Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Ở vùng cận thành có ấp A-trà-bệ[4]. Tạm trú ở ấp này, các Tỳ-kheo tự động đi xin các nguyên vật liệu để làm phòng xá. Họ đến các nhà Cư sĩ để xin: xin xe cộ hoặc trị giá bằng xe cộ, xin nhơn công hoặc trị giá bằng nhơn công, gỗ cây, tre trúc... thứ gì dùng được cho xây dựng là xin, tranh thủ xin cho được. Cư sĩ chán ngấy việc xin này của các thầy, họ đâm ra tránh né. Hễ nhìn thấy Tỳ-kheo là họ tránh xa.

Ði vào ngõ cụt, các Tỳ-kheo xoay xở hết ra vật liệu, phải tự lực chặt cây, phát cỏ, đào đất.v..v... Có một Tỳ-kheo tự mình chặt cây của một vị thần. Con của vị thần cây này đang vui chơi ở đây bị Tỳ-kheo chặt phạm đứt mất một ngón tay. Thần cây đau khổ vô cùng, ác ý nổi dậy, muốn đánh chết Tỳ-kheo, song thần kịp nghĩ lại: “Tỳ-kheo này có oai đức lớn, nếu ta phóng tay đánh chết thì chắc phải nhận bao khổ não miên trường nơi địa ngục”. Vị thần lại sực nhớ ra: “Hiện giờ đức Thế Tôn đang ở trong thành, ta nên đến trình bày việc này, đức Phật dạy sao, ta trân trọng làm theo thế ấy”.

Vị thần liền bay đến Kỳ-hoàn trình bày lên Phật việc đã xảy ra thật cặn kẽ. Ðức Phật liền tán thán vị thần cây:

- Hay thay! Hay thay! Ông có được niệm thiện như thế! Quả thật Tỳ-kheo ấy có oai đức, nếu đánh, ắt phải nhận lấy khổ báo.

Sau đó, đức Phật lại hướng dẫn vị Thọ thần này, Phật dạy:

- Nơi vùng ấy có một cây rất lớn, chưa thuộc về ai. Ông có thể đưa quyến thuộc đến đó để nương tựa.

Vị Thọ thần cáo từ và thực hiện đúng như lời chỉ giáo của Phật.

Với sự việc như thế, trên đường du hành, đức Phật thư thả đi về ấp A-trà-bệ.

Sáng sớm hôm ấy, Trưởng lão Ðại Ca-diếp với y, bát trang nghiêm vào thành khất thực. Thực tế ở đây, Cư sĩ thấy hình bóng Tỳ-kheo thì lánh mặt là rành rành, nhưng Ðại Ca-diếp vẫn hỏi người đi đường về lý do của vấn đề. Họ bảo rằng:

- Các Tỳ-kheo ở ấp ấy, xin vật liệu để làm phòng xá, không biết thế nào là đủ. Xin riết, Cư sĩ đâm ra khổ tâm và tốt nhất là họ tránh đi. Họ tránh Ngài là thế.

Ðại Ca-diếp sau khi thọ thực trở về lại chỗ đức Phật, trình bày sự việc lên Ngài. Nhân việc này, đức Phật cho tập hợp toàn thể Tỳ-kheo ở đây và trước Tăng, sự thật của sự việc được xác định lại rõ ràng. Các Tỳ-kheo ấp A-trà-bệ thú nhận lỗi xin xỏ thái quá kia. Ðức Phật quở trách, Ngài dạy:

- Các thầy nên tu hạnh ít ham muốn, biết vừa đủ, không nên cầu xin nhiều, cầu xin không biết chán ngán là sao?!

