Mục Lục
Thành ngữ Trung Hoa có câu:” Qua sông phá cầu”. Lời đó có ý rằng, sau khi thọ nhận sự giúp đỡ của người, công việc được thành công mỹ mãn liền vong ân bội nghĩa. Đó là người không hiểu biết về cơ bản đạo đức làm người trong bổn phận <cảm ân đồ báo>. Nếu chúng ta đều nhận thức được lời giáo dưỡng của các bậc cổ đức”Qua sông phải nhớ bái cầu “, nghĩa là trong cuộc sống luân lý đạo đức làm người,”tri ân, báo ân là nền tảng mà đòi hỏi chúng ta cần nên hiểu biết và thực hành trong bổn phận thì mới thành tựu được đức trọng <báo đáp thâm ân>.
Khi đi trên đường, dưới khí trời nóng bức rám da; nhận được bóng cây toả râm che mát; chúng ta cần phải biết cảm niệm ân đức người trồng cây đem lại cho ta nguồn cảm mát mẻ,sảng khoái lành mạnh, lại phụng hiến kiến tạo mỹ quan tô điểm cho cuộc sống con người ngàn muôn tươi thắm, tráng lệ. Nhìn thấy lịch sử văn hóa phong phú thiện mỹ của quê hương đất tổ hiện tại, làm người chúng ta sao không biết xúc động hoài cảm nhớ ơn ân các bậc cố nhân anh hùng liệt vị đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt và xương máu để thành tựu nên sự nghiệp non sông gấm vóc ngày nay.
Do có những người đi trước khổ công gieo trồng nhân, ngày nay chúng ta mới có quả thu hoạch, hưởng thụ. Đường xá, nếu không có người phát tâm tu bổ, xây đắp thì khắp nẽo đường lộ sẽ đầy dẫy những ổ gà lồi lõm sao tránh khỏi nguy hiểm tai nạn giao thông. Nếu không có người nông phu một nắng hai sương, dãi dầu mưa nắng xuân canh cày, thu cắt gặt, chúng ta làm sao có được cuộc sống hạnh phúc cơm no, áo ấm? Đời sống của mỗi con người, có thể nói, đều là nằm trong sự hoà hợp cộng đồng sanh hoạt cuả xã hội mới được sanh tồn.
Vì vậy, làm người cần phải có bộ phận “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây,” và càng nên thực hiện cụ thể “cảm ơn báo đáp thâm ân” quốc gia dân tộc. Tại sao chúng ta cần phải dành dụm tiền để làm việc phước thiện? Vì muốn hồi báo cảm tạ ân đức y viện đã cứu mình khi lâm bệnh, hồi báo cảm tạ ân đức trường học đã nuôi lớn mình tri thức, khai quang mình trí tuệ. Lại nữa, vì muốn hồi báo ân đức tất cả người đã lao nhọc phòng hộ mình cuộc sống an toàn; như khi hoả hoạn xảy ra, nếu không có người lao tâm nhọc trí, nhiệt tình hiến tặng nhiên vật liệu chữa cháy, và nếu không có đội phòng cháy chữa cháy không màng gian nguy, không sợ khó nhọc tận tâm tận lực cứu chữa thì tất cả taì sản, nhà cưả và sanh mạng cuả cả xóm làng đều trở thành tro bụi. Nếu không có những người đó, làm sao ngày nay mình an tâm hưởng thụ những gì mình đang hiện có? Do vậy chúng ta vớùi bổn phận làm người không thể không khắc cốt ghi tâm thực hiện nghĩa vụ”qua sông nhớ bái cầu”.
Xưa có vị phú ông nọ,vào ngày lạc thành phòng ốc, khai bày yến tiệc linh đình. Ông ta mời các vị kiến trúc sư vàcác vị công nhân viên ngồi trên khu vực bàn trịnh trọng khách quý, còn con cái ông thì ngồi dưới cuối bàn. Mọi người đều lấy làm kinh ngạcï, thắc mắc. Vị phú ông giải đáp: <Các vị kiến trúc sư và công nhân viên là người có công xây dựng nên phòng ốc này, còn con cháu tôi chỉ là người kế thừa hưởng thu. Ông cha ta thường trân trọng nhắc nhở:”Ai ơi bưng bát cơm đầy, nắng sương nặng hạt ơn dày nông phu”. Mọi người nghe xong không ai không xúc động, lòng tràn đầy niềm tôn kính.
Chúng ta có thành tâm thực hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn trái, nhớ kể trồng cây” thì trong cuộc sống mới gặp được nhiều trợ duyên lành bảo hộ khi gặp cảnh”mưa nắng trở trời, tắt lửa tối đèn”. Phước huệ tăng trưởng cũng từ đây mà lưu xuất.
Gia Cát Lượng vì báo ân Lưu Bị đã tin hiểu lòng ông và trọng dụng tài ông mà đem toàn sanh mạng bảo hộ thái tử A Đẩu (con của Lưu Bị) khi gặp nạn… Ngoài ra, đã có biết bao vị trung thần xả thân cứu chúa, cứu nước, cứu dân…Các liệt truyện về chứng tích tri ân, báo ân không bút mực nào diễn tả cho tận.
Làm người nếu không biết hiểu biết thực thi đạo lý:”Tri ân, báo ân”, chứng tỏ người đó nội tâm vô cùng nghèo nàn. Có hiểu sâu và tâm thành thực hành ý nghĩa ”Cảm ân và biết đủ” mới cảm nhận được sự huyền diệu <cúi đầu nhìn phải, nhìn trái, tứ bề quanh ta, đâu đâu cũng đều nhặt được của báu>. Biết tri ân, hiểu tích phước mới là người chơn thật có đời sống phong phú, giàu có. Vì ngưởi xử thế, nếu thời thời tâm đều biết tồn trữ lòng <cảm niệm ân đức> thì cho dù là sống trong hoàn cảnh không nhu y,ù cũng có thể trở thành nghịch cảnh tăng thượng duyên. Vì vậy, sự tương xúc giữa người và người, nếu biết thời thời khắc khắc một lòng hoài bão :”tri ân, báo ân” thì tât cả mọi thù hận, ganh ghét đều tiêu tan; thị phi, phiền não tự nhiên tan biến như bọt nước vỗ mạn bờ. Tâm có thường tích tồn lòng <nhớ ơn, biết ơn và báo ơn>, mới có đủ năng lượng tăng trưởng phẩm đức, chuyển hóa tập khí, và trong cuộc sống tự mình có thể thu hoạch được hài hoà, tươi đẹp mỹ mãn.
HT Tinh Vân