Trước thời đại Heian, tín ngưỡng Đức Phật A Di Đà đã có trong dân chúng. Khoảng năm 645, có Ngài Huệ An giảng kinh Vô Lương Thọ. Ngay cả Ngài Trí Quang của Tam Luận Tông, Ngài Trí Chánh của Hoa Nghiêm Tông, Ngài Thiên Chơn của Pháp Tướng Tông cũng có nghiên cứu và chú sớ kinh Vô Lượng Thọ. Tuy nhiên, các vị trên chỉ đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu chứ không phải xiển dương và hành trì.

Vào thời đại Heian, Pháp môn niệm Phật, quán tưởng Phật cầu vãng sanh chỉ có được xiển dương và hành trì trong Thiên Thai Tông, dành cho những người trong triều đình nghiên cứu tu hành và chỉ hạng chế phổ cập hoằng hóa trong giới xuất gia. Phải đợi đến Ngai Đại sư Không Dã ra đời thì pháp môn niệm Phật mới được phổ biến trong quãng đại quần chúng. Ngài Không Dã (Kùya 903 – 927) là một Tăng sĩ tích cực trong các công tác từ thiện xã hội, cứu tế người nghèo, nạn đói, thiên tai địch họa trong dân chúng. Ngài thường dạy dân chúng không phân biệt giàu, nghèo, dùng pháp môn niệm Phật phối hợp với các điệu múa đơn giản và được hòa âm phối khí theo điệu nhạc, hấp dẫn các liên hữu tu hành, thực tập tu vui. Pháp môn này được gọi là “Vừa múa, vừa niệm Phật”. Đương thời dân chúng xưng tụng Ngài là Thánh A Di Đà hoặc Thánh dân dã.

Cương yếu của Tịnh Độ Nhật Bản

Theo Nhật ngữ thông dụng thì cho tín ngưỡng Đức A Di Đà là Jôdo, có nghĩa là Tịnh Độ, được dịch nghĩa từ chữ Sukhâvati (Cực lạc Quốc Độ). Ai là người tin tưởng nơi Đức Phật A Di Đà và nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Ngài thì hiện tiền hay lâm chung sẽ được thác sanh vào nơi cõi Tịnh Độ cùng sống chung với chư vị Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, chư Thánh Chúng để tiếp tục tu hành đến đắc đạo thành Phật.

Ý tưởng “được tha lực Phật gia trì trợ duyên hay cứu độ” xuất phát từ pháp môn niệm Phật của Tịnh Độ Tông, được xem như là một ý thức mới để tu dễ chứng” trong nền giáo lý của Đức Phật trong làng Phật học tại các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhưng nhà vua Ménandros (Di Lan Đà) một vị Đại Hoàng Đế của nước Hy Lạp (trị vì tại Sagara vào khoảng 115 trước Tây lịch) hỏi nhà Luận lý Học Phật Giáo Nagasena (Na Tiên Tỳ Kheo), cho rằng thật là vô lý khi người ác lại được cứu độ (đới nghiệp vãng sanh) nếu người ấy tin tưởng nơi một vị Phật vào đêm hôm trước ngày người ấy chết, lúc bấy giờ Tôn giả Nagasena đáp rằng: “Như một hòn đá, dủ nhỏ nhắn cách mấy, vẫn bị chìm trong nước, nhưng ngay cả một tảng đá nặng trăm cân, nếu đặt trên thuyền tàu cũng sẽ nổi bồng bềnh trên mặt nước …”

