Tâm hồn trẻ thơ là gì nhỉ? Bạn có tâm hồn trẻ thơ không?

Thưa các bạn, ---Tâm hồn trẻ thơ còn được gọi là anh nhi hạnh; đó chính là Phật tâm, là tâm hồn trắng ngây thơ chơn thuần đáng yêu đáng quý. Anh nhi hạnh đó chính là tấm lòng bao la của mẹ, là tấm lòng cao cả của cha; là tấm lòng cao thượng quảng đạicủa các bậc thánh hiền. Hoặc có thể nói, tâm từ bi, lòng thànhthật, tánh thiên chơn, hạnh ý thiện mỹ….đều là bản năng tựnhiên, là thực chất của anh nhi hạnh.

Khi bạn nhìn thấy chúng sanh thọ khổ, tâm bạn khởi động lòngthương, không kham nhẫn nhìn chúng sanh thọ khổ. Hoặc nhìn thấy người khác gặp phảiï tai ương ách nạn, bạn sanh lòng trắc ẩn thương xót và tìm cách giúp đơ.õ Cho đến chủ động thâu nạp các em bé không gia đình, sống lang thang nơi gầm cầu, góc chợ…thành lập nhà tình thương cô nhi nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy dỗ cho các em nên người. Quan tâm chăm sóc người già lão, neo đơn, quả phụ; Chân tình tận tâm cứu tế các nhà thưong binh liệt sĩ..Tất cả những việc làm đó chính là tấm lòng son sắc xuất phát từ bản năng của tâm hồn thuần khiết.

Tâm hạnh”Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của các bậc đại bồ tát là tâmthuần khiết; bởi vì”bi、trí、hạnh、nguyện” của các ngài đều từ chơn tâm phát khởi và hiện hành. Do vậy, Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù được gọi là "Văn Thù đồng tử, "; Ngài Thiện Tài Đồng Tử với thiên chơn đi tham học 53 địa điểm với 53 vị thầy để tầm cầu chơn lý, cho nên cũng lấy “Đồng tử“ để gọi tên. Còn các vị mà được thế gian tôn xưng với tên gọi thiện mỹ cung kính là bậc“Thiên nhân chi đạo sư “ như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử, Lộ Tử, Chu Tử …là vì các vị này trọn một đờisống với tâm hồn thuần chơn cao thượng quảng đại tất cả vì sự nghiệp đạo đức trăm năm trồng người của đàn hậu học.

Tâm hồn của những người con trọn lòng hiếu nghĩa vì đạo, vì nước như người con gái mang tên Hoa Mộc Lan vượt phận nhi nữ, thay cha tòng quân nhập ngũ; Thế Dung dõng mãnh đến tận cửa quan đánh trống kêu oan cứu cha; Đồng nữ Diệu Huệ hồn nhiên giảng kinh hoằng pháp; Đồng nữ Từ Hạnh tận tuỵ cứu giúp người già yếu…là những tâm hồn anh nhi chơn thiện mỹ lưu danh sử sách.

Trong thời Trung Quốc đế vương, Đường Thái Tông là người được thiên hạ tôn nghi là bậc có tấm lòng son sắc bậc nhất. Có một lần nọ, Thái Tông ở trong cung đang vui đùa với chú chim nhỏ, bỗng nghe báo tin Quỳ Trưng đến; Thái Tông cấp tốc đem chú chim nhỏ dấu vào trong tay áo rộng; sau đó tỏ ra rất tự nhiêncùng Quỳ Trưng đàm đạo. Nhưng thật ra, trong lòng vô cùng ái ngại lo lắng cho chú chim nhỏ bị chết ngộp trong tay áo. Ông lo đến nỗi khuôn mặt toát đẫm mồ hôi. Qủa đúng tấm lòng từ bi son sắc của ông hiển lộ khiến người dân không ai không cảm mộ.

