Hành hương về nguồn lần thứ ba

Năm 1981 quý tu sĩ Thiện Huệ, cư sĩ Thiện Phước, cư sĩ Tiền Định, chư huynh đệ trên lại tập hợp một lần nữa về tại nền chùa cũ để tiếp tục xây dựng trùng tu lần thứ tư, chùa Bửu Quang lại có thêm danh hiệu khác nữa là "chùa Ông Bác".

Lần trùng tu nầy có thêm quý tu sĩ Thiện Cơ (con của cư sĩ Thiện Phước, phát tâm ở chùa tu hành, ăn chay trường đến nay đã 19 năm) quý cơ đệ tử của Đức Sư Ông, Thầy Ngọc Huệ ở núi Dinh miền Đông, quý Phật tử ở Rạch Giá, Long Xuyên, Ba Chúc phát tâm về tại chùa ni Ngọa Long Sơn kẻ góp phần công sức, người góp của sản vật chất trùng tu lại những gì đã bị mai một trong thời gian qua.

Chùa hiện nay tọa lạc tại ấp An Hóa B (ông Trưởng ấp là cháu của Sư Thiện Thới cũng là một người trẻ trung hiền lành, phát tâm hộ trì trong việc thi cơng trng tu Tổ Đình ), thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, là một ngôi Đạo gia khang trang, trang nghiêm thanh tịnh, thoáng mát, rất hợp với ý tưởng người xưa, người dân ở vùng Ba Chúc, nhất là những ai phát tâm ở non núi tu hành.

Ngày mùng 01, mùng 02 tháng 11 năm Canh dần, quý vị cư sĩ Thiện Phước, cư sĩ Tiền Định, cư sĩ Thiện Cơ (miền Tây) tu sĩ Ngọc Huệ (miền Đông) có về Quan Âm Tu Viện trình bày về ngôi Tổ Đình Bửu Quang đã được tái trùng tu. Ni trưởng Thích nữ Huệ Giác cúng dường một lục bình bằng đá non nước, xá lợi Đức Phật Thích Ca, trao cho quý cư sĩ Thiện Phước và phái đoàn mang về tôn thờ tại chính điện Tổ Đình .

Ngoài ra, Ni trưởng cũng dự định đi thăm Tổ Đình , nhưng vì bận Phật sự đa đoan vào cuối năm và công tác từ thiện xã hội; nay nhân sắp đến ngày đại lễ húy kỵ Đức Sư Ông lần thứ 37, ngày mùng 8, 9 tháng chạp năm Canh dần (2011) Hòa thượng Thích Giác Quang thường trực tông phong, Phó Trụ trì Quan Âm Tu viện thay mặt Ni trưởng hướng dẫn chư Đại Đức Tăng và quý vị Phật tử trong đạo tràng Bát Quan trai tổ chức chuyến đi về nguồn, thăm viếng Tổ Đình và chư huynh đệ, an vị ngôi Tam bảo và Xá lợi Phật…

Đăng sơn về nguồn lần thứ ba nầy nhiều việc thật xúc động hoan hỷ. Mỗi lần đối thoại với quý vị đệ tử của Đức Sư Ông, chúng tôi đề nghị làm một Phật sự mới nào có liên quan đến Tổ Đình , như việc di dời chuông gia trì sang bên tay phải thay vì bố trí bên tay trái, điều chỉnh lại cho đúng vị trí theo quy tắc tòng lâm quy chế thì cư sĩ Thiện Huệ nói “khoan đã”, cư sĩ liền day qua chỗ khác “đọc tiếng âm” hỏi lệnh “ơn trên” có đồng ý không. Khi cư sĩ quay trở lại lâm râm trong miệng “nói gì đó” mà chúng tôi không hiểu, nhưng cuối cùng cư sĩ trả lời: “ơn trên đồng ý”, cho chúng tôi di dời chuông gia trì từ trái sang phải, vì “ơn trên đồng ý”.

