Ra khỏi ao sen Hạ Phẩm, tôi lại trì chú, thân như ngồi máy bay lướt gió mà bay lên, tôi đột nhiên cảm giác lạ, thân mình đang rùng rùng lớn lên, cao lên. Hoa sen ở Trung Phẩm quả là to lớn, một đóa sen lớn khoản tám, chín trăm dặm, bằng như một tỉnh bên Trung Quốc, bán kính hoa sen có thể lớn bằng từ Tân Gia Ba đến nửa nước Thái Lan, toàn hoa sen có thể lớn vậy, người ngồi trên đó phải lớn tương đương, ta đã biết cao tới bậc nào, chẳng cần phải nói. Chư vị cũng biết là phòng xá, cung diện ở đây phải lớn cỡ nào để tương ứng với hàng vạn chúng sanh vào trong nghe giảng pháp.

Bồ Tát Quan Âm nói: "Ở Trung Phẩm, đa số Phàm Thánh đồng cư, tứ chúng đều có (tứ chúng là Tăng, Ni, thiện nam, tín nữ) người vãng sanh đến đây, hơn người đến Hạ Phẩm một bậc, lúc sanh tiền đều có ý niệm ra khỏi tam giới, ở thế giới Ta Bà chịu khổ tu luyện, ngoài việc tự tu còn tích cực trong công việc Phật sự, hoặc đóng góp xây dựng chùa tháp, hoặc in ấn kinh sách, hoặc trùng tuyên Phật Pháp, dùng phương tiện khéo để khuyên hoá người khác tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, giảng giải chỗ nghi ngờ khó hiểu trong kinh Phật để người người tinh tấn tu hành, còn cố gắng bố thí, pháp thí, vô úy thí, nghiêm trì giới luật, biết phát lòng từ bi, hỷ xả. Lâm chung nương Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn, vãng sanh đến ao sen Trung Phẩm, nhưng mà cách tu trì như trên vẫn có bậc sâu cạn, nên ở đây cũng chia ba bậc: Thượng Sanh, Trung Sanh, Hạ Sanh". Chuyện vừa dứt, chúng tôi đến trước một đại điện, tôi đảnh lễ chư vị Bồ Tát nơi đây, Bồ Tát Quan Âm liền dẫn tôi tham quan.

Ôi! Ao sen Trung Phẩm mới đẹp làm sao, so với Hạ Phẩm, ao sen Trung Phẩm không biết vượt trội hơn mấy chục lần. Bốn bên đều được xây bằng bảy báu, hoa sen trong ao phóng ra những tia sắc sáng lung linh cùng nhau ánh lên màu sáng chói lọi hấp dẫn vô cùng. Lạ hơn nữa là hoa này rất nhiều tầng cánh sen, bên trong mỗi tầng đều hiện đình đài, lầu các, bảo tháp, phóng mười mấy thứ ánh sắc, cảnh trí đẹp không sao tả xiết. Người ngồi trên tòa sen toàn thân hiện sắc óng ánh vàng hồng trong suốt, cũng phóng muôn đạo hào quang, y phục cùng loạt nhất như nhau, tuổi cỡ trên dưới 20 không thấy một đứa trẻ nào, một người già nào. Bất giác nhìn lại mình, "Ơ hay! Sao tôi cũng dáng dấp như vậy nữa", chỉ Bồ Tát Quan Âm là giữ nguyên dáng Bồ Tát thôi.

Tôi hỏi Bồ Tát: "Tại sao cái gì ở đây cũng phóng hào quang, sắc gì hào quang nấy mà thân con cũng phóng ra những đạo hào quang giống tất cả vậy?" Ngài trả lời: "Ở đây tất cả mọi cái đều dưới sự tác động của Phật lực Ðức Phật A DI ÐÀ. Ðức Phật A DI ÐÀ phóng ra vô lượng quang minh phản ánh đến đây khiến tất cả đều phát lồ phóng quang, chuyển biến trong thân ông cũng như vậy, trong mỗi cảnh giới của ao sen, cách trang sức và dáng dấp đều cùng nhau, trừ phi chính mình có lực thần thông biến hóa ra các dạng khác, bằng không toàn thể đều thống nhất như nhau. Bồ Tát còn cho biết tuy là Trung Phẩm, ở đây cũng có những đoá sen, những lầu các u trầm, ảm đạm, không phát ra hào quang, nhưng đây không phải là cảnh thực của Cực Lạc mà là cảnh giới vô thường mộng ảo của vọng tưởng dĩ vãng từng chúng sanh".