Đời nhà Thanh, Càn Long hoàng đế cũng được coi là vị vua có bẩm chất thuần chơn anh nhi. Một ngày nọ, người quần thần tên Kỷ Hiểu Lan đứng phía sau lưng nhà vua, và gọi nhà vua bằng tên gọi”Lão đầu tử.” Không khéo bị vua Càn Long nghe được. NhàVua cố ýlấy cơ hội này để làm khó Kỷ Hiểu Lan, bắt ông phải giải thích ý nghĩa của lời gọi đó là ý gì? Bằng không giải thích được sẽ bị xử phạt chém đầu. Kỷ Hiểu Lan vốn là người rất vui tính, độ lượng, lại thông minh tài trí. Thế nên khi nghe vua hỏi, liền khiêm hỷ đáp: "Hoàng đế là bậc được chúng dân xưng hô”vạn tuế”,mà Vạn tuế có nghĩa là”già”, còn hoàng đế chính là bậc đàn đầu của vạn dân, cho nên gọi là “đầu”; lại nữa, Hoàng đế là bậc Thiên tử, nên gọi tắt là”tử”.--- Vua Càn Long và vị quan Kỷ Hiểu Lan, là người không những tài trí căn cơ tương giao, tương ngộ mà còn là người cùng có bẩm chất anh nhihạnh đáng yêu đáng quý.

Trong truyện Nhị Thập Tứ Hiếu của Trung Quốc, Lão Lai Tử, tuy tuổi đã ngoài 60; nhưng đối trước cha mẹ già80, ông vẫn tỏ ra mình là người con nhỏ bé, tận lòng cơm dâng, nước rót, đông ấp lạnh, hạ quạt nồng và thường hay làm những trò hề để làm vui cho cha me. Lại nữa, Thuý Kiều bán mình chuộc cha, cứu gia đình ra khỏi đột biến tai ương khiến cho Kiều phải 15 năm sống lưu lạc, trôi nổi trong thân phậnlàm gái lầu xanh. Song Kiều vẫn không một lời oán than, mà lòng nàng luôn luôn vọng tưởng nhớ thương cha mẹ. Đem về nghe tiếng chim ríu rít trong tổ ấm, Kiều chạnh lòng thương sót cha mẹ ma øthốt lời than rằng:

“Chiều chiều ra đứng cửa sau,

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”…..

”Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ.”….

Những tấm gương hiếu nghĩa đó, từ cổ chí kim; từ đông sang tây không hiếm. Ngoài “Nhị thập tứ hiếu có thầy Mẫn Tử, thầy Tử Lộ… mà thế hệ chúng ta được học từ tiểu học, còn một số gương sáng ngời có thể ít người biết đến, như trong truyện Kiều có hai câu thơ thuyết minh:

Dâng thơ đã hẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

Đời Hán có nàng Đề Oanh là con gái Thuần Vu Ý làm quan phạm tội cung hình. Nàng dâng thư lên vua Hán Văn Đế xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu của nàng mà tha tội cho cha.

Trong thiền môn, với tâm chơn thuần trong sáng, qua nhân cách đối đãi giữa tình thầy trò, vị trưởng lãođại lao cho vị trụ trì đi châm nước pha trà, dọn trái cây đãi khách. Đệ tử dụng công tu học với chí nguyện tục diệm truyền đăng báo đáp thâm ân.

Anh nhi hạnh, là danh từ nói nôm na để diễn tả về những lời nói, những hành vi cử chỉ của trẻ con; còn người lớn mà vẫn bảo trì được tâm hồn sống vô tư hồn nhiên của trẻ con, tức biểu hiện người đó hằng sống với tâm hồn trong sáng chơn thuần. Sống với tâm hồn trong sáng thuần chân như vậy, nếu là vị quan trưởng sẽ tận tuỵ làm tốt vai trò, chức năng của vị quan trưởng; nếu là vị gia trưởng sẽ dốc lòng vì gia đình, vì sự nghiệp hiện tại và tương lai của con em mà không ngừng trau dồi nhân cách và cống hiến. Từ những sự kiện hiện thực thuyết minh trên để đưa ra kết luận, thì “Anh nhi hạnh, tức tâm hồn trẻ con ” đó chính là “ bồ đề tâm” vốn có cần được phát huy ở mỗi chúng ta!

Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân

Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc


Tâm hồn trẻ thơ là gì nhỉ? Bạn có tâm hồn trẻ thơ không?

