Có một cậu bé vui đùa chạy đến trước một hang động cất cao giọng nói vọng vào động:”Tôi chán ghét anh”. Thế rồi từ trong hang động vọng hồi âm:”Tôi chán ghét anh;Tôi chán ghét anh”.Tiếng vọng kia khiến cậu bé sanh khởi nỗi hoang mang sợ hãi,. Tiếp theo đó, cậu bé kinh ngạc phát hiện mọi người chung quanh cậu cũng đồng thanh biểu lộ chán ghét cậu. Cậu bé sợ hãi khóc thét, chạy vội về nhà, đem sự tình bày tỏ với mẹ. Bà mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy cậu bé vỗ về an ủi; sau đó dắt cậu bé quay trở lại cái động đó, và bảo cậu bé hãy cất to giọng nói vọng vào hang động:”Bạn thân mến, bạn rất tốt, chúng tôi rất yêu thích bạn”. Quả nhiên, lần này lời vọng âm từ hang động khiến cậu bé biến chuyển tâm trạng,reo cười sung sướng, bởi vì cậu bé đã nhận được sự cảm ứng của âm thanh yêu thương nồng ấm từ bốn phương tám hướng:”Bạn rất tốt, chúng tôi đều rất yêu thích bạn.”

Hang động nối tiếp hồi âm, tiếng chuông ngân nga vang vọng, tiếng trống hùng hồn dội âm…chính là sự cảm ứng vi diệu của âm thanh! Con rùa ngoái đầu nhìn lại cái trứng của mình, nồng ấm ấp ủ khiến trứng từ từ thay da đổi lớp biến thành rùa con. Tò vò bắt sâu con về làm tổ, trứng trên mình sâu keo, trứng nở, ấu trùng tò vò ăn thịt sâu keo. Cho đến độc khí ngoại xâm khiến người tán thân mất mạng, hoặc ánh sáng mặt trời truyền nắng ấm đến tất cả sum la vạn tượng khiến nó xanh tươi tăng trưởng. Đó là sự cảm ứng giữa sinh thái của vạn vật.

Cảm ứng chính là sự hỗ tương hô ứng tác động giữa trời đất với vạn vật; giữa vũ trụ và chúng sanh. Khi chúng ta nhìn thấy trăng tròn trăng khuyết trong lòng dấy lên niềm cảm thương thời gian trôi nhanh tợ bóng câu qua cửa sổ, tuổi đời ngày một xế bóng như Mãn Giác thiền sư thị huấn:”Sự trục nhãn tiền quá. Lão tùng đầu thượng lai. Nhìn hoa khai, hoa tàn, trong lòng bật nỗi cảm thán cho thế gian vô thường huyễn hoa, tất cả đó là nguyên lý tự nhiên của sự cảm ứng. Tình mẫu tử đậm đà son sắt vốn là sợi dây yêu thương cảm ứng nối kết vô hình huyền diệu.

Cảm ứng là nhân duyên pháp, vì sự cảm ứng cần phải hội đủ điều kiện nhân duyên mới hiển ứng được. Nước nếu không trong làm sao thấu trưng rọi hình soi bóng vật? Hang động nếu không có khoảng trống không làm sao dung nạp và trỗi vọng âm thanh. Cuộc sống của đời người chúng ta, nếu không có nội tâm thanh tịnh xúc cảm thì làm sao có thể cùng chân lý tương ưng? Và làm sao có thể cùng chư Phật, bồ tát có niềm đạo giao cảm ứng? Cổ nhân có câu:”Bồ tát thanh lương nguyệt, thường du tất cánh không; Chúng sanh tâm cấu tịnh, bồ đề nguyệt hiện tiền”. Chính là nguyên lý cảm ứng.

Trong sanh hoạt, một câu nói ra khiến người khác vui mừng khôn xiết, cũng một câu nói ra lại khiến người nghe thống khổ khó kham. Hoặc giả, một lời tung hô vạn tuế, liền được tặng thưởng huy chương bổng lộc. Phát ngôn bừa bãi một tiếng “hôn quân”, liền bị gông cùm hạ ngục. Tất cả đều có nhân duyên của nó, và nhân duyên đó hợp với lý pháp duyên khởi.

Thông thường có người hỏi rằng: niệm Phật, tụng kinh siêu độ, tại sao nhất định sẽ có cảm ứng?---<Tâm thành, tất linh>, đạo lý là như vậy. Ngày nọ, tại một thiền viện, vị thiền sư đang thuyết giảng về công đức niệm danh hiệu”Phật A Di Đà”; bỗng trong pháp hội đó, một vị thanh niên có ý hoài nghi, liền hỏi vị thiền sư :”Một câu chỉ có bốn chữ <A Di Đà Phật>, làm sao có được oai lực cực diệu, rộng lớn như vậy?> Vị thiền sư không trả lời câu hỏi của anh ta, mà trực tiếp mắng thẳng vào mặt anh ta :”đồ chó chết “.Chàng thanh niên ấy ngay khi nghe lời trách mắng, liền đùng đùng nộ khí xung thiên, chỉ vào vị thiền sư gặn hỏi:”Tại sao ông mắng chưởi tôi?” Vị thiền sư điềm nhiên mỉm cười đáp:”Đồ chó chết “, chỉ có ba chữ mà đã đủ oai lực đánh ngã anh, hà huống bốn chữ<A Di Đà Phật>, oai lực cực diệu biết dường nào?

Thật ra <có cảm tất có ứng>. Trong cuộc sống bình thường, uống trà giải khát, ăn cơm trừ đói; chỉ cần chúng ta chân tâm thành ý thì có chỗ nào là chỗ không cảm ứng?

HT Tinh Vân




Có phản hồi đến “37. Nguyên Lý Cảm Ứng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com