Bồ Tát chỉ cho xem cái tòa lầu các ảm đạm gần đấy, bốn phía của lầu các là vườn hoa rất rộng, trăm hoa đua nở đủ màu sắc, chim chóc trên cành nhảy nhót hót vang, cảnh trí như nhà trưởng giả hào phú. Gia đình này lớn, bé, già, trẻ chừng 20 người, tòa đại sảnh có trang thiết thờ Tam Bảo, cha mẹ, con cái, anh chị em thân quyến tụ lại niệm Phật, tụng kinh vô cùng thuần thành và tinh tấn. Lúc ấy Bồ Tát QUAN ÂM bảo tôi: "Cái gia đình này hay bố thí, làm lành, từ bi, hỷ xả, một số đã vãng sanh Trung Phẩm Liên Hoa, nhưng vẫn cứ vọng nhớ tình cảm xa xưa thành vọng cảnh luôn như vậy". Bồ Tát còn nói: "Trong 9 phẩm hoa sen, mỗi phẩm từ dưới lên trên tụ được rồi, sen được dời lên ao phẩm trên, cũng giống như tham thiền vậy sơ thiền tu rồi lên nhị thiền, nhị thiền rồi lên tam thiền, rồi mới tới tứ thiền, lý ấy là như vậy".

Ðột nhiên tiếng chuông reo vang, lầu các này thoáng cái đã biến mất, tất cả trở lại thân thanh niên 20 tuổi, hiện sắc óng vàng hồng, trong suốt, bề ngoài trang sức đồng loạt, số người mỗi lúc một đông không thể kể số, hình thành một hội trường to lớn.

Bồ Tát QUÁN ÂM nói: "Hôm nay ở đây do Bồ Tát Ðại Thế Chí và Thường Tinh Tấn Bồ Tát giảng về kinh Pháp Hoa, ông đi nghe chứ?" Tôi trả lời: "A Di Ðà Phật, con rất thích kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thưa Bồ Tát". Nói rồi cùng Bồ Tát QUÁN ÂM bước lên hội trường của đài giảng, bốn bên đài giảng đều là hàng rào, như ráng như hạt châu phóng ra trăm ngàn tia sáng, chiếu rọi lung linh, hai bên có 7 hàng cây báu cao thấu mây xanh, trên cây cũng có đình đài lầu các, đông Bồ Tát tập trung trên ấy nghe kinh. Giảng đài xây bằng thất bảo lưu ly cao không biết bao nhiêu trượng, vô cùng trang nghiêm.

Bồ Tát QUÁN ÂM dẫn tôi lên đài, tôi đảnh lễ hai vị Bồ Tát giảng sư rồi hai vị chỉ tôi ngồi bên. Ðại Thế Chí Bồ Tát lên bục giảng, lúc ấy không biết từ đâu khói hương xông lên thơm ngát lan tỏa, đâu đây du dương tiếng nhã nhạc lưng trời, vô số chim muôn màu, muôn vẻ bay lượn hót lên thánh hiệu niệm Phật, tất cả lễ bái xong, Bồ Tát Ðại Thế Chí đứng dậy tuyên bố nội dung buổi giảng: "Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là căn nguyên của chư Phật thế giới Hoa Tạng, là căn bản để thành Phật, hễ muốn thành Phật đạo, cần phải tu kinh, học kinh điển này, lần giảng trước giảng tiết thứ nhất, thế nào là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là vô lượng báu, hôm nay sẽ nói đến tiết thứ hai, về tác dụng của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh..." đại khái nói khoảng một giờ đồng hồ.