Thưa các bạn, ---Tâm hồn trẻ thơ còn được gọi là anh nhi hạnh; đó chính là Phật tâm, là tâm hồn trắng ngây thơ chơn thuần đáng yêu đáng quý. Anh nhi hạnh đó chính là tấm lòng bao la của mẹ, là tấm lòng cao cả của cha; là tấm lòng cao thượng quảng đạicủa các bậc thánh hiền. Hoặc có thể nói, tâm từ bi, lòng thànhthật, tánh thiên chơn, hạnh ý thiện mỹ….đều là bản năng tựnhiên, là thực chất của anh nhi hạnh.

Khi bạn nhìn thấy chúng sanh thọ khổ, tâm bạn khởi động lòngthương, không kham nhẫn nhìn chúng sanh thọ khổ. Hoặc nhìn thấy người khác gặp phảiï tai ương ách nạn, bạn sanh lòng trắc ẩn thương xót và tìm cách giúp đơ.õ Cho đến chủ động thâu nạp các em bé không gia đình, sống lang thang nơi gầm cầu, góc chợ…thành lập nhà tình thương cô nhi nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy dỗ cho các em nên người. Quan tâm chăm sóc người già lão, neo đơn, quả phụ; Chân tình tận tâm cứu tế các nhà thưong binh liệt sĩ..Tất cả những việc làm đó chính là tấm lòng son sắc xuất phát từ bản năng của tâm hồn thuần khiết.

 Tâm hạnh”Thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh” của các bậc đại bồ tát là tâmthuần khiết; bởi vì”bi、trí、hạnh、nguyện” của các ngài đều từ chơn tâm phát khởi và hiện hành. Do vậy, Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù được gọi là "Văn Thù đồng tử, "; Ngài Thiện Tài Đồng Tử với thiên chơn đi tham học 53 địa điểm với 53 vị thầy để tầm cầu chơn lý, cho nên cũng lấy “Đồng tử“ để gọi tên. Còn các vị mà được thế gian tôn xưng với tên gọi thiện mỹ cung kính là bậc“Thiên nhân chi đạo sư “ như Lão TửKhổng TửTrang Tử, Lộ Tử, Chu Tử …là vì các vị này trọn một đờisống với tâm hồn thuần chơn cao thượng quảng đại tất cả vì sự nghiệp đạo đức trăm năm trồng người của đàn hậu học.

Tâm hồn của những người con trọn lòng hiếu nghĩa vì đạo, vì nước như người con gái mang tên Hoa Mộc Lan vượt phận nhi nữ, thay cha tòng quân nhập ngũ; Thế Dung dõng mãnh đến tận cửa quan đánh trống kêu oan cứu cha; Đồng nữ Diệu Huệ hồn nhiên giảng kinh hoằng phápĐồng nữ Từ Hạnh tận tuỵ cứu giúp người già yếu…là những tâm hồn anh nhi chơn thiện mỹ lưu danh sử sách.

Trong thời Trung Quốc đế vương, Đường Thái Tông là người được thiên hạ tôn nghi là bậc có tấùm lòng son sắc bậc nhất. Có một lần nọ, Thái Tông ở trong cung đang vui đùa với chú chim nhỏ, bỗng nghe báo tin Quỳ Trưng đến; Thái Tông cấp tốc đem chú chim nhỏ dấu vào trong tay áo rộng; sau đó tỏ ra rất tự nhiêncùng Quỳ Trưng đàm đạo. Nhưng thật ra, trong lòng vô cùng ái ngại lo lắng cho chú chim nhỏ bị chết ngộp trong tay áo. Ông lo đến nỗi khuôn mặt toát đẫm mồ hôi. Qủa đúng tấm lòng từ bi son sắc của ông hiển lộ khiến người dân không ai không cảm mộ.