Và để làm rõ việc xin xỏ khiến ai cũng ghét, Ngài dẫn chứng câu chuyện cũ, Ngài nói:

Vào đời quá khứ, có một Tiên nhơn ở trong hang đá, bên bờ sông Hằng. Bấy giờ, hằng ngày từ dưới nước xuất hiện lên, Long vương đến nhiễu quanh vị Tiên nhơn bảy vòng, rồi đưa đầu lên xuống để bày tỏ sự cung kính. Sau đó, vị Tiên nhơn du hành trong nhân gian. Ở lại trông nom cái hang là người đệ tử của Tiên nhơn. Hằng ngày, con rồng vẫn đến hang để bày tỏ sự cung kính như trước. Cứ mỗi lần rồng đến hang, người đệ tử càng phát khiếp. Nỗi lo sợ hãi hùng này khiến người đệ tử suy nhược tinh thần đến nghiêm trọng. Lúc ấy, Ta đang hành Bồ Tát đạo, du hóa ven sông Hằng, chứng kiến sự việc này và người học trò của Tiên nhơn cũng đã thố lộ với Ta nỗi kinh khiếp ấy. Ta lại hỏi:

- Nay ông không muốn thấy con rồng này đến đây nữa phải không?

Người đệ tử trả lời:

- Ðúng như vậy, thưa Bồ Tát.

Ta hỏi:

- Ông thấy dưới cổ con rồng có vật báu gì không?

Người đệ tử đáp:

- Có hạt châu Ma-ni.

Ta bảo người đệ tử:

- Khi con rồng đến, ông chấp tay hướng về nó, nói lên ý muốn như vầy: “Nay tôi cần hạt châu Ma-ni dưới cổ của ngươi, xin ngươi cho ta”.

Người đệ tử ghi nhận lời chỉ bảo này. Sau đó, con rồng đến hang. Người đệ tử kính cẩn ngỏ lời xin hạt Ma-ni của rồng. Con rồng nghe lời cầu xin này thì sững cả thân, đứng lặng thinh. Người đệ tử Tiên nhơn lại vì Long vương nói lên lời kệ này:

Long vương, nay cần ngươi

Cho hạt châu dưới cổ.

Lòng nào được không vui!

Cớ sao lặng cả người?

Con rồng liền đáp kệ rằng:

Tất cả chỗ ta cần

Ðều được từ ngọc châu

Nay ông cầu xin nó

Vĩnh viễn ta cáo từ

Như tiếng lửa vỡ bùng

Khiến lòng người khiếp sợ

Nay ta nghe ông cầu

Hoảng hốt lo đau đáu.

Bấy giờ dẫn tích xưa, Thế Tôn lại nói kệ:

Người xin không ai ưa

Xin mãi bị oán ghét

Long vương nghe cầu xin

Một đi không trở lại.

Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo: Long vương vì thọ nghiệp báo tự nhiên mà không còn hoan hỷ khi nghe lời cầu xin. Nay các Cư sĩ làm ăn vất vả, khốn khổ mới có được của tiền. Tại sao các ông không biết được điều đó, lại cứ lần lựa cầu xin?

Ðức Phật lại dẫn một câu chuyện khác, Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Xưa kia, một thời Ta ở tại thành Xá-vệ, có một Tỳ-kheo, sau khi an cư, về chỗ Ta, nhân đó Ta hỏi:

- Thầy an cư ở đâu? An cư có được an ổn không? Khất thực có dễ được không? Ði đường có vất vả lắm không?

Tỳ-kheo kia trả lời:

- Con an cư trong khu rừng cạnh sườn núi Tuyết, an cư được an ổn, khất thực dễ được, trên đường đi không mấy vất vả. Tuy vậy cũng không tránh khỏi một ít chướng ngại, đó là nạn chim, ban đêm chúng phát tiếng kêu ồn ào lắm, làm xáo trộn việc chuyên niệm trong khi con tọa thiền tư duy.

Ta hỏi Tỳ-kheo ấy:

- Nay thầy còn muốn vui sống với khu rừng đó nữa không?

- Bạch Thế tôn con rất thích. -Tỳ-kheo ấy thưa.

Ta nói:

- Thầy về lại nơi đó, đợi lúc sẫm tối, muôn chim bay về, thầy chấp tay hướng đến đàn chim, nói: “Nay ta cần những cánh lông của các ngươi, các ngươi có thể cho ta. Giữa đêm, sau đêm, thầy cũng nói lời cầu xin ấy”.

