Bạn có muốn phát tài không? Thông thường nói đến giàu có thì ai ai cũng đều yêu chuộng, ưa thích., thế nhưng bậc thánh nhân lại nói:’’vàng bạc là độc xa”>; Như vậy cái cứu cánh của sự giàu có là tốt hay xấu?

Đương nhiên! Giàu có đúng nghĩa, đúng chánh pháp, tiền tài dùng đúng chỗ thì càng giàu có càng tốt; còn nếu tiền vàng kia là thuộc loại phi pháp hoặc dùng không đúng chỗ thì cái tài phú kia sẽ trở thành vật tạo nghiệp. Do đó người xưa thường nói:”danh là gông cùm, lợi là xiềng xích dẫn dắt con người ta vào chốn lao ngục, hầm lửa thiêu đốt”. Làm người chúng ta sao không thức tâm tỉnh giác, hồi đầu thị ngạn!

Sự giàu có được ví như nước, mà <nước thì có năng lực đẩy thuyền, lướt sóng lên đến bờ kia, nhưng nước cũng có năng lực nhận chìm thuyền, gây tai họa vô cùng nguy hiểm>; Giàu có vốn không có thiện ác, thế nhưng trồng nhân duyên thiện thì sự giàu có kia sẽ có năng lực thành tựu tất cả; còn trồng nhân duyên bất thiện thì sự giàu có đó sẽ trở thành năng lực làm phân tán bại hoại tất cả; nó giống như nước và lửa; vừa mang tính tương trợ, nhưng cũng vừa mang tính tương khắc!

Thật ra, sự giàu có thể nói có rất nhiều chủng loại, có loại giàu có theo nghĩa hẹp, có loại giàu có theo nghĩa rộng, có loại giàu có có giá, và có loại giàu có vô giá.

Sự giàu có theo nghĩa hẹp chính là tiền tài vật chất, nhà cửa, phòng ốc, đất đai, bỏ phiếu đầu tư. Sự giàu có theo nghĩa rộng chính là sức khoẻ an khang, trí tuệ, nhân duyên, tín dụng, có năng lực ăn nói lưu loát, biện tài hấp dẫn người v.v…

Còn cái mà gọi là giàu có có giá kia chính là các hình thức có tính ước vọng, danh dự, thành tựu, lịch sử v.v…Sự giàu có vô giá chính là nhân cách đạo đức, chơn tâm bản tánh của mỗi chúng ta.

Ngoài những loại giàu có trên ra còn có một số tài phú của bậc thánh hiền.

Thế nào là sự giàu có của bậc thánh hiền?--- Một lần nọ, đức Phật cùng với tôn giả A Nan trên đường đi khất thực, nhìn thấy một đám quạ đen đang tranh giành nhau một miếng thịt chuột chết; bỉ thử tranh đoạt nhau, đánh nhau, mổ cấu nhau đến bể đầu chảy máu. A Nan vô cùng đau xót thở dài buông lời thổn thức:”Ôi! Thật đáng thương thay! Chỉ vì một miếng thịt chuột chết mà ẩu đả nhau đến gây thương tích tang thương vậy sao?”---Đức Phật giải thích:”Loài người trên thế gian, đối với sự nghiệp truy cầu công danh phú quý có khác gì với cảnh tượng loài chim quạ đang tranh giành nhau miếng thịt chuột chết kia? “.

Trong ánh mắt nhìn của bậc hiền giả, công danh phú quý thì đồng nhất với thây chuột chết; chính vì vậy mà các loài chúng sanh đã tranh đoạt, ẩu đả nhau đến bể đầu chảy máu, thân đầy thương tích.

Sự giàu có của bậc thánh nhân, chính là cái giàu có an trụ trong sự nghiệp thiền định bát nhã. Bậc thánh nhân luôn luôn sống hưởng thụ trong sự giàu có của hỷ sung mãn.Trong lòng bậc thánh nhân luôn luôn ôm chứa sự giàu có của nguyện lực từ bi và hổ thẹn, do vậy họ tận hưởng vô tận <thất thánh tài>.

Nói đến sự giàu có, có cái giàu có thuộc hữu hình, có cái gàu có thuộc vô hình, có cái thuộc hiện tại, có cái thuộc vị lai; có cái thuộc cá nhân, có cái thuộc đại chúng; lại có cái là vật chất, có cái là tinh thần; cũng có cái là tạm thời, có cái là vĩnh viễn. Thật ra, cố nhiên của cải phong phú là quyền sở hữu của mỗi người, nhưng chúng ta càng cần nên hiểu rõ vềsự hưởng thụ cái giàu có của sự cộng hữu, liệt như ánh sáng mặt trời, không khí, nước trong sạch vân vân. Nếu chúng ta hiểu được vũ trụ sơn hà đại địa, công viên đạo lộ…đều là sự giàu có của mỗi chúng ta thì đời sống này còn có gì là bần cùng? 

Đại Sư Tinh Vân



Có phản hồi đến “40. Sự Giàu Có Của Thánh Nhân”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com