Lúc bấy giờ, ngoài 3 y đã đủ và y Ca-thi-na đã xả, các Tỳ-kheo lại được y phi thời. Tự thấy việc này là sai trái, xấu hổ, bởi đức Phật chưa cho phép nhận y phi thời. Việc này được các Trưởng lão bạch lên Phật. Ðức Phật cho tập hợp Tỳ-kheo Tăng... Sau khi sự việc được các Tỳ-kheo đương sự xác nhận sự thật, đức Phật bằng nhiều hình thức khen ngợi hạnh thiểu dục tri túc, khen giới, khen người trì giới, tiếp đó Ngài chỉ giáo các Tỳ-kheo: “Từ nay cho phép nhận y phi thời”.

Sau đó Tỳ-kheo Lục quần lợi dụng sự cho phép này lại mặc tình nhận y phi thời. Nhận thì nhiều mà đắp mặc thì ít, không cho ai, cũng không làm pháp tịnh thí 2. Các Tỳ-kheo thấy vậy hỏi:

- Các thầy không nghe đức Thế Tôn chế giới không được chứa để y dư thừa hay sao?

Lục quần liền đáp lời:

- Tuy đức Phật chế cấm cất y dư nhưng Ngài cho phép nhận y phi thời.

- Có phải lúc nào các thầy cũng cất giữ y phi thời, lại không mặc đúng phép tắc, không cho người, không tịnh thí như thế hay sao? Các Tỳ-kheo hỏi.

Lục quần đáp:

- Thưa các vị đúng như vậy!

Ngoài việc quở trách, các Trưởng lão đưa sự việc lên đức Phật. Trước các Tỳ-kheo, đức Phật quở trách nghiêm khắc Lục quần:

- Các ông là kẻ ngu si. Không nên ham hố cầu xin quá nhiều như thế. Ðối với pháp của ngoại đạo, người nhận, nhận mấy cũng không chán, kẻ cho lại so lường tính toán. Trong chánh pháp của Ta thì lấy điều ít ham muốn, biết vừa đủ làm đầu, người cho tuy tích cực rộng rãi, nhưng kẻ nhận chỉ nhận ít mà thôi.

Quở trách rồi, đức Phật lại kiết giới ngăn cấm.

Sau đó, có một trú xứ nọ, các Tỳ-kheo nhận được nhiều y, ngoài việc nhận giữ, cho người, tịnh thí, còn dư ra một đoạn vải. Không Tỳ-kheo nào nhận lấy đoạn vải này, bởi vì đức Phật không cho phép nhận vải không đủ để may y. Tỳ-kheo cho vải lại nói:

- Cứ nhận đi, cần đủ vải thì sẽ có ngay.

Khi ấy có Trưởng lão Già-tỳ nhận được miếng vải vừa hẹp vừa ngắn, hằng ngày cứ kéo ra hy vọng miếng vải dài rộng hơn trước.Theo thường lệ cứ 5 ngày, đức Phật đi xem xét các phòng, thấy Già-tỳ kéo vải, Ngài hỏi:

- Thầy làm gì vậy?

- Bạch Thế Tôn, con nhân được miếng vải này nhưng không thọ trì được.

- Vậy thầy có hy vọng nhận được chỗ nào nữa không?

- Thưa có.

- Thời gian lâu mau nữa sẽ nhận được?

- Thưa trong vòng một tháng.

Nhân việc này, đức Phật khen ngợi hạnh thiểu dục tri túc, Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Từ nay cho phép cất giữ vải phi thời, nếu không đủ, chờ cho đủ trong vòng một tháng.

Việc này lại xảy ra trường hợp không cất giữ mà lại mang vải đi du hành quá một tháng, cho nên sau đó giới điều này được Phật chế bổ sung cụ thể.

7 Câu-xá-di: Skt.Kausùªmbi, Pali.KosambÌ, là vương quốc của vua Ưu-điền (Udayana) trị vì ở Trung Ấn Ðộ.

8 Thọ thần: Pali. Cetiyarukkha, cây có miếu thần. Tứ phần 3: Thọ thần Ni-câu-luật.

9 Ðà-bà Lực Sĩ Tử: Skt. Dravya-malla-putra, Pali. Dabba Mallaputta. Tứ phần 3: Ðạp-bà Ma-la Tử. Tăng kỳ 6: Ðà-phiêu Ma-la-Tử. Căn bản 13: Thật Lực Tử. Kinh Tạp Bảo Tạng 2, truyện 18, tr. 457a, T4n203: Vào thời quá khứ,......Tôn giả có kinh doanh cho Tăng sự như: lừa, ngựa, gạo, mì... rồi bị chìm xuống bùn, Tôn giả liền vớt lên nên mới được sức mạnh lực sĩ (Lực Sĩ Tử) như vậy.

10 Thiện kiến 13: Ðạp-bà Ma-la Tử (Pali.Dabba Mallaputta) xuất gia năm 7 tuổi, lúc thế phát, tóc vừa rụng xuống đất thì chứng quả A-la-hán.