Tỳ-kheo ấy, sau đó làm y theo lời Ta bảo. Ðàn chim ấy suốt đêm bàn bạc: “Nay Tỳ-kheo này xin ta đôi cánh lông, chúng ta có nên cho hay không?”. Cả đàn đều bảo: “Không thể cho được. Thế là cả đàn bay đi mất, không còn trở lại nữa”.

Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Loài chim còn không muốn nghe đến lời cầu xin, huống chi là con người.

Ðức Phật lại dẫn chuyện tiếp theo, Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Thuở quá khứ, có Quốc vương tên là Ca-di, ưa làm việc bố thí, cung cấp cho người nghèo khổ. Khi ấy, có Phạm chí 5 được nhà vua rất mến trọng, nhưng chưa bao giờ Phạm chí đến cửa vua xin thứ gì. Thế rồi, giữa Vua và Phạm chí có cuộc đối thoại bằng lời kệ với nhau:

Vua kệ hỏi:

Phương xa, người đều đến

Khắp nơi đến ta xin

Nay sao ông gần ta

Không xin, có ý gì?

Phạm chí đáp kệ:

Người xin không ai thích

Không cho còn oán giận

Không xin, im lặng vậy

Ðâu sợ mất thân tình

Nhà vua lại nói kệ:

Người trí nào ghét xin

Lắng vọng nghe tiếng cầu

Huống ông, tình thân ái

Bao dung luôn sẵn lòng

Cam nghèo thẹn cầu xin

Chỗ đáng nhận,không nhận

Mất người rộng lòng phước

Lại tự khổ lấy thân

An bần thẹn thùng xin

Nhận đi chỗ đáng nhận

Vun xới thiện cho người

Cho tự thân an lạc

Ðức hạnh xin được tròn

Cũng chẳng lỗi miệng, thân

San sẻ giữa có, không

Cớ sao lại chối từ!

Phạm chí lại đáp kệ:

Người hiền không nói xin

Nói xin chẳng phải hiền

Im lặng không cầu xin

Ðại nhân ấy người hiền.

Nhà vua nghe kệ về Hiền nhân, tâm vua rất hoan hỷ, liền cho lấy một con trâu chúa và một ngàn con trâu khác biếu cho Hiền nhân Phạm chí.

Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Mối quan hệ giữa nhà vua với Phạm chí tuy rất thân tình, song còn khó xảy ra việc xin xỏ nhờ vả, huống chi các Cư sĩ đối với các thầy đâu có mặn mà gì cho cam, mà cầu xin nhiều như thế?!

Ðức Phật lại dẫn chuyện để được rõ hơn bài học về xin xỏ, Ngài nói:

- Xưa kia có một người thuộc hàng vọng tộc, danh giá, tên là La-tra-ba-la6 được cha mẹ rất mực yêu quý, chiều chuộng. Nhưng từ khi La-tra-ba-la xuất gia, không hề xin cha mẹ bất cứ thứ gì. Ngạc nhiên, cha mẹ bằng lời kệ hỏi con:

- Xa xôi người tìm đến

Khắp nơi đến xin ta

Con là con yêu quý

Không xin có ý gì?

La-tra-ba-la đáp kệ:

Người xin, không ai ưa

Ðã không cho còn ghét

Con đã xuất gia rồi

Không nên lại cầu xin.

- Này các Tỳ-kheo, La-tra-ba-la được cha mẹ yêu quý còn viện cớ xuất gia, không trở về xin một vật gì, huống chi các Cư sĩ đối với các thầy đâu có gần gũi, mặn mà gì mà lại xin họ nhiều đến thế ư?

Ðức Phật nghiêm khắc quở trách lỗi lầm xin xỏ kia, rồi kiết giới cấm về vấn đề này.

1 Phần 1, Chương 1: Tứ pháp Ba-la-di (Pali. Pªrªjika).

2 Ấp Ty-lan-nhã: Pali.Veranõjª, thị trấn gần Xá-vệ, trên đường đi Tỳ-xá-li(cht. Tứ phần).

