Thời xuân thu, nước Tống, có một người nhặt được một viên mỹ ngọc, liền đem hiến tặng cho vị quan tên Tử Hãn. Tử Hãn kiên quyết chối từ không nhận. Người đó cho rằng vị quan này không biết đó là viên ngọc qúy, nên thẳng lời thưa :”Đây là viên bảo ngọc”. Tử Hãn đáp:”Ông lấy ngọc làm bảo vật, còn tôi lấy không tham làm bảo vật”. Nếu tôi tiếp nhận viên ngọc qúy này của ông tức là tôi và ông cùng nhau đánh mất đi bảo tạng của chính mình, chi bằng mỗi người chúng ta tự giữ gìn lấy bảo bối của chính mình.

Trên thế gian, có người lấy tiền tài vật chất làm của báu; có người lấy địa vị làm của báu; có người lấy ái tình làm của báu; có người coi sinh mạng làm của báu. Ngoài ra, có một số người khi đề cập đến báu vật, liền nghĩ đến trân châu mã não, san hô hổ phách, cẩm thạch, huyền thạchv.v..

Vật mà thế gian cho là báu, là bảo bối; thật ra đó chỉ là trạng thái tâm tham ái, tham chấp. Bởi vì có tham ái mới cần cầu đến vật báu, vật bảo bối. Điển hình như có người lấy con cái làm vật báu; có người lấy vật cổ truyền thừa làm của báu. Lại có người yêu qúy sách đến độ trở thành ngu xuẩn, sách chính là bảo vật cuả anh ta; có người yêu thích nuôi dưỡng gia súc như chó, mèo,chim muông….những con gia cầm ấy chính là của báu của anh ta. Lại có người lấy vật mình yêu thích sưu tầm làm của báu, người yêu chuộng sưu tầm tem,thì nhìn những con tem mà mình sưu tầm được là của báu; người yêu thích sưu tầm cổ vật thì dưới mắt của nhà khảo cổ vật, từ những kho tạng sách cổ, danh thiếp, hình tranh, vật trang sức, nhạc khí, hộp bật lửa, thậm chí thâu được những mảnh đá sỏi có hình thù, sắc chất đặc biệt cũng đều coi nó là báu vật của mình.

Bảo vật ngoài thân nhiều, không bằng trong tâm có đầy đủ chánh niệm. Bởi vì bảo tạng chân thật chính là bản thể chân tâm của chính mình.! Tâm mình có đầy đủ nhân nghĩa đạo tình, thì nhân nghĩa đạo tình đó chính là bảo tạng; trong tâm có trời đất thì trời đất kia chính là bảo tạng; trong tâm có đạo đức từ bi thì đạo đức từ bi ấy chính là bảo tạng. Bảo tạng tâm đó vô tiền bạc, vô địa vị danh lợi, nhưng kông có của báu vật chất nào sánh bằng. Khi trong tâm chúng ta có Phật, có Pháp, có Tăng, có chân lý, tức là tâm ta đã có bảo tạng; Tâm chúng ta không tham lam, không sân hận, không si mê, không ái dục thì tâm chúng ta vốn đã có vô lượng, vô biên, vô tận của báu.

Vào đời nhà Hán, có vị quan tên Dương Trấn, có người vì muốn cầu cạnh ông ta giúp việc, nhưng biết ông là vị quan thanh liêm đoan chánh nên không dám thanh thiên bạch nhật làm việc mờ ám, lợi dụng lúc đêm tối đem hai ngàn lượng vàng đến cầu cạnh đút lót mong ông thu nhận giúp đỡ, nhưng vị quan ấy cương quyết chối từ. Người kia khẩn thiết nài nỉ:”Xin quan trên chớ lo ngại, không có người nào biết được việc này đâu!”. Vị quan Dương Trấn thẳng thắn trả lời:”trời biết, đất biết, ông biết, ta biết, làm sao có thể nói không ai biết được?”.

Người xưa thường nói:”Mua được ruộng tốt nhà vạn khoảnh, nhưng không quan chức bị người khinh. Thất phẩm, ngũ phẩm còn chê nhỏ; rồi tứ phẩm tám phẩm cũng chê thấp. Nhất phẩm đương triều làm tể tướng, lại hâm mộ được xưng vương tác đế; nhưng khi đã được làm thiên tử thì lại mong cầu trường sanh bất tử mới xứng ý vừa lòng.” Thật đúng là lòng người tham vô đáy. Vật chất tiền tài trên thế gian làvật có hạn lượng, thế mà dục vọng của con người lại là vô tận. Người tràn đầy lòng tham dục thì cho dù có tiền kho bạc núi, biển vàng vẫn là người phú qúy nghèo cùng. Chỉ có vô tham dục, biết sống đời sống thiểu dục tri túc, thanh đạm thường lạc tự nhiên thì mới chân thật là người phú qúy của báu vô hạn. Thế nên, tham dục là bần cùng, không tham là phú qúy, giàu có---Không tham mới chân thật là bảo tạng vô tận của chính mình!

HT Tinh Vân




Có phản hồi đến “31. Không Tham Là Phú Quý”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com