Chúng tôi phát nguyện trở về trình với Ni trưởng để xin cốt tượng Tây phương tam thánh, tượng Di lặc, tượng Địa tạng Bồ Tát, tượng Hộ pháp Vi đà, tượng Địa mẫu… đem cúng dường Tổ Đình , cư sĩ nói “khoan đã”, cư sĩ cũng liền day qua chỗ khác “đọc tiếng âm” hỏi lệnh “ơn trên” có đồng ý không, khi cư sĩ quay lạy bảo là:” ơn trên đồng ý” được, chấp nhận. Đến khi cúng dường tịnh tài tịnh vật, trong đó có phong bì chúng tôi cúng 2.000.000 đồng, quý Phật tử cúng 300.000 đồng, trước khi nhận quà cư sĩ Thiện Huệ cũng làm như thế rồi bảo là “ơn trên cho phép nhận tiền…”, chúng tôi trao tiền cho cư sĩ Thiện Phước, cư sĩ nhận của cúng dường. Nhẫn đến việc treo tấm bảng “Bửu Quang Tự”, chúng tôi dự định treo đối diện ngôi Tam bảo, cư sĩ cũng nói để hỏi ơn trên rồi trả lời. Cuối cùng cư sĩ trả lời là “được”, mọi người hoan hỷ, cười!

Chúng tôi suy ngẫm: các vị là đệ tử Đức Sư Ông, tu hành theo đạo vô vi là như vậy đó quý vị ạ! Làm gì cũng phải hỏi “vô vi”, “trên trước” rồi mới làm…chúng tôi chấp nhận điều nầy, niềm tin của họ là thế đấy, làm việc gì cũng phải hỏi Tổ Thầy rồi mới làm, nếu không còn Tổ Thầy thì hỏi "vô vi", "ơn trên", "trên trước" rồi mới làm. Đấy chính là một thế hệ tin vào vô vi, họ rất chân thật và vô tư!

Theo lời kể của cư sĩ Thiện Phước thì vào những năm 1962, 1963 Đức tôn sư Mẫu Trầu, tức Hòa thượng thượng Thiện hạ Phước, Ni trưởng Thích nữ Huệ Giác có về tại đây thăm lại Tổ Đình xưa và thuyết giảng khuyến thiện bà con Phật tử tu hành trường chay niệm Phật, Mỗi lần thuyết giảng Ni trưởng có biệt tài “xuất khẩu thành thơ” lưu loát, nên uy tín rất cao trong giới Phật tử Tổ Đình và cả giới Phật tử miền Tây. Số người nghe pháp hiện nay vẫn còn theo Ni trưởng tu hành cư sĩ trường chay giữ giới, có người xuất gia; khi làm việc gì quan trọng trong Phật Pháp, họ thường về Quan Âm Tu Viện thưa thỉnh “Ni trưởng cho thì làm, không cho thì ngưng”.

Người miền Tây theo đạo Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Đức Bổn sư núi Tượng, Phật giáo Hòa Hảo, Đức Phật Nằm chùa Thành Hoa (Cù lao Ven), Phật Giáo của Đức Phật Trùm, Ông Sư Vải Bán Khoai.v.v..rất thích kệ ca ngâm vịnh, dùng sách kinh Phật từ văn xuôi chuyển thể sang văn vần để dể học đọc và giúp phù hợp với người dân miền quê ở đồng bằng sông Cửu Long, mau tiếp nhận ý tưởng của Đức Phật tu hành.

Có Đạo dùng tiếng nói “lóng” để tránh những tiếng nói thực tế khi sử dụng đồ vật ở thế gian, như: “cây cầu” bắt ngang sông thì gọi là “cây kiều”, khi cầm con dao xắt đồ ăn, thì gọi là “con diu”, không gọi ăn chè, mà gọi “ăn ngọt”, không sử dụng đúng như thế thì gọi là không đúng đắn, người “tu không kỹ lưỡng không có khuôn thước, đạo đức kém”.

Có Đạo giáo hóa người tu rất kỹ, từ lời ăn tiếng nói đều rất cẩn trọng và phong phú, như khi tiếp nhận bất kỳ một món đồ nào được cầm trên tay của mình hoặc khi ăn uống mà không “xuất kỳ bất ý thành bài kệ ca ngâm vịnh” thì gọi là “tu dỡ ít phước không có tuệ”. Về miền Tây đi vào trong xóm Đạo Phật Giáo địa phương, khi được mời uống nước, cầm chén nước trong tay, thì phải “xuất khẩu thành 4 câu thơ” đối đáp cho xong rồi mới uống; khi ăn cơm, cầm chén cơm trong tay, phải “xuất khẩu thành 4 câu thơ” đối đáp rồi mới ăn; nếu không làm được như vậy thì sẽ nghe cu thơ của người ngồi đối diện gợi ý:

“…đến đây không hát thì hò,
không phải con cò cắm cổ mà ăn…”,
hoặc là
“…đến đây không hát thì hò

khơng phải con cò ngóng cổ mà nghe…”

Khách sẽ ngượng ngùng khó nuốt trôi bữa cơm thịnh soạn do chủ nhà đi đằng, khách ngậm miệng, nước uống còn không trôi qua khỏi miệng, làm gì ăn nổi một bữa cơm!