3 Nước Tu-lại-bà: Skt. SÙñrasena, Pali. Sñrasena, là một trong 16 vương quốc lớn thời đức Phật. Tứ phần: Nước Tô-la-bà.

4 Ma Ba-tuần: Skt. Mªra-papman, Pali. Mªra-pªpiman, Ma vương.

5 Uất-đơn-việt: Skt=Pali.Uttarakuru, còn gọi Bắc-câu-lô-châu, một trong bốn Châu.

6 Lúa gạo tự nhiên là một thứ lúa tự nhiên mọc không do người trồng. Trường A-hàm 6, kinh Tiểu duyên, Ðại 1,tr. 38a1:“Lúa gạo tự nhiên không có vỏ trấu, sắc vị thơm ngon tinh khiết có thể ăn. Khi chúng sanh lấy loại gạo này ăn thì sống khá lâu ở thế gian.”

7 Ðức Phật Duy-vệ: Pali. VipassÌ, là Tỳ-bà-thi Phật.

8 Ba-la-đề-mộc-xoa: Skt. prªtimoksïa, Pali. Pªtimokkhª, dịch: Biệt giải thoát, Tuỳ thuận giải thoát, Xứ xứ giải thoát, Cấm giới.

9 Kiếp-bối: Skt. Karpªsa, Pali. Kapªsa, là cây Kiếp-bối, dịch nghĩa: cây thời gian, cây hoa. Tên khoa học: gossypium hebaceum, nó thuộc một loại với cây bông vải. Cây Kiếp-bối ở bán đảo Ấn Ðộ (Deccan) trồng rất nhiều. Sợi bông của nó dệt vải may y, gọi là vải (y) kiếp-bối (Skt. Karpªsaka).

10 Việc phụng thờ lửa xuất xứ từ Ấn Ðộ giáo (Hindusim). Ấn Ðộ giáo là một tôn giáo xưa nhất của người Ấn. Tôn giáo này hình thành qua một quá trình phát triển gồm 3 giai đoạn: Vệ-đà, Bà-la-môn, và Ấn Ðộ giáo hoàn chỉnh. Tín ngưỡng thần linh giai đoạn Vệ-đà chủ yếu là các biểu tượng trong hiện tượng thiên nhiên như Indra (Thần sấm), Surya (Thần mặt trời), Agni (Thần lửa)...

11 Nước Tăng-già-thi: Thiện kiến 6, nước Ba-la-na-tư (Bªrªnïasùi)

12 Tỳ-xá-ly: Skt. VaisùªlÌ, Pali. Vesªli: thành Quảng nghiêm.

13 Giảng đường Trùng các: Pali. Kñtïªgªrasªlª. Thiện kiến: Tinh xá Ma-ha-cú-tra-la (Mahªvana Kñtªgàrasªla).

14 Sông Di Hầu: Skt. Markatïahrada. Sông này loài khỉ sống rất nhiều, cách Tỳ-xá-ly 5,6 dặm.

15 Tăng kỳ: Thành Tỳ-da-ly có con trai trưởng giả tên là Da-xá. Thập tụng: Con trai trưởng giả tên là Tu-đề-na Gia-lan-đà. Căn bản: Con trai của Yết-lan-đạc-ca tên Tô-trần-na. Pali (Vin.iii. 11): Sudinno nªøma Kalanda(ka)putto setïtïhiputto, Sudinna, con trai của phú hộ Kalandaka. (cht. Tứ phần).

16 Phạm hạnh: Skt=Pali. brahmacariya, nguyên nghĩa, sống cuộc đời đoạn dục để phụng sự Phạm-thiên. Trong Phật giáo, chỉ sự đoạn trừ dâm dục. Luận Trí độ 20:“Chư thiên đoạn trừ dâm dục đều gọi là Phạm”(cht. Tứ phần)

17 Căn bản, Tứ phần: Nguyệt kỳ. Thập tụng: Tịnh khiết. Thiện kiến 6, tr. 713b14, T24n1462, thích từ: “Nguyệt hoa (puppha) là trong tháng sinh ra nước hoa. Ðây là tên một loại máu...

