Ký tự được đánh dấu: ý tình thân