Với phong cách tiếp khách trên, gần giống như những cuộc tiếp khách buổi chiều của những ngôi chùa Nhật Bản. Khi khách lỡ đường về chiều, không còn đi kịp đến nơi nữa, khách sẽ xin tá túc ở một ngôi chùa nào đó gần nhất, lúc bước vào được lễ tân nhà chùa tiếp rất nồng hậu, khách được mời dùng trà nước, phân chủ khách đâu đó tạm ổn định. Tiếp tục khách sẽ được mời dùng cơm chiều và hứa khả sẽ cho khách nghỉ đêm tại chùa, nhưng trước khi vào bàn ăn, khách sẽ được đối thọai với vị trụ trì một bài về pháp Phật, một bi kệ Tịnh Độ , một công án thiền… đối đáp trôi chảy với Trụ trì; nếu đáp xong thì được vị Trụ trì trực tiếp đem cơm mời khách, được nghỉ ngơi trong liêu phòng đường hoàng, tránh được cơn lạnh lùng giá rét trong đêm; ngược lại khách sẽ được mời đi nơi khác với bụng đang đói meo đi giữa đêm sương giá buốt!

Đặc biệt, trước nhà của người miền Tây, trong đó có quê của tác giả bày biết nầy, những người có theo Đạo Phật Giáo địa phương, nhà nào cũng có để phía trước sân nhà, cạnh đường cái quan một lu nước nhỏ “phía phải” lúc nào cũng có nước mát thật trong sạch, một cái gáo múc nước uống thật vệ sinh dùng để giúp cho người qua đường, lỡ bộ “uống cho đỡ khát”; khi nước hết họ sẽ châm vào cho đầy trở lại cho mọi người sau đến uống, đặc biệt là sạch sẽ, vệ sinh, khi đem nước vào lu, họ dùng di lọc nước để lọai trừ lăng quăng, trứng lăng quăng, bụi bậm lá cây mục… trừ bệnh và cứ như thế với thời gian từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, con cháu không bao giờ từ chối “làm một việc phước thiện” có một không hai trên hành tinh thế giới nầy.

Những mối Đạo Phật Giáo ở miền Tây xưa, người tín đồ chỉ lạy Phật Thích Ca, lạy Phật Thầy Tây An, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Phật Trùm, Phật Nằm, Đức Bổn sư núi Tượng…lạy những vị “trên trước”, thường gọi là “ơn trên”, sống bằng “ân điển”, những vị mà họ xem là cao siêu, nhưng không có ở trên đời, những vị mà họ tôn vinh là Phật là Giáo chủ. Họ không thích lạy những vị Tăng nhơn sinh tiền, dù cho vị đó là Đại lão thượng, Đại Hòa thượng, Hòa thượng…nói chung là không lạy “người sống”, “người thực” trong thế gian. Họ không thích hình thức tu hành như trong các cửa thiền, chùa chiền, không sử dụng chuông mõ, trống phách đánh inh-ỏi, tục đốt giấy tiền vàng mã, xem sao xủ quẻ bói toán cầu kỳ quá nhiều “âm thinh sắc tướng”, cản trở sự tu hành đắc đạo của người xuất gia.

Ngày nay, chúng tôi tuy là Hòa thượng đào tạo Tăng Ni, lãnh đạo chư Tăng Ni, Phật tử nhưng lòng tin của chúng tôi vẫn còn như thế đối với Tổ Thầy trong thời làm "thiếu niên Tăng".

Chư Tăng Ni, Phật tử đều biết “chùa Ông Bác, tức là Tổ Đình Bửu Quang” là chiếc nơi của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, nơi dấu chân xưa Đức Sư Ông lập thân hành đạo, nơi Đức Tôn sư của chúng ta cầu học đạo vào năm 1955, sau đó về miền Đông khai sơn Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, hoằng truyền Tịnh Độ , tế tăng độ chúng, nêu gương lành cho hậu thế soi chung.

NAM MÔ BỬU QUANG TỰ ĐƯỜNG THƯỢNG, CHỨNG MINH ĐẠO SƯ LIÊN TÔNG TỊNH ĐỘ NON BỒNG, GIÁC LINH ĐỨC SƯ ÔNG THƯỢNG BỬU HẠ ĐỨC TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.

Miền Đông Việt Nam, ngày 21 tháng 01 năm 2011
Hòa thượng Thích Giác Quang
biên sọan




Có phản hồi đến “Chùa Ông Bác Hay Tổ Đình Bửu Quang”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com