11 Ngọa cụ: Pali. samthata, hay gọi phu cụ, là chỉ cho những vật dụng để ngủ như: giường, chõng, đồ trải lót, chiếu, thảm, nệm chăn, màn che, gối mền hay miếng vải. Hành sự sao 2:“ Gọi chung tam y là ngọa cụ”

12 Tỳ-kheo Từ Ðịa huynh đệ: Pali: Mettiyabhummajiaka bikkhñ. Thập tụng 4: Tỳ-kheo Di-đa-la-phù-ma. Có hai thuyết, theo Nam Truyền Luật Tạng 2, thiên Ba-dật-đề tr.49: Nói Tỳ-kheo Từ-địa là 2 người: Tỳ-kheo Từ (Mettiya-bhikkhñ), Tỳ-kheo Ðịa (Bhummajiaka-bhikkhñ). Tạp A-hàm 38, tr 297c20, T2n99, Tăng kỳ 7, Tứ phần 3, đều nói Tỳ-kheo Từ-địa là một người. Riêng Căn bản 13, cũng nói hai người nhưng tên khác: Tỳ-kheo Thiện-hữu và Tỳ-kheo Ðại-địa. Thiện kiến 13: Tỳ-kheo Từ-địa đứng đầu trong nhóm 6 Tỳ-kheo.

13 Tự ngôn (Tự ngôn trị): Pali. Patïnõnõªtakara, là để người phạm tự nói tội của mình mà trị, dù tội ấy có bằng chứng cụ thể, mọi người đều biết rõ.

14 Ức niệm Tỳ-ni: Pali. Sativinaya, nguyên tắc cho phép đương sự nhớ rõ về việc làm của mình là đúng luật hay không đúng luật, như pháp sám hối hay chưa.

15 Mười điều lợi: Pali: dasa athavase patïicca. Ngũ phần tr. 3c1,T22n1421: 1.Tăng hoà hiệp (sanghasutïtïhutªya); 2. Tăng đoàn kết (sanghaphªsutªya); 3. Chế ngự người xấu (dummankñnamï puggalªnamï niggahªya); 4. Ðể người biết hỗ thẹn được yên vui (pesalªnamï bhikhñnamï phªsuvihªrªya); 5. Ðoạn hữu lậu đời này (ditïtïhadhammikªnamï ªsavªnamï samïvarªya); 6. Diệt hữu lậu đời sau (sampªrayikªnamï ªsavªnamï patïighªtªya); 7. Khiến người chưa tin có tín tâm (appasannªnamï pasªdªya); 8.Khiến người có tín tâm được tăng trưởng (pasannªnamï bhiyyobhªvªya); 9. Ðể chánh pháp lâu dài (saddhhmmatïtïhitiyª); 10. Phân biệt Tỳ-ni phạm hạnh tồn tại lâu dài (vinayªnuggahªya).

16 Kinh Tạp Bảo Tạng 2, truyện 18, tr. 457a, T4n203: Vào thời quá khứ, lúc con người thọ 2 vạn tuổi. Bấy giờ, trong chánh pháp Phật Ca-diếp, có một cô gái mê một vị Tỳ-kheo trẻ đẹp. Một hôm, Ðà-phiêu thấy cô ấy đi sau vị Tỳ-kheo kia, bèn vu khống phỉ báng. Do nhân duyên đó, cho đến nay Tỳ-kheo Ðà-phiêu vẫn bị phỉ báng.

17 Núi Kỳ-xà-quật: Skt. grïdhrakñtïa, Pali. gijjhakñtïa, núi Linh-thứu(núi Kên Kên), gọi tắt Linh sơn.

18 Rừng A-nậu, ấp Di-la: Pali. Anupiyª, thị trấn thuộc xứ Mạt-la (Malla), gần Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu), (cht.Tứphần).Tứ phần 4: A-nô-di-giới, nước Di-ni-sưu.

19 Thích Ma-nam: Pali. Mahªnªma, Ma-ha-nam anh em với A-na-luật, con vua Hộc Phạn Vương (Amitodana).

20 A-na-luật: Pali. Anuruddha. Xem cht.19 trên.

21 Bạt-đề Vương: Pali. Bhaddiya Sakyarªjan, Bạt-đề Thích Ca Vương. Tứ phần 4: Thích tử Bạt-đề.

22 Ca-duy-la-vệ: Skt. Kapilavastu. Pali. Kapilavatthu, vương quốc dòng tộc Thích Ca.

23 Tứ phần: Nước Chiêm-ba.

24 Hồ A-nậu-đạt: Skt. Anavatapta, Pali. Anotatta, dịch là hồ mát mẻ, hồ không nóng bức. Tương truyền hồ này bắt nguồn từ 4 con sông lớn ở Diêm-phù-đề (Ấn Ðộ).