Đức Bồ Tát Long Thọ, được xem như là một hậu thân của Đức Phật Thích Ca (hai thế hệ hai thế giới, nhưng lại là một tâm huyết giải thoát những khổ đau cho chúng sanh) (Nagarjuna, vào khỏng 100 – 200 Tây lịch) trong đời giáo hóa của Ngài thì lập luận: “Có hai phương diện đạt đến cứu cánh của người tu Phật, một là con đường “khó tu”, hai là con đường “dễ tu” như một người qua sông được đi bằng thuyền. ý nghĩa “thuyền” ở đây gợi lại cho chúng ta một ý niệm về danh từ Tiểu Thừa (tự tu tự độ) và Đại Thừa (vừa tu vừa hòa tha độ chúng), mặc dù những danh từ này chỉ xác định vị trí tu chứng cũa những người tu học Phật. Tuy do Ngài Long Thọ chỉ định, nhưng cũng để nói lên mức độ thềm hoang của làng học Phật trong lịch trình tu chứng. Một niềm tin về Đức Phật A Di Đà là phương tiện tối thượng trong các phương tiện giúp cho tất cả những ai cần đến phương tiện dễ trong quá trình tu tập, trước khi bước vào thế giới hiện hữu cực lạc Tây phương.

Người tu Phật, khi bước chân vào thềm thanh chánh pháp, khởi đầu rất cầnđến đức tin, phải xây dựng cho mình một niềm tin chánh pháp. Niềm tin đó không phải chỉ xuất phát từ tự thân, mà còn do nơi người truyền đạt về tư tưởng học Phật, tức là tha lực. Không nên làm cho người mới tu cảm thấy xa lạ đối với lòng mong ước được niệm Phật thấy Phật và thành tựu được như Đức Phật. Do đó trong làng học Phật của Tịnh Độ Tông, các bậc đạo sư truyền giáo luôn có những ý niệm mới, nhằm khai mở cho môn đệ một ý thức mới trở thành mộ phương tiện tu hành thật dễ dàng, rồi sau mới tiến dẫn họ lần bước theo dấu chân của các bậc Thượng nhân đắc đạo và thành tựu đạo nghiệp.

Qua nghiên cứu về Tịnh Độ Tông của Nhật Bản, chúng ta thấy các bậc Đại Đạo Sư không ngần ngại kế thừa những sự nghiệp vĩ đại của các bậc thượng nhân ở Thiên Trúc như Đức Long Thọ về chủ trương hai phương diện Nan hành đạo và Dị hành đạo, hay ở Đông Độ như Đức Lô Sơn Huệ Viễn Đại Sư khai mở Bạch Liên Xã, Đức Ngũ Hội Pháp Chiếu khai mở nhiều Hội Niệm Phật…như là một công trình xã hội hóa về pháp môn niệm Phật, đưa phương tiện dễ tu dễ chứng đến vớ mọi người, mọi nhà, mọi giai tầng. đẳng cấp đều có thể niệm Phật mà không mắc phải những nghi ngờ về chánh pháp.

Tại Việt Nam, học giả Đoàn Trung Còn, là một cư sĩ Phật tử làm giám đốc nhà xuất bản Phật Học Tòng Thơ, trong những năm 1930 – 1940, Cư sĩ đã tiếp nhận được một số tinh hoa về giáo lý Tịnh Độ Tông từ Trung Hoa cận đại, nhất là Tịnh Độ Tông Nhật Bản, mà Cư Sĩ học giả chính là một trong những người nghiên cứu về tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác” hội nhập vào dòng đời, để cứu dộ chúng sanh kinh qua phương pháp tu niệm Phật, niệm danh hiệu A Di Đà Phật của Tịnh Độ Tông.

Cao xa hơn nữa, các bậc Đạo sư thuộc về hàng Tăng lữ các Đại sư thuộc hàng Cư sĩ Việt Nam (Đức hiệu của các Ngài sẽ được giới thiệu ở phần Tịnh Độ Tông Việt Nam) tiếp nhận truyền thừa pháp môn niệm Phật từ tinh hoa giáo lý Đức Phật, tiếp nhận các kinh A Di Đà, kinh Đại A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ và công hạnh cao cả từ chư Tổ Sư Thiền hoằng truyền Tịnh Độ Tông như: Ngài Đạo Xước, Đức Tổ Quang Minh, Thiện Đạo, Đức Tổ Ngũ Hội Pháp Chiếu, Đức Cửu Tổ Tri Húc Linh Phong…Đức Tổ Ứng Quang để làm bản vị hoằng truyền về Tịnh ĐộTông. Và với những tinh hoa đó giúp cho người xuất gia cũng như tại gia không còn xa lạ, thường xuyên tạo nên sự giao lưu giữa Đạo và Đời “Tuy hai mà là một”, xóa hẳn những ý niệm không tốt của các ngoại đạo về vấn đề giáo lý xuất thế của Phật Giáo, “Tuy một mà là hai” , tức là hòa mà không nhập , người tu sĩ Phật Giáo như dầu với nước, dầu cũng chung với nước, nhưng dầu luôn nổi trên mặt nước và không bị nhiểm nước, người tu sĩ Phật Giáo tuy sống trong dòng đời, nhưng tâm linh của họ vốn đã có tinh thần giải thoát xuất thế từ lâu rồi.