Đời nhà Thanh, Càn Long hoàng đế cũng được coi là vị vua có bẩm chất thuần chơn anh nhi. Một ngày nọ, người quần thần tên Kỷ Hiểu Lan đứng phía sau lưng nhà vua, và gọi nhà vua bằng tên gọi”Lão đầu tử.” Không khéo bị vua Càn Long nghe được. NhàVua cố ýlấy cơ hội này để làm khó Kỷ Hiểu Lan, bắt ông phải giải thích ý nghĩa của lời gọi đó là ý gì? Bằng không giải thích được sẽ bị xử phạt chém đầu. Kỷ Hiểu Lan vốn là người rất vui tínhđộ lượng, lại thông minh tài trí. Thế nên khi nghe vua hỏi, liền khiêm hỷ đáp: "Hoàng đế là bậc được chúng dân xưng hô”vạn tuế”,mà Vạn tuế có nghĩa là”già”, còn hoàng đế chính là bậc đàn đầu của vạn dân, cho nên gọi là “đầu”; lại nũa, Hoàng đế là bậc Thiên tử, nên gọi tắt là”tử”.--- Vua Càn Long và vị quan Kỷ Hiểu Lan, là người không những tài trí căn cơ tương giao, tương ngộ mà còn là người cùng có bẩm chất anh nhihạnh đáng yêu đáng quý.

Trong truyện Nhị Thập Tứ Hiếu của Trung Quốc, Lão Lai Tử, tuy tuổi đã ngoài 60; nhưng đối trước cha mẹ già80, ông vẫn tỏ ra mình là người con nhỏ bé, tận lòng cơm dâng, nước rót, đông ấp lạnh, hạ quạt nồng và thường hay làm những trò hề để làm vui cho cha me. Lại nữa, Thuý Kiều bán mình chuộc cha, cứu gia đình ra khỏi đột biến tai ương khiến cho Kiều phải 15 năm sống lưu lạctrôi nổi trong thân phậnlàm gái lầu xanh. Song Kiều vẫn không một lời oán than, mà lòng nàng luôn luôn vọng tưởng nhớ thương cha mẹ. Đem về nghe tiếng chim ríu rít trong tổ ấm, Kiều chạnh lòng thương sót cha mẹ ma øthốt lời than rằng:

“Chiều chiều ra đứng cửa sau,

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”…..

”Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ.”….

 Những tấm gương hiếu nghĩa đó, từ cổ chí kim; từ đông sang tây không hiếm. Ngoài “Nhị thập tứ hiếu có thầy Mẫn Tử, thầy Tử Lộ… mà thế hệ chúng ta được học từ tiểu học, còn một số gương sáng ngời có thể ít người biết đến, như trong truyện Kiều có hai câu thơ thuyết minh:

Dâng thơ đã hẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

 Đời Hán có nàng Đề Oanh là con gái Thuần Vu Ý làm quan phạm tội cung hình. Nàng dâng thư lên vua Hán Văn Đế xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu của nàng mà tha tội cho cha.

Trong thiền môn, với tâm chơn thuần trong sáng, qua nhân cách đối đãi giữa tình thầy trò, vị trưởng lãođại lao cho vị trụ trì đi châm nước pha trà, dọn trái cây đãi khách. Đệ tử dụng công tu học với chí nguyện tục diệm truyền đăng báo đáp thâm ân.

Anh nhi hạnh, là danh từ nói nôm na để diễn tả về những lời nói, những hành vi cử chỉ của trẻ con; còn người lớn mà vẫn bảo trì được tâm hồn sống vô tư hồn nhiên của trẻ con, tức biểu hiện người đó hằng sống với tâm hồn trong sáng chơn thuần. Sống với tâm hồn trong sáng thuần chân như vậy, nếu là vị quan trưởng sẽ tận tuỵ làm tốt vai tròchức năng của vị quan trưởng; nếu là vị gia trưởng sẽ dốc lòng vì gia đình, vì sự nghiệp hiện tại và tương lai của con em mà không ngừng trau dồi nhân cách và cống hiến. Từ những sự kiện hiện thực thuyết minh trên để đưa ra kết luận, thì “Anh nhi hạnh, tức tâm hồn trẻ con ” đó chính là “ bồ đề tâm” vốn có cần được phát huy ở mỗi chúng ta! 

Tâm hồn trẻ thơ là gì nhỉ? Bạn có tâm hồn trẻ thơ không?

