LỊCH SỬ TỔ ĐÌNH BỬU QUANG

Ấp An Hòa B, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn,tỉnh An Giang

I . KHƠI NGUỒN ÁNH ĐẠO :

Phật Giáo đã truyền vào Việt Nam vào khoảng năm 240 trước Tây lịch bằng các con đường tơ lụa băng đồng từ tỉnh Thanh hải, Trung Hoa đến miền Tây á, Âu châu và đường hồ tiêu vượt biển Ấn độ dương. Một cơ hội truyền đạo thật sương thạnh lúc bấy giờ tại kinh đô Luy Lâu (miền Bắc Việt Nam). Kể từ đó đến nay chư lịch đại Tổ Sư tiền bối truyền đăng tục diệm , thừa kế chánh pháp Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni như các Ngài Mahula, Khưu Đà La, Khương Tăng Hội, Mâu Bác, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Pháp sư Đỗ Thuận, Quốc sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu, Quốc sư Vạn Hạnh, dẫn đến nhiều vị Tổ sư là những bậc long tượng có công hoằng truyền giáo pháp Phật hoặc thiền hoặc tịnh, đã lèo lái con thuyền chánh pháp đi khắp nơi trên khắp nhân gian, phục hưng chánh pháp như : Tổ sư Vĩnh Nghiêm, Tổ sư Tuệ Tạng, Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch, Tổ sư Liễu Quán, Tổ sư Viên Thành, Tổ sư Huệ Quang, Tổ sư Khánh Hoà và Chư Sơn Thiền Đức cận đại như Đức Đại lão Hoà Thượng Pháp Chủ Khánh Anh, Ngài Hành Trụ, Đức Bồ Tát Quảng Đức, Ngài Thiện Hoa, Ngài Thiện Hoà, Ngài Trí Thủ, Ngài Trí Tịnh, Ngài Minh Nguyệt, Ngài Thiện Hào, Ngài Đôn Hậu, Ngài Huệ Hưng, các bậc Thiền gia chân chánh…từng trãi nghiệm qua bao thăng trầm thử thách, khi ẩn, khi hiện, khi thì sử sĩ, lúc thì nhập thế tùy theo hạnh nguyện độ tha và tùy thời duyên vận nước thăng trầm mà an bày chánh pháp nơi dòng nghịch lưu sanh tử.

Các Ngài luôn đem ánh sáng chơn lý đạo Phật vào cuộc đời, cũng có lúc đưa chánh pháp ẩn dật chốn cùng cốc thâm sơn, các Ngài đều có đủ phương tiện để duy trì chánh pháp. Từ đó đến nay trên 2.000 năm, Đạo Phật đã trở thành truyền thống đạo đức và được tôn vinh là “hộ quốc an dân”, là “cội nguồn của dân tộc Việt Nam”, công lao của các Ngài thật là vô tận !

Tuy nhiên, vì tùy theo công hạnh hoằng hóa, mỗi vị đều có một cơ đồ đạo nghiệp riêng, tạo thành một sắc thái biệt lập mà độ chúng. Vì vậy mỗi một môn phong, pháp phái đều có hệ thống quy cũ riêng, thuộc diện biệt truyền, làm phương tiện gieo duyên, cổ súy ánh đạo Đức Thích Ca Mâu Ni, làm an tâm cho người con Phật khi họ phát tâm đến với giáo lý giải thoát. Dù gặp khó khăn trên nhiều phương tiện độ tha, nhưng các Ngài cũng không chùng bước trước những chông gai nhiều thử thách, dù phải trải qua nhiều phân thân để hóa tha độ chúng, độ những phiền trược của chúng sanh, dù tán thân mất mạng nhưng các Ngài vẫn nhẹ nhàng lướt gió tuông mây trên bước đường hoằng pháp lợi sinh, không hề mệt mỏi…

Với nhãn quan của các nhà học Phật cao cấp, các bậc tu hành có đẳng cấp, không phải chỉ có ở Âu châu, Mỹ Châu, Trung Hoa, Triều tiên, Nhật Bản hay những Trung tâm học Phật lớn ở thành thị của Việt Nam mới có những bậc chân tu thật đức xuất hiện. Thế giới nầy còn có rất nhiều bậc chơn tu sống mai danh ẩn tích, dùng phương tiện quyền thừa, làm tròn sứ mạng thiêng liêng mà liệt Tổ liệt Tông giao phó.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Hành Hương Về Nguồn - Lịch Sử Tổ Đình Bửu Quang - Khơi Nguồn Đạo Pháp ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com