Giáo lý Phật Giáo kinh qua pháp môn niệm Phật, làm cho chúng ta cảm thấy thật gần gũi từ các bậc đạo sư, đến hàng Tăng lữ cư sĩ thường, chư Tăng Ni, Phật tử người ở chốn thị thành, người ở vùng non núi thâm sơn cùng cốc, người ở chân trời, người ở góc biển cùng nhau niệm một danh hiệu Đức Phật “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Phật”, “Mô Phật”, đồng đi kinh hành vớ một hướng đi đích thực, trong vô niệm chánh, không còn những ý niệm cục bộ, mà cổ xúy tinh thần tha lực, hỗ trợ duyên cho nhautre6n hóa trình hành đạo, hóa tha độ chúng.

Phật Giáo Trung Quốc và Phật Giáo Nhật Bản có rất nhiều bâc đạo sư xiển dương chánh pháp môn niệm Phật Tịnh Độ Tông. Giới Tăng Già Nhật Bản lần đầu tiên tiếp nhận và dựa vào bản kinh Thập Địa của Đức Tổ Long Thọ và Thế Thân, bộ Thập Địa kinh nói về nhân hạnh của Bồ Tát Thập địa, công đức tu hành của 10 đẳng bậc đại Bồ Tát. tại Trung Quốc có nhiều vị Đạo sư xiển dương về Tịnh Độ Tông, nhưng chỉ có 4 dòng được nhiều người tin ngưỡng hơn cả:

1. Dòng thứ nhất có Ngài Phật Đồ từng là người An Độ hành đạo trên đấ Trung Hoa, khoảng 310 – 348, truyền thừa đến Ngài Đại Sư Đạo An, Đức Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Lô Sơn Huệ Viễn.

2. Dòng thứ hai có Ngài Bồ Đề Lưu Chi là người An Độ ở Trung Hoa khoảng từ 503 – 535 truyền đến Ngài Đại Hải. Pháp Thượng (495 – 508) Ngài Huệ Sủng, Đàm Loan (476 – 542)

3. Dòng thứ ba có các Ngài Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo, Hoài Cãm, Thiếu Khang.

4. Dòng thứ tư có Ngài Từ Mẫn (618 – 709)

Tại Nhật Bản có Ngài Nguyên Tín (942 -1017) Ngài Pháp Nhiên (113 -1212) là những bậ Đạo Sư đầu tiên tiếp nhận và truyền thừa pháp môn niệm Phật vào đất Nhật Bản. Ngoài ra còn có nhà vua Saiko (593 – 628), Thái Tử Thánh Đức, tín ngưỡng thường xuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà

Quan trọng hơn, ngài Huệ An đem kinh Phật đến giảng tại Nhật Bản trong đó có kinh Vô Lượng Thọ, Ngài hành Cơn, Giám Chân người Trung Hoa thuyết giáo về Tịnh độ, lúc bấy giờ được Đại sư Vinh Duệ trong uqa1 trình tu học, tiếp nhận và đem pah1p môn niệm Phật về truyền bá tại Nhật vào năm 710 -793.