18 Bổn nhị: Skt. pñrvadvitÌya, Pali. purªnïadutiyakª, là người vợ cũ. Tứ phần: Cố nhị.

19 Chủng Tử: Pali. BÌjaka; Tăng kỳ, Thập tụng: Tục-chủng.

20 A-lan-nhã: Skt. aranïya, Pali. aranõnõa, thường chỉ khu rừng vắng không thú dữ.

21 Xá-vệ: Skt. SrªvastÌ, Pali. Sªvatthi, phiên âm: Thất-la-phạt(phiệt). Kinh đô nước Kiều-tát-la (Skt. Kosùala, Pali. Kosala).

22 Thâu-lan-giá: Skt: Sthñlªtyaya, Pali: Thullaccaya, dịch: thô tội, trọng tội, thô ác. Thiện kiến 9, tr. 733c18, T22n1462: Thâu-lan là lớn, Giá là ngăn cản con đường thiện (Ðại chướng thiện đạo). Trong các tội sám hối trước một người tội này lớn nhất.

Ðột-kiết-la: Skt. Duskrïta, Pali. Dukkata, dịch là thất ý tội, ác tác, tiểu quá (lỗi nhỏ), việt Tỳ-ni (sai trái vượt qua Tỳ-ni), ưng đương học (những pháp cần phải học). Luật Tứ phần phân thân nghiệp và khẩu nghiệp thành hai, dịch là ác tác (hành động ác, việc làm sai) thuộc thân nghiệp, ác thuyết thuộc khẩu nghiệp. Minh liễu luận hợp thân nghiệp và khẩu nghiệp dịch là ác tác (nghĩa là nương ý hành động khởi thân khẩu nghiệp). Thiện kiến q.9, tr. 733c12, T24n1462: Phật dạy, đột là ác, kiết-la là làm, gom lại nghĩa là làm ác. Người phạm tội này đối trước một người sám hối, nếu không cố ý thì tự tâm sám hối.

23 Thành Vương-xá: Skt. Rªjagrïha, Pali. Rªjagaha, La-duyệt-kỳ. Kinh đô nước Ma-kiệt-đà (Magadha).

24 Núi Ất-la: Pali. Isigilapassa, hang tiên nhân.

25 Hán: Ðiển tài lệnh. Pali: dªrugaha-ganïaka.

26 Quán đảnh: Skt.adhisïecana, adhisïeka, là nghi thức lấy nước rưới lên đầu người được tấn phong một địa vị tối cao. Còn nghĩa là người có uy quyền.

27 Tăng kỳ 2, Thiện kiến 8: Nhà vua không giết Ðạt-ni-ca vì ông kính trọng chiếc y cà-sa.

28 Ma-kiệt-đà: Skt=Pali. Magadha, một trong 16 nước lớn thời đức Phật

29 A-xà-thế: Skt. Ajªtasùatru, Pali. Ajªtasattu, hay Vị Sanh Oán, quốc vương nước Ma-kiệt-đà.

30 Năm tiền: Tăng kỳ 3, tr. 244b01, T22n1425: Vương pháp không nhất định. Hoặc trộm nhỏ mà chết. Hoặc trộm lớn mà chết. Theo phép vua Bình-sa, 19 tiền là 1 kế-lệ-sa-bàn; 1 kế-lệ-sa-bàn phân làm tư; trộm vật giá trị 1/4 thì bị tội chết. Căn bản: Ngũ ma-sái. Pali, Vni. iii. Tr. 48: Panõcamªsaka. Theo nghĩa đen, 1 mªsaka (Skt. mªsïaka) là vật có giá trị trao đổi bằng 1 hạt đậu (đỗ). (cht.Tứ phần)

31 Tội Ba-la-di: Skt=Pali. Pªrªjika, gọi là đọa pháp, là ác pháp, đoạn đầu pháp (Ngũ phần tr 4c21, T22n1421).

32 Quán bất tịnh: Pali. Asubhakammtïtïhªna. Thiện kiến 10, tr. 747a25, T24n1462: Quán bất tịnh là Thánh quán. Nếu quán bất tịnh thì xa lìa được dục và các pháp ác. Dục là căn bản, nên phải tôn trọng pháp quán bất tịnh...