Thưa các bạn, ---Tâm hồn trẻ thơ còn được gọi là anh nhi hạnh; đó chính là Phật tâm, là tâm hồn trắng ngây thơ chơn thuần đáng yêu đáng quý. Anh nhi hạnh đó chính là tấm lòng bao la của mẹ, là tấm lòng cao cả của cha; là tấm lòng cao thượng quảng đạicủa các bậc thánh hiền. Hoặc có thể nói, tâm từ bi, lòng thànhthật, tánh thiên chơn, hạnh ý thiện mỹ….đều là bản năng tựnhiên, là thực chất của anh nhi hạnh.

Khi bạn nhìn thấy chúng sanh thọ khổ, tâm bạn khởi động lòngthương, không kham nhẫn nhìn chúng sanh thọ khổ. Hoặc nhìn thấy người khác gặp phảiï tai ương ách nạn, bạn sanh lòng trắc ẩn thương xót và tìm cách giúp đơ.õ Cho đến chủ động thâu nạp các em bé không gia đình, sống lang thang nơi gầm cầu, góc chợ…thành lập nhà tình thương cô nhi nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy dỗ cho các em nên người. Quan tâm chăm sóc người già lão, neo đơn, quả phụ; Chân tình tận tâm cứu tế các nhà thưong binh liệt sĩ..Tất cả những việc làm đó chính là tấm lòng son sắc xuất phát từ bản năng của tâm hồn thuần khiết.

 Tâm hạnh”Thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh” của các bậc đại bồ tát là tâmthuần khiết; bởi vì”bi、trí、hạnh、nguyện” của các ngài đều từ chơn tâm phát khởi và hiện hành. Do vậy, Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù được gọi là "Văn Thù đồng tử, "; Ngài Thiện Tài Đồng Tử với thiên chơn đi tham học 53 địa điểm với 53 vị thầy để tầm cầu chơn lý, cho nên cũng lấy “Đồng tử“ để gọi tên. Còn các vị mà được thế gian tôn xưng với tên gọi thiện mỹ cung kính là bậc“Thiên nhân chi đạo sư “ như Lão TửKhổng TửTrang Tử, Lộ Tử, Chu Tử …là vì các vị này trọn một đờisống với tâm hồn thuần chơn cao thượng quảng đại tất cả vì sự nghiệp đạo đức trăm năm trồng người của đàn hậu học.

Tâm hồn của những người con trọn lòng hiếu nghĩa vì đạo, vì nước như người con gái mang tên Hoa Mộc Lan vượt phận nhi nữ, thay cha tòng quân nhập ngũ; Thế Dung dõng mãnh đến tận cửa quan đánh trống kêu oan cứu cha; Đồng nữ Diệu Huệ hồn nhiên giảng kinh hoằng phápĐồng nữ Từ Hạnh tận tuỵ cứu giúp người già yếu…là những tâm hồn anh nhi chơn thiện mỹ lưu danh sử sách.

Trong thời Trung Quốc đế vương, Đường Thái Tông là người được thiên hạ tôn nghi là bậc có tấùm lòng son sắc bậc nhất. Có một lần nọ, Thái Tông ở trong cung đang vui đùa với chú chim nhỏ, bỗng nghe báo tin Quỳ Trưng đến; Thái Tông cấp tốc đem chú chim nhỏ dấu vào trong tay áo rộng; sau đó tỏ ra rất tự nhiêncùng Quỳ Trưng đàm đạo. Nhưng thật ra, trong lòng vô cùng ái ngại lo lắng cho chú chim nhỏ bị chết ngộp trong tay áo. Ông lo đến nỗi khuôn mặt toát đẫm mồ hôi. Qủa đúng tấm lòng từ bi son sắc của ông hiển lộ khiến người dân không ai không cảm mộ.

