sự sửa đổi tập khí khơng thuần mỹ của con người trở thành tốt đẹp, khiến cho đời sống nhân cách được nâng cao. Người ngu độn sống với cuộc sống nhọc nhằn, đau khổ không kinh nghiệm; còn người thông minh tài trí thì nhạy bén, biết rút tỉa kinh nghiệm của người khác để tạo nên trí tuệ cho chính mình. Người tầm thường như chúng ta có trải qua nếm mật nằm gai mới thấu hiểu được kinh nghiệm cuộc sống. 

Nếu chúng ta thời thời, khắc khắ chỉ biết nương dựa vào sự giáo dục chỉ bảo của người khác, mà không phát huy tiềm năng giáo dục chính mình, thì chẳng khác nào tương đồng với một bộ y phục nhiễm sắc từ ngoài mà có, không có vốn liếng gì riêng cho chính mình. Y phục nếu không có bản sắc gì riêng cho chính nó, thì màu sắc nhiễm nhuộm kia sẽ nhanh chóng bị các yếu tố ngoại giới làm tan biến sắc chất. 

Cũng vậy, nếu tự chính mình biết tư duy, phản quan tự kỷ, tự mình hoàn thiện giáo dục, sửa đổi các tập khí không tốt đẹp của chính mình trở thành trong sáng tốt đẹp, thì mới tương xứng với ý nghĩa giá trị bản chất chơn thật thiệïn my. Con người chúng ta, mỗi người đều vốn có bả thể chân thiện mỹ. Bản thể đó được hiển lộ khi chúng ta biết tự mình khéo vận dụng pháp giáo dục chính mình.

Châu Xử trị đựơc ba cái hại trong cuộc sống là do ông ta khéo nắm bắt được pháp tự mình giáo dục lấy chình mình, và không ngừng chân thành ăn năn sửa đổi những những lỗi lầm xấu dở của chính mình mà trở thành vị anh hùng danh thơm tiếng tốt trong lịch sử. Trong lịch sử Phật giáo, Châu Lợi Bàn Đà Dà, tuy là người căn tánh ngu độn, nhưng do ông ta thành tâm khẩn ý vận hành pháp giáo dục chính mình một cách thấu đáotheo lời chỉ dạy của đức Phật: "Quét bụi trừ dơ."Cuối cùng, ông đã thành tựu được trình độ “minh tâm kiến tánh”, trở thành vị thánh đắc đạo a la hán quả.

Trong nghi thức Phật giáo, giáo dục chính mình gồm có các pháp: sám hối, thiền tập thiền quán, phản tỉnh tự nhận ra lỗi sai trái, tự mình đạt yêu cầu cải thiện lấy chính mình. Ngoài ra, cần phải tiến hành ba pháp học: Văn –tư- tu để giáo huấn; hoặc thông qua tham vấn thính giáo để giáo huấn; lại có lúc phải sử dụng đến pháp tư duy sâu sắc để hiểu rõ bản chất chơn thật của chính mình và sự vật để giáo huấn cải thiện. Trong pháp giáo dục chính mính, thậm chí có lúc một mình học không thông, đọc cũng không suốt, nhưng nếu phát tâm chỉ dạy giúp đỡ người khác thì tự nhiên sẽ cảm nhận được kết quả diệu kỳ của sự dạy và học hỗ tương trưởng thành. Nếu có khả năng vận hành pháp "dạy và học" đạt đến trình độ thể hội, thì đó chính là đã thành tựu được điểm đích của sự giáo dục chính mình.

Ở vùng Đức Châu nước Mỹ có một vị già lão tên Kiều Trị, 98 tuổi mới bắt đầu cặp sách đến trường học để thoả mãn nguyện vọng mà bà ta đã ấp ủ từ lâu; lậïp ra kỷ lục thế giới: "người học sinh tiểu học cao tuổi nhất thế giới. Bốn năm sau bà ta viết ra bộ tiểu thuyết dài. Thế là trên thế giới lại sản sanh được một nữ tác giả tiểu thuyết cao tuổi nhất. Vị nữ tác giả ấy, sanh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó, khi bốn tuổi đã phải xuống ruộng trồng bông gòn, không có cơ hội đi học; nhưng bà ta trong lúc xuống ruộng trồng bông gòn, nghe bà nội kể các câu chuyện, tự mình đã biết biến thành một loại hình thức học tập. Điều đó đã chứng minh rằng bà ta ngay từ nhỏ đã biết khéo vận dụng "tự mình giáo dục".

Ngày nay sự giáo dục, phần lớn đều là truy cầu học tập tri thức, học tập kỹ năng, học tập mưu lợi mà thiếu sót đi sự sanh hoạt giáo dục. Thế nên, có vị học đến hàng tiến sĩ mà vẫn không biết cách sống làm người. Tốt nghiệp đại học cũng không biết cách pha trà mời khách. Đó là sự thất bại trong ngành giáo dục. Phật giáo giảng dạy gánh nước bửa củi đều là Phật pháp, chính là chú trọng sinh hoạt giáo dục.

Lời mà người xưa nói rằng: "Tình người viên dung tức văn chương", hàm ý nói rằng, một tác phẩm được xem là áng văn chương, điều kiện tự nhiên đòi hỏi nội dung và hình thức của tác phẩm đó phải thể hiện được chân tướng nhân tình, sự lý viên dung. Do vậy, "giáo dục chính mình" là pháp học căn bản để hoàn thiện điểm đích cuộc sống nhân cách, đạo đức chân thiện mỹ mà đòi hỏi mỗi người chúng ta muốn thành tựu, thì không thể không vận hành.

HT Tinh Vân




Có phản hồi đến “22. Giáo Dục Chính Mình”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com