Khoảng 2.2 tỷ người trên thế giới không thể tiếp cận được với nguồn nước sạch an toàn. Điều này xảy ra trên hành tinh được bao phủ bởi 71% nhân tố cơ bản cần thiết cho cuộc sống. Điều có vẻ mâu thuẫn có thể là thử thách then chốt cho tương lai của con người. Làm thế nào để chuyển đổi nước biển thành nước uống được. Câu trả lời dường như nằm ở thành phố bé nhỏ Kenya gần biên giới của Somalia.

Một trong ba người trên thế giới không thể tiếp cận với nguồn nước uống, theo báo cáo của UNICEF và tổ chức y tế thế giới. Các điều kiện này càng tồi tệ hơn ở Châu Phi. Đó là vì khu vực này được chọn lựa để thiết lập nên hệ thống nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên có thể chuyển đổi nước biển từ Ấn Độ Dương thành nước uống được. Nhà máy được điều hành từ năm ngoái.

Tên của thị trấn đánh cá nơi dự án đang hoạt động thành công là Kiunga. Dự án được tổ chức phi lợi nhuận Givepower tài trợ. Nhờ thành tích này, tổ chức đã dự định xây dựng thêm nhiều dự án khác ở các đất nước như Columbia và Haiti.

Hệ thống tạo ra nước uống cho 35,000 người mỗi ngày.

Một dự án tách nước mặn tiêu biểu tiêu thụ rất nhiều năng lượng và chỉ có thể điều hành ở những khu vực có đủ điều kiện sản xuất và phân phối năng lượng. Dự án này đã giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng kỹ thuật “nông trại nước năng lượng mặt trời “ (solar water farms”. Dự án này sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng sản xuất ra 50 kilowatts năng lượng với pin hiệu xuất cao của Tesla để lưu trữ và hai hệ thống bơm nước hoạt động suốt 24h mỗi ngày.

Dự án này có thể tạo ra nước uống cho 35,000 người mỗi ngày. Ngoài ra, theo GivePower, chất lượng nước này tốt hơn ở ccs dự án tách nước mặn khác. Thêm vào đó, nó không có tác động tiêu cực đến môi trường mà quá trình này thường gây ra vì việc tác lọc nước mặn tạo ra các dự lượng muối và chất ô nhiễm nguy hại cho động vật và thực vật.

Trước đó, người dân ở Kiunga phải đi bộ cả giờ mới tiếp cận được nguồn nước và rất dơ bẩn.

Sau mùa mưa do gió mùa tạo ra, Kiunga trở thành một nơi rất khô cằn và 3,500 người dân bắt buộc phải di chuyển cả giờ để lấy nước. Nguồn duy nhất họ từng có là giếng nước ở gần nơi mà động vật dùng để tắm. Nơi đây đầy chất ô nhiễm và ký sinh trùng có thể gây ra các bệnh như E.coli và ngay cả chết.

Trước khi thực hiện công nghệ này, họ bắt buộc phải uống, tắm và giặt đồ với nguồn nước dơ và mặn “Bạn thấy trẻ con trong làng chúng có đầy vết sẹo trên bụng và đầu gối bởi vì chúng có quá nhiều muối trong vết thương. Chúng cơ bản là ngộ độc gia đình với loại nước này.” Hayes Barnard, chủ tịch của GivePower cho biết.

Đến năm 2025, một nửa dân số sẽ sống ở các nơi đương đầu với việc thiếu nước. Việc sử dụng lại nước thải để tái tạo chất dinh dưỡng hay năng lượng trở thành chiến lược trung tâm. Nó cũng giống với việc sử lý nước biển. Chỉ có 2.5% nước trên hành tinh là nước ngọt. Số lượng nước ngọt đang giảm dần do ảnh hưởng của trái đất nóng lên trên băng và núi băng.

Trong những trường hợp này, NGO đã bắt đầu thiết lập các tấm pin mặt trời trên hơn 2,500 trường học, khu vực buôn bán, các dịch vụ khẩn cấp ở 17 quốc gia.NGO đang quyên góp tiền để xây dựng thêm các công trình xây dựng “nông trại nước sạch bằng năng lượng mặt trời “. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe của người dân và kích thích nền kinh tế của khu vực bị tàn phá bởi khô hạn.

Ngày nước sạch thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 22/3 để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển và tiêu dùng trách nhiệm với các nguồn nước.

Khoảng 3,000 lít nước cẩn để sản xuất đủ thức ăn cho các nhu cầu của một người mỗi ngày.

Trung bình mỗi người sử dụng 100,000 ly nước mỗi năm nếu mỗi ngày tắm rửa là 10 phút.
Tải chỉ 1GB dung lượng từ internet có thể sử dụng 200 lít nước để làm nguội hệ thống sử dụng cho các trung tâm máy tính cho phép kết nối.

80% nước thải được đưa vào hệ thống nước mà không có xử lý đúng đắn.

Người Mỹ Latin giữ nguồn nước tài nguyên dồi dào: khoảng 30% lượng mưa thế giới và 28,000 mét nước trên mỗi thành phố mỗi năm, cao hơn mức trung bình của thế giới.

Trong những mục tiêu phát triển bền vững cần đạt được đến năm 2030, Hoa Kỳ đã thiết lập mục tiêu để phổ cập và cân bằng lượng nước uống, vệ sinh hợp lý và dịch vụ vệ sinh đầy đủ cũng như giảm ô nhiễm nguồn nước.

Bạn nghĩ loài người có thể làm gì để quan tâm hơn đến nguồn nước/ Bạn có lời khuyên nào để giảm thiểu tiêu thụ nước? Xin hãy cho chúng tôi biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Brightside.me




Có phản hồi đến “19. Chuyển Đổi Nước Biển Thành Nước Sạch Dùng Năng Lượng Mặt Trời Cứu Nguy Cho Thế Giới”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com