25 Tứ phần: A-xà-thế. Xem cht. 29, tr. 30.

26 Vườn Cù-sư-la: Skt. Ghosïilªrªma, Pali. Ghositªrªma, cũng là tinh xá Cù-sư-la. Nơi đây là khu vườn rừng của trưởng giả Cù-sư-la, ông kiến lập tinh xá phụng cúng cho đức Thích Tôn.

27 Kha-hưu: Pali. Kakudha. Tứ phần: Câu-hưu-câu-la Tử. Vin.ii.185 Kakudha/ Kakudha koliya, nguyên là thị giả của ngài Ðại Mục-kiền-liên (cht.Tứ phần)

28 Phạm Thiên: Xem cht. 36, tr. 42. Tứ phần: Trời Hoá-tự-tại.

29 Con Cự Hư: Là con La, giống con lừa nhưng nhỏ hơn, do ngựa đực và lừa cái giao phối sinh ra.

30 Ma-nạp: Skt=Pali. Mªnïava, dịch là nho đồng, thiếu niên, người, trưởng giả. Huyền ứng âm nghĩa, q1: Ma-nạp dịch là niên thiếu tịnh hạnh... là chỉ cho thanh niên Bà-la-môn.

31 Sát-lợi: Skt. Ksïatriya, Sát-đế-lợi.

32 Thành Ca-di: Skt. Kªsùi, Pali. KªsÌ , cũng là nước Ca-thi, một trong 16 vương quốc lớn ở Ấn Ðộ thời Phật còn tại thế.

33 Hoa Mạn-đà-la: Skt. mandªraka, dịch là Duyệt ý hoa, Thích ý hoa. Một trong bốn loại hoa ở Thiên giới.

34 Thần núi Kim-bính-lô: Pali. Kimbila.

35 Tăng-già-bà-thi-sa: Skt. Samïghªdisesïa, Pali. Sanïghªdisesïa, lược dịch là Tăng-tàn, nghĩa là còn sót lại, dư tàn, tàn tật....Tỳ-kheo nào phạm vào các học giới trong thiên này thì coi như kẻ bị tàn tật trong chúng Tăng, cần dựa vào Tăng pháp để chữa trị.

36 Xiển-na: Skt. Chandaka, Pali. Channa, tên thường gọi Xa-nặc, người hầu ngựa Thái tử. Tứ phần 5, Tăng kỳ 7, Căn bản 16: Tỳ-kheo Xiển-đà. Thiện kiến 14: Tỳ-kheo Xiển-na.

37 Ấp Kiết-la: Skt. Krïtªgiri, Pali. Kitªgiri. Thập tụng: Lãnh thổ Hắc-sơn (núi Ðen).Tứ phấn: Kỳ-liên.Tăng kỳ: Thôn Hắc-sơn, nước Ca-thi. Căn bản: Núi Chỉ-tra. Thiện kiến: Núi Kê-tra.

38 An-bệ: Pali. Assaji. Ðây là tỳ-kheo trong nhóm Lục quần (chabbaggiya); không phải Assaji Thera trong năm Tỳ-kheo đầu tiên (panõcavaggiya) (cht. Tứ phần). Phân-na-bà: Pali. Punabbasuka. Thập tụng: Tỳ-kheo Mã-túc, Mãn-túc. Tứ phần: Tỳ-kheo A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa. Tăng kỳ: Nhóm sáu Tỳ-kheo. Căn bản: Có ba Bí-sô, A-thấp-bạt-ca, Bổ-nại-phạt-tố, và Bán-đậu-lư-linh-đắc-ca. Thiện kiến: Tỳ-kheo Mã-sư, Mãn-túc. 39Yết-ma khu xuất: Pali. Pabbªjaniyakamma, đuổi hai Tỳ-kheo ấy ra khỏi ấp, nơi mà họ đang mang tiếng xấu. Tứ phần 5, tr 597a24, T22n1428: Tẫn yết-ma.

1 Chương 4: Pháp Xả đọa (Pali. Nissaggiya). (Lược chương 3: pháp Bất định <Pali. Aniyata>).

2 Tịnh thí: Còn gọi là tác tịnh. Tứ phần, Ba-dật-đề 59: Có hai cách tịnh thí, chân thật tịnh thí và triển chuyển tịnh thí. Chân thật tịnh thí là biếu luôn. Triển chuyển tịnh thí là chỉ cho trên danh nghĩa, người cho vẫn dùng với ý niệm“mượn tạm”. Pali, Pªcttiya 59 (Vin.iv.122): vikappana, tác tịnh hay tịnh thí, có hai cách: sammukhavikapana, hiện tiền tác tịnh và parammukhavikappana, khiếm diện tác tịnh (cht. Tứ phần). Thiện kiến 14, tr. 772c13,T24n1462: Thuyết tịnh (Dvevikappª) có 2 cách: 1. Ðối diện tịnh (Sammukhªvikappa), 2. Triển chuyển tịnh (Parammukhªvikappa).

Thích Đổng Minh




Có phản hồi đến “18. Y Phi Thời”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com