Mục Lục
8. 7 . Niệm Phật công cứ
Vấn đề "niệm công cứ", về sau khi đến trú xứ Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa năm 1968, nơi đây hoằng hóa pháp môn niệm Phật, truyền đạt phép "niệm công cứ", công là công phu tu tập, cứ là tính đếm, niệm bằng cách:
1/. Liên hữu niệm 01 chuổi tràng hạt niệm Phật (108 câu Phật hiệu), lấy chân hương bẻ một đoạn ngắn, niệm đúng 01 chuổi bẻ một đoạn ngắn... cứ như thế 01 cây chưn hương có thể được bẻ 10 đoạn, tức là niệm 10 chuổi tràng niệm Phật. Một ngày liên hữu có thể niệm lên đến 100 chân hương, tức niệm Phật đạt đến 108.000 câu danh hiệu Phật.
2/. Liên hữu dùng cọng sóng dừa thật cứng cát, cắt từng đoạn một, mỗi đoạn khoảng 10 phân để vào một hộp nhôm 108 cọng, khi đến giờ niệm công cứ liên hữu đến trước bàn Phật, trải đệm chiếu ngồi ngay thẳng bán già hoặc kiết già, hoặc ngồi trên ghế tô-nê, trút hết 108 cọng sóng dừa ra khỏi ống nhôm, bắt đầu niệm công cứ, niệm hết một chuổi tràng hạt, dùng tay phải lấy cọng sóng dừa bỏ vào hộp nhôm, chuổi thứ hai, chuổi thứ ba, cứ như thế cho đến khi 108 cọng sóng dừa nằm gọn trong chiếc hộp nhôm. Như vậy ngày đó liên hữu hoàn thành việc công cứ niệm Phật của mình.
3/. Tại các Hội niệm Phật, các Đạo tràng niệm Phật thường là có in sẳn một quyển sách nhỏ gọi là Sổ Công Cứ, mỗi Sổ có 32 trang, mỗi trang có 01 Đức Phật A Di Đà đứng, xung quanh có đài sen có vô lượng cánh. Liên hữu có Sổ đó trong tay, mỗi ngày khi đến giờ niệm công cứ, đến trước bàn Phật niệm đúng 1000 chuổi tràng hạt, tức là được 108.000 câu niệm Phật liền tô đậm vào cánh sen, mỗi ngày niệm như thế rồi tô đậm vào cánh sen, niệm như thế rồi tô đậm vào cánh sen và cứ như thế cho đến khi không còn một cánh sen nào trống nữa thì kết khóa hồi hướng, đem trình lên Bổn sư chứng minh.
8. 8 . Niệm Phật là nghe pháp:
Hòa Thượng Giác Quang giảng: - Niệm Phật thì niệm Phật, nghe pháp thì nghe pháp - niệm Phật là một hạnh, nghe pháp là một hạnh – tổ chức khóa tu niệm Phật thì không tổ chức thuyết pháp – tổ chức thuyết pháp thì không tổ chức niệm Phật – theo Kinh nghĩa đại thừa của Phật thì niệm Phật là tu, mà nghe pháp cũng là tu, mà tu chính là sữa đổi, làm mới lại những lối mòn xưa cũ, kiến tạo môi trường sống đạo, thay xấu thành tốt, thay lành bỏ dữ, thay đổi cái chưa tốt thành tốt tòan diện, thay những cố chấp thành phá chấp để đi đến thiện mỹ… đã nói là tu hành thì phải hướng đến công trình tu thật nghiêm khắc với chính mình, đừng buông lung dễ dải thái quá. Người chuyên tu trong đời cần trải nghiệm qua pháp tu “nhứt hạnh tam muội”; phải tu nhiều khóa, người có tu pháp môn nhứt hạnh tam muội mới thấy được giá trị của liên hữu tịnh độ tông. Cũng ví như người đi biển tìm của quý, nhất định phải có được của quý nằm trong tay mới vào đất liền.
Thế nào là Nhứt Hạnh tam muội ? Nhứt hạnh là không tạp hạnh, tạp loạn tâm trí, phiền não tham sân si không nhiểu nhương, không có nhiều hạnh xen vào, mà tạp hạnh thì khó tập trung, không tập trung được thì làm gì có tam muội (định) – không định thì sanh tạp niệm, tức là không niệm chi cả, không còn chánh niệm nữa rồi.
Trong kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Ngài Văn Thừ Sư Lởi là bậc đại trí tối tôn tối thượng hỏi Phật “Bạch Đức Thế Tôn ! Thế nào là tam muội Nhứt Hạnh ? – Phật dạy: “Pháp giới nhứt tướng, chăm chú theo dõi (niệm danh hiệu Phật là đề mục giữ chánh niệm) gọi là tam muội Nhứt Hạnh...