Tôi nghe xong, trong lòng có cái thắc mắc, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở thế gian lưu truyền về văn tự và câu kinh không đồng nhau, tôi bèn hỏi Bồ Tát QUAN ÂM. Ngài cho biết: "Kinh văn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở thế gian tương đối cạn dễ hiểu, ở đây lời lẽ ảo bí hơn, diệu màu hơn, tuy dù cạn hay ảo bí thì ý nghĩa chính cũng một thứ thôi. Có thể nói như thế này, người trời không hiểu cảnh giới Bồ Tát, La Hán không hiểu cảnh giới Bồ Tát, Bồ Tát không hiểu cảnh giới của Phật. Ông nghe Bồ Tát giảng kinh chỉ phát ngôn bằng một tiếng nói, trăm ngàn tiếng nói cả nước đều được chuyển đến tai người nghe bằng độc nhất âm điệu nước mình, đó là ngôn ngữ Ðà La Ni tam muội". 

Bồ Tát Thường Tinh Tấn giảng xong đất trời hiện ra cảnh tượng, không phải nói là một bức tranh, một bức tranh vô cùng đẹp mắt, không thể nói hay nghĩ bàn được, từ lưng trời rãi xuống là là những đóa hoa tươi thắm, đủ màu sắc, cả muôn đạo hào quang từ hoa chiếu tỏa ra, lung linh tuyệt vời, trong đài giảng tất cả thanh niên đồng thời đứng dậy lấy vạt áo đựng lấy hoa, lúc ấy nhạc trời đồng trỗi lên du dương, diệu vợi, cảnh ấy không biết từ đâu ra, vô cùng hùng tráng, đột nhiên cả ngàn, cả vạn thanh niên áo đỏ ấy đồng loạt lay mình biến thành thanh nữ mặc váy hồng đào, áo màu cốm, lưng đeo đai vàng óng, lần lượt vươn lên múa hát vui thật vui. Không bao lâu tất cả lại biến thành những đóa sen hiện ra từng sắc màu khác nhau, ánh sáng tỏa ra thật đẹp, sen trắng ánh sáng trắng, sen vàng ánh sáng vàng, mỗi mỗi phát ra tia sáng của bản chất cánh sen, không còn thấy một bóng người nào nữa, thế rồi trên hoa sen lại hiện hình Bồ Tát ngồi ngay ngắn, tiếp đến lại biến hoa sen thành tháp vàng, tháp bạc, rồi muôn đạo hào quang, cảnh sắc nơi đây biến hiện vô cùng tráng lệ hấp dẫn.

Ðang ngắm nhìn cảnh xuất trần, tự nhiên trên hư không cả ngàn cả vạn thanh nữ mặc áo mầu cốm đi vào xuyên tường xuyên vách, tà áo lất phất bay từ trên cao cùng nhau bước xuống, tôi lấy làm lạ bèn hỏi Bồ Tát về việc đi xuyên qua vách hay vậy. Bồ-Tát cho biết: "Thế giới Cực Lạc do nguyện lực của Ðức Phật A Di Ðà mà hình thành, thánh chất ấy không phải vật chất, cho nên bất kỳ dinh đài, lầu các, điện, bảo tháp, núi sông, hoa cỏ, cây cối đều đều trong suốt trong vật chất, do đó không chướng ngại, có thể đi xuyên qua một cách tự nhiên, ông không tin cứ thử một lần xem!". Tôi y lời chạy qua vách đại điện đi thử, rồi cột lớn, lan can v.v... thử bước qua vào lọt tuốt, khi tiếp giáp vẫn biết là có vật đó nhưng lọt vô tự nhiên không vướng vấp, cũng như ở trên thế gian chúng ta biết nước do mặt thoáng hồ nước, nhưng đưa tay vào nước rất tự nhiên không bị cản lại. Tiếp đó, Bồ Tát Quán Âm dẫn tới hai chỗ kỳ quan nữa là Bát Ðại Cảnh Sơn và Hoa Tạng Thế Giới Triển Lãm Quán.

Nguyên tác: Pháp sư Khoan Tịnh

Lược thuật: Lưu Thế Khoa

Việt dịch: Hữu Từ, Tâm Hảo



Có phản hồi đến “Viếng Trung Phẩm Liên Hoa Nơi Phàm Thánh Đồng Cư”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com