Đến Ngài Viên Nhân là vị Tổ thiết lập nghi thức niệm Phật tập trung, đồng thời phổ biến thật sâu rộng. Trong từng gia đình các liên hữu tụng kinh Di Đà, phổ biến những dòng nhạc niệm Phật. Khóa lễ Tịnh Độ. Tụng kinh Di Đà được phổ cập ở vùng Đông Bắc Á cho đến các nước Phật Giáo Đông Nam Á từ tu Tịnh độ đều thực hành đến ngày nay.

Kế thừa Ngài Pháp Nhiên là Ngài Nguyên Tín, Lương Nhẫn, Ngài Pháp Minh (1321)

Năm 1200, Đại sư Lương Biển truyền thừa tín ngưỡng Di Đà giáo tại núi Cao Dã Sơn, Truyền thừa đến đời Ngài Không Dã thì pháp phái tu Mật Tông của Ngài Lương Biến tuy tu mật, nhưng lại truyền bá pháp môn niệm Phật nên việc tin ngưỡng Đức A Di Đà ở thời đại Đề Hồ Thiên Hoàng rất Thịnh hành. Từ vua quan đến thứ dân đều tín ngưỡng quy y Tam Bảo thực tập tu học theo pháp niệm Phật. Điễm đăc biệt Tịnh Độ Tông của Nhật Bản là việc tôn thờ ngôi Tam Bảo khác hẳn đi với các tông phái khác, Trên ngôi Tam Bảo chỉ thờ phương Đức Phật A Đi Đà, không tôn trí thờ Bổn Sư Thích Ca như các tự viện lớn khác. Ngoài ra các bậc Đại sư còn hướng dẫn các liên hữu thừa nhận Chân Kinh A Di Đà, Đại Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ làm tông chỉ, tông chú quy nguyên. Kinh A Di Đà diễn tả về thế giới Cực Lạc Tây phương và hành trang vị Giáo Chủ của thế giới đó. Đức Bổn Sư khuyên chư môn đệ và chúng sanh nên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà để giữ chánh niệm, vì xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì hiện tiền hay lâm chung đều được đến với thế giới an lạc của Phật A Di Đà.

Kinh Vô Lượng Thọ, hay còn gọi là Kinh Đại A Di Đà nói về nhân hạnh, công đức tu ha hành thực tiễn của Ngài Pháp Tạng, 48 lời nguyện của Ngài Pháp Tạng trước khi thành Phật A Di Đà. Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy về 16 pháp quán tưởng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm các pháp, niệm các công đức lành, chánh niệm huân tu để được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà.

Ngoài ra về tín ngưỡng Phật A Di Đà tại nước Nhật thời bấy giờ, còn có 04 sắc thái:

1. Bản sắc tín ngưỡng của giáo lý Thiên Thai Tông và pháp tu của Chân Ngôn Tông.

2. Bản sắc dung thông niệm Phật.

3. Bản sắc của Tịnh Độ niệm Phật.

4. Bản sắc của niệm Chú và niệm Phật.

Nhìn chung bản sắc chân lý của Tịnh Độ Tông Nhật Bản cũng không khác mấy với Tịnh Độ Tông ở Trung Hoa hay ở Ấn Độ, công đức tu hành không khác với phương pháp tu của Tịnh Độ Tông Việt Nam ở thời kỳ đầu mới du nhập. Chỉ có điều các bậc Đại Sư, các bậc Tôn Đức vì sự nghiệp chánh pháp, biết vận dụng hành đạo theo từng thời điểm, phương hướng, xứ sở, những nơi giáo pháp Tịnh Độ Tông mang đến cho một niềm tin an lạc và hiệu quả. Về công đức tu hành, chủ yếu trước nhất là người Phật tử cần có niềm tin “tin ta, tin người, tin chánh pháp, tiếp đến học giáo lý Phật học Tịnh Độ và thực hành những điều đã học được. Nhất định con đường vãng sanh thế giới an lạc không xa, không còn là cách đây mười muôn ức cõi nữa. Không còn là ảo vọng đối với kẻ ngoại đạo hay những chúng sanh nghi ngờ, chê bai giáo pháp Phật.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Tịnh Độ Tông Ở Vào Thời Đại Heian (Bình An)”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com