Đời nhà Thanh, Càn Long hoàng đế cũng được coi là vị vua có bẩm chất thuần chơn anh nhi. Một ngày nọ, người quần thần tên Kỷ Hiểu Lan đứng phía sau lưng nhà vua, và gọi nhà vua bằng tên gọi”Lão đầu tử.” Không khéo bị vua Càn Long nghe được. NhàVua cố ýlấy cơ hội này để làm khó Kỷ Hiểu Lan, bắt ông phải giải thích ý nghĩa của lời gọi đó là ý gì? Bằng không giải thích được sẽ bị xử phạt chém đầu. Kỷ Hiểu Lan vốn là người rất vui tínhđộ lượng, lại thông minh tài trí. Thế nên khi nghe vua hỏi, liền khiêm hỷ đáp: "Hoàng đế là bậc được chúng dân xưng hô”vạn tuế”,mà Vạn tuế có nghĩa là”già”, còn hoàng đế chính là bậc đàn đầu của vạn dân, cho nên gọi là “đầu”; lại nũa, Hoàng đế là bậc Thiên tử, nên gọi tắt là”tử”.--- Vua Càn Long và vị quan Kỷ Hiểu Lan, là người không những tài trí căn cơ tương giao, tương ngộ mà còn là người cùng có bẩm chất anh nhihạnh đáng yêu đáng quý.

Trong truyện Nhị Thập Tứ Hiếu của Trung Quốc, Lão Lai Tử, tuy tuổi đã ngoài 60; nhưng đối trước cha mẹ già80, ông vẫn tỏ ra mình là người con nhỏ bé, tận lòng cơm dâng, nước rót, đông ấp lạnh, hạ quạt nồng và thường hay làm những trò hề để làm vui cho cha me. Lại nữa, Thuý Kiều bán mình chuộc cha, cứu gia đình ra khỏi đột biến tai ương khiến cho Kiều phải 15 năm sống lưu lạctrôi nổi trong thân phậnlàm gái lầu xanh. Song Kiều vẫn không một lời oán than, mà lòng nàng luôn luôn vọng tưởng nhớ thương cha mẹ. Đem về nghe tiếng chim ríu rít trong tổ ấm, Kiều chạnh lòng thương sót cha mẹ ma øthốt lời than rằng:

“Chiều chiều ra đứng cửa sau,

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”…..

”Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ.”….

 Những tấm gương hiếu nghĩa đó, từ cổ chí kim; từ đông sang tây không hiếm. Ngoài “Nhị thập tứ hiếu có thầy Mẫn Tử, thầy Tử Lộ… mà thế hệ chúng ta được học từ tiểu học, còn một số gương sáng ngời có thể ít người biết đến, như trong truyện Kiều có hai câu thơ thuyết minh:

Dâng thơ đã hẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

 Đời Hán có nàng Đề Oanh là con gái Thuần Vu Ý làm quan phạm tội cung hình. Nàng dâng thư lên vua Hán Văn Đế xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu của nàng mà tha tội cho cha.

Trong thiền môn, với tâm chơn thuần trong sáng, qua nhân cách đối đãi giữa tình thầy trò, vị trưởng lãođại lao cho vị trụ trì đi châm nước pha trà, dọn trái cây đãi khách. Đệ tử dụng công tu học với chí nguyện tục diệm truyền đăng báo đáp thâm ân.

Anh nhi hạnh, là danh từ nói nôm na để diễn tả về những lời nói, những hành vi cử chỉ của trẻ con; còn người lớn mà vẫn bảo trì được tâm hồn sống vô tư hồn nhiên của trẻ con, tức biểu hiện người đó hằng sống với tâm hồn trong sáng chơn thuần. Sống với tâm hồn trong sáng thuần chân như vậy, nếu là vị quan trưởng sẽ tận tuỵ làm tốt vai tròchức năng của vị quan trưởng; nếu là vị gia trưởng sẽ dốc lòng vì gia đình, vì sự nghiệp hiện tại và tương lai của con em mà không ngừng trau dồi nhân cách và cống hiến. Từ những sự kiện hiện thực thuyết minh trên để đưa ra kết luận, thì “Anh nhi hạnh, tức tâm hồn trẻ con ” đó chính là “ bồ đề tâm” vốn có cần được phát huy ở mỗi chúng ta! 



Có phản hồi đến “7. Tâm Hồn Trẻ Thơ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com