33 Chiên-đà-la tên là Di Lân: Skt. Mrgalanïdïika, Pali. Migalanïdïika. Thập tụng 2, tr. 7c4, T23n1435: Lộc-trượng Phạm-chí. Luật Thiện kiến 10, tr. 744c22, T24n1462: Sa-môn Lộc-trượng, Lộc-trượng là tên, Sa-môn là mang hình dáng Sa-môn, cạo tóc nhưng chừa lại một ít tóc trên đầu (cTlïªø), mặc y phục hoại sắc, một tấm che thân, một tấm vắt vai, vào chùa nương dựa các Tỳ-kheo, sống bằng thức ăn dư. Luật Tứ phần 2, tr. 575c 15,T22n1428: Tỳ-kheo tên Vật-lực-già-nan-đề, dòng Sa-môn xuất gia.

34 Sông Bà-cầu-mạt: Pali. Sông vaggumudª. Thập tụng 2, sông Bà-cầu-ma. Tứ phần 2, sông Bà-cầu. Thiện kiến 10, tr. 744c28, T24n1462: Thế gian có người nói rằng sông này có thể rửa sạch tội lỗi cho con người. Sa-môn Lộc-trượng suy nghĩ:“Ta phải đến sông Bà-cầu-ma để rửa sạch tội lỗi của mình”.

35 An-ban niệm: Pali. ªnªpªnassati-samªdhi, sự tập trung trên hơi thở ra vào.

36 Thập tụng 2, tr.12a29, T23n1435, Phạm-thế. Phạm-thế: Skt=Pali. Brahmaloka, là Phạm-sắc-giới, gọi chung chư Thiên cõi Sắc giới.

37 Tăng thượng mạn: Ở địa vị chưa chứng được kết quả thù thắng mà lại nói mình đã chứng đắc (Câu Xá Luận 19).

38 Ngũ phần, Tăng kỳ: Pháp hơn người. Căn bản, Tứ phần: Pháp thượng nhân. Ngũ phần 2, tr. 9c24, T22n1421, giải thích: Pháp hơn người, chỉ tất cả pháp xuất yếu, tức các thiền, giải thoát, tam muội, chánh thọ, các thánh đạo và thánh quả. Tăng kỳ 4, tr. 261a7, T22n1425, giải thích: Pháp hơn người chỉ cho 10 trí,... vô sanh trí... cho đến 10 vô học pháp, 10 lậu tận lực. Tứ phần 2, tr. 578b15, T22n1428, giải thích: Pháp thượng nhơn: Các pháp có khả năng xuất ly. Căn bản 10, tr. 676c17, T23n1442, giải thích: Pháp thượng nhân, thượng nghĩa là sắc giới đối với Dục giới là thượng. Vô sắc giới đối với Sắc giới là thượng. Nhơn, chỉ cho phàm nhơn. Pháp tức là 5 cái... có khả năng trừ 5 cái gọi là thượng.

[1] Chương 2: Pháp Tăng tàn (Pali. Sanghªdisesa).

[2] Lục quần: 1) Nan-đà, 2) Bạt-nan-đà: Thị hiện tham,sân. 3) Ca-lưu-đà- di (Ưu-đà-di): Thị hiện dâm dục. 4) Xiển-đà: Thị hiện nóng vội, ương ngạnh, ngạo mạn. 5) Mã-túc, 6) Mãn-túc: Thị hiện ngu si.

Sáu vị này là bậc đại quyền xảo thị hiện. Thấu rõ mọi pháp, thông suốt Tam tạng, hiểu rành trăm nghề khác nhau. Mỗi vị có chín người đệ tử, kết bè đảng làm việc phi oai nghi. Mục đích tán dương Phật, bảo vệ Chánh pháp (Theo “Tỳ-kheo giới bổn sớ nghĩa” của Sa-môn Truyền Nghiêm).

[3] Kỳ-hoàn: Skt=Pali. jetavana, hay tinh xá Kỳ-viên, gọi đủ Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên (Skt. Jetavana-anªthapinïdïasyªrªma).

[4] Ấp A-trà-bệ: Pali. lïavÌ, dịch là khoáng dã (đồng rộng), rừng. Ấp này nằm giữa Xá-vệ (Sªvatthì) và Vương-xá (Rªjagaha).

5 Phạm chí: Skt. Brahmacªrin,1. Người có chí hướng cầu sanh Phạm thiên, 2. Bà-la-môn tại gia tôn thờ Phạm thiên, 3. Những người xuất gia ngoại đạo.

6 La-tra-ba-la: Pali. Ratïtïhpªla, Trung A-hàm 31, con nhà phú hộ ở Xá-vệ, điển hình cho tín tâm bất đôïng của thanh niên con nhà giàu có, quyết tâm xuất gia (cht. Tứ phần).

Thích Đổng Minh

Người đệ tử trả lời:

- Ðúng như vậy, thưa Bồ Tát.

Ta hỏi:

- Ông thấy dưới cổ con rồng có vật báu gì không?

Người đệ tử đáp:

- Có hạt châu Ma-ni.

Ta bảo người đệ tử:

- Khi con rồng đến, ông chấp tay hướng về nó, nói lên ý muốn như vầy: “Nay tôi cần hạt châu Ma-ni dưới cổ của ngươi, xin ngươi cho ta”.

Người đệ tử ghi nhận lời chỉ bảo này. Sau đó, con rồng đến hang. Người đệ tử kính cẩn ngỏ lời xin hạt Ma-ni của rồng. Con rồng nghe lời cầu xin này thì sững cả thân, đứng lặng thinh. Người đệ tử Tiên nhơn lại vì Long vương nói lên lời kệ này:

Long vương, nay cần ngươi

Cho hạt châu dưới cổ.

Lòng nào được không vui!

Cớ sao lặng cả người?

Con rồng liền đáp kệ rằng:

Người đệ tử trả lời:

- Ðúng như vậy, thưa Bồ Tát.

Ta hỏi:

- Ông thấy dưới cổ con rồng có vật báu gì không?

Người đệ tử đáp:

- Có hạt châu Ma-ni.

Ta bảo người đệ tử:

- Khi con rồng đến, ông chấp tay hướng về nó, nói lên ý muốn như vầy: “Nay tôi cần hạt châu Ma-ni dưới cổ của ngươi, xin ngươi cho ta”.

Người đệ tử ghi nhận lời chỉ bảo này. Sau đó, con rồng đến hang. Người đệ tử kính cẩn ngỏ lời xin hạt Ma-ni của rồng. Con rồng nghe lời cầu xin này thì sững cả thân, đứng lặng thinh. Người đệ tử Tiên nhơn lại vì Long vương nói lên lời kệ này:

Long vương, nay cần ngươi

Cho hạt châu dưới cổ.

Lòng nào được không vui!

Cớ sao lặng cả người?

Con rồng liền đáp kệ rằng:

Người đệ tử trả lời:


- Ðúng như vậy, thưa Bồ Tát.

Ta hỏi:

- Ông thấy dưới cổ con rồng có vật báu gì không?

Người đệ tử đáp:

- Có hạt châu Ma-ni.

Ta bảo người đệ tử:

- Khi con rồng đến, ông chấp tay hướng về nó, nói lên ý muốn như vầy: “Nay tôi cần hạt châu Ma-ni dưới cổ của ngươi, xin ngươi cho ta”.

Người đệ tử ghi nhận lời chỉ bảo này. Sau đó, con rồng đến hang. Người đệ tử kính cẩn ngỏ lời xin hạt Ma-ni của rồng. Con rồng nghe lời cầu xin này thì sững cả thân, đứng lặng thinh. Người đệ tử Tiên nhơn lại vì Long vương nói lên lời kệ này:

Long vương, nay cần ngươi

Cho hạt châu dưới cổ.

Lòng nào được không vui!

Cớ sao lặng cả người?

Con rồng liền đáp kệ rằng:






Có phản hồi đến “9. Đừng Vắt Khô Sữa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com