…Đức Phật nói tiếp: “Thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên ở chổ thanh vắng, xả bỏ những ý nghĩ lọan động không giữ lại bóng dáng ngọai cảnh, nhiếp tâm chuyên nhứt hướng về Đức Phật một lòng xưng danh hiệu Phật, tùy theo phương hướng đức Phật mình xưng danh đang ngự ngồi ngay ngắn lại mặt hướng về phương đó, nếu chuyên chú theo dõi nơi một niệm, niệm được liên tục tức trong niệm đó có thể thấy các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại… thành tựu niệm Phật. (Niệm Phật Viên Đốn, trang 50,51, bản dịch Minh Lễ, PL 2512)
Thầy Tổ xưa đã giáo hóa cho Tăng Ni Phật tử tập trung “tinh chuyên niệm Phật”, niệm danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”, đi kinh hành niệm Phật, đứng, ngồi, quý niệm Phật, suốt 24 giờ, mỗi chúng đăng lâm niệm 01 giờ 45 phút, rồi thay chúng khác cứ như thế suốt 100 ngày, không hạnh nào xen tạp (tư huệ), cũng là việc khó làm, mà thầy Tổ đã dạy Tăng Ni, Phật Tử thực hành, thực hành được thì thành tựu niệm Phật (tu huệ)
Hòa Thượng nói: Nói về hạnh tu “nghe thuyết pháp” cũng là hạnh lành gia cố cho người phát tâm tu Phật (văn huệ).
Năm 1959, Ni Trưởng Huệ Giác hướng dẫn quý vị Tịnh nhơn, quý cô chú trên núi ngồi rất trang nghiêm, vị nào cũng thẳng lưng ngồi bán già, có vị ngồi kiết già, đặc biệt đôi bàn tay kiết ấn tín, hoặc hiệp chưởng, các vị nói Tôn sư cho phép, không ảnh hưởng đến việc giữ chánh niệm. Những chiếc áo màu nâu, màu lam của chư Tịnh nhơn sao mà đẹp đẽ đáng kính yêu, vì phong cách của các vị tuy tu đông (500 vị) nhưng nhiều người mà như một, chừng ấy các vị nghe vị giám thiền từng bước đi chậm rãi niệm: Nam... Mô... A... Di... Đà... Phật... Cách niệm nầy mọi người đồng niệm bằng ý, "Nam" thuộc về vùng trán, "Mô" ở đôi mắt, "A" ở chóp mủi, "Di" ở miệng, "Đà" ở cổ, "Phật" ở vùng chấn thủy...
Niệm ở vùng trán: xóa tan những niệm trần.
Niệm ở vùng mắt: mở 1/3 nhìn thẳng, tập trung tư tưởng
Niệm ở vùng chóp mũi: chuyên nhứt, giữ chánh niệm.
Niệm ở vùng miệng: xả tạp niệm.
Niệm ở vùng cổ: tạp niệm không sanh.
Niệm ở vùng chấn thủy: niệm vong bặt.
Xem ra Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng có chất liệu ngọt ngào của Thiền trong lúc tịnh niệm Pháp niệm nầy chư Tăng Ni thế hệ thứ nhất chúng tôi trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng cho đến ngày nay vẫn còn giữ niệm. Chuẩn mực và truyền đạt cho đại chúng các Đạo tràng các Tự Viện, Đạo tràng Bát Quan Trai Quan Âm Tu Viện giữ truyền thống thực tập.
8. 9. Thiền Tịnh Đồng Hạnh Đồng Tu
Năm 1959, Ni Trưởng Huệ Giác hướng dẫn quý vị Tịnh nhơn, quý cô chú trên núi ngồi rất trang nghiêm, vị nào cũng thẳng lưng ngồi bán già, có vị ngồi kiết già, đặc biệt đôi bàn tay kiết ấn tín, hoặc hiệp chưởng, các vị nói Tôn sư cho phép, không ảnh hưởng đến việc giữ chánh niệm. Những chiếc áo màu nâu, màu lam của chư Tịnh nhơn sao mà đẹp đẽ đáng kính yêu, vì phong cách của các vị tuy tu đông (500 vị) nhưng nhiều người mà như một, chừng ấy các vị nghe vị giám thiền từng bước đi chậm rãi niệm: Nam... Mô... A... Di... Đà... Phật... Cách niệm nầy mọi người đồng niệm bằng ý, "Nam" thuộc về vùng trán, "Mô" ở đôi mắt, "A" ở chóp mủi, "Di" ở miệng, "Đà" ở cổ, "Phật" ở vùng chấn thủy...
Niệm ở vùng trán: xóa tan những niệm trần.
Niệm ở vùng mắt: mở 1/3 nhìn thẳng, tập trung tư tưởng
Niệm ở vùng chóp mũi: chuyên nhứt, giữ chánh niệm.
Niệm ở vùng miệng: xả tạp niệm.
Niệm ở vùng cổ: tạp niệm không sanh.
Niệm ở vùng chấn thủy: niệm vong bặt.
Xem ra Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng có chất liệu ngọt ngào của Thiền trong lúc tịnh niệm Pháp niệm nầy chư Tăng Ni thế hệ thứ nhất chúng tôi trong Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng cho đến ngày nay vẫn còn giữ niệm. Chuẩn mực và truyền đạt cho đại chúng các Đạo tràng các Tự Viện, Đạo tràng Bát Quan Trai Quan Âm Tu Viện giữ truyền thống thực tập.
HT Thích Giác Quang