Mục Lục
Đại địa, sơn hà sum la vạn tượng có thể phân làm hai loại: Hữu tình và vô tình.
Hữu tình là chỉ chung cho tất cả các loài có sanh mạng được kết tinh từ tình dục và có tình thức như con người và các loài động vật. Vô tình là nói về sơn hà đại địa: núisông, thác gềnh, sỏi đá, gạch ngói, các loài thực vật, cây cỏ, hoa lá .vv…
Thông thường loài có tình thức dùng âm thanh của mình để diễn đạt sự tình, chúng ta đều có thể nghe và hiểu được một cách dễ dàng, thông suốt. Còn loài vô tình nói pháp, với âm điệu trong suốt uyển chuyển tự nhiên sống động và bằng âm thanh vô ngôn mỹ diệu biểu lộ chân thật mọi tình tiết sự lý của nội tại và ngoại cảnh hiên thực mà chỉ những ai biết tĩnh lặng lắng nghe mới thấu triệt được âm thanh vi diệu đó.
“ Sanh Công nói pháp, ngoan thạch điểm đầu” là một trong trong những pháp thoại điển chứng để người đọc tư duy. Nghe qua lời pháp thoạïi này, chúng ta không thể một chiều nhất định cho rằng chỉ có“ Ngài Sanh Công nói pháp”, màđứng trên mặt hỗ tương để nhìn thì có thể nói rằng “ngoạn thạch(tức tảng đá)cũng đang nói pháp, vì ngoạn thạch nếu không biết nói pháp thì làm sao biết <gật đầu?>.
Trời xanh mây trắng nhẹ bay
Sóng nước vỗ bờ vẫy gọi tình nhân.
Đó chẳng phải là mây trắng đang cùng chúng ta thuyết bài pháp:”tự tánh tiêu dao đến đi , hợp tan tự tại”; biển hồ sông nước cuồn cuộn hay dạt dào trôi chảy tỏ tình là đang cùng thế nhân thuyết bài pháp về:”bản thể nhậm vận tự tánh tuỳ duyên khởi” của vạn pháp?
Bạn xem kìa, xuân đến, thu đi năm tháng tựa thoi đưa; hoa kia sớm nở, tối tàn; rồi lá từ xanh trở úa vàng rơi rụng…Đó chẳng phải là đại tự nhiên đang thâu qua sự đổi thaycủa trình tự thời gian mà hướng về chúng ta thuyết bài pháp: “Thế sự vô thường” .
Loài hữu tình nói pháp, chúng ta có thể dùng tai để nghe, Nhưng loài vô tình nói pháp thì cần phải dùng tâm để lĩnh hội. Thật ra trong cuộc sống của chúng ta, sum la vạn tượng, sơn hà đại địa không một vật nào là không cùng chúng ta nói pháp. Hoa xuân, thu nguyệt cố nhiên khiến lòng người khởi khúc hoan ca; chim ca, trùng gáy rung cảm lòng người gợi nhớ cố hương.Trà “Triệu Châu”, bánh “Vân Môn” đều làđang cùng thiền sư Triệu Châu và thiền sư Vân Môn thuyết thiền thoại. Sớm tối nhị thời, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khánh, tiếng trống chẳng phải là đang cùng chúng ta khai thị”Tiếng huyền diệu củûa chơn tâm?”
Cho đến các hiện tượng đất động, núi lay cũng là đang cùng chúng ta nói bài pháp”Quốc độ nguy thuý”(tức đất nước không vĩnh cữu kiên định, bình an.)Trăm hoa đua nở thi sắc khoe hương, rồi héo úa tàn tạ. Đó là thế giới tự nhiên đang cùng chúng ta nói bài pháp về “Chư hành vô thường; chư pháp vô ngã”Súng đạn, đao kiếm cũng đều là biểu thị “Sanh mạng khổ không”. Và sanh, lão, bệnh, tử đều là thuyết minh “Thân vốn là gội khổ”
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta từ ăn mặc, nhà ở, học hành, làm việc, đi đứng nằm ngồi, cho đến các hiện tượng thành、 trụ、 hoại、không; sanh、 trụ、 dị、 diệt…chẳng phải là thế giới vô tình đang hiện thân cùng thế nhân nói pháp?
Câu chuyện thiền học ly kỳ kể rằng, vị thiền sư dựng đứng cây phất trần lên hỏi: -Bạn có hiểu không?” Nếu bạn hiểu được ý nghĩa của cây phất trần dựng đứng , tức là bạn đã khai ngộ rồi! Sau đó, thiền sư lại chỉ cây tùng bách trước sân chùa hỏi:”Bạn có hiểu gì không?” Nếu bạn thấu hiểu được pháp âm vi diệu của chúng thì đương thời bạn là vị thiền sư đạt ngộ. Nhưng đáng tiếc thay, sự hồi thanh của không gian trong hang cốc, sự hồi âm của thế giới tự nhiên đó, loài người chúng ta hiếm ai thấu hiểu được.
Đói ăn, khát uống, mệt ngủ nghỉ…chính là bài thuyết pháp sinh động về cuộc sống; “Bố thí vô tướng”, “Độ sanh vô ngã” là lời nói pháp của bậc thượng thừa. Nếu như chúng ta ngoài cái hiểu được âm thanh nói pháp của loài hữu tình ra, nếu biết đem tâm mình hòa nhập vào thế giới của loài vô tình để lắng nghe âm thanh vi diệu của loài vô tình thì có việc đại sự nào là không giải quyết được!
Các bạn đọc thông minh thân mến, bạn có tâm nguyện chuyển mê thành ngộ chăng?
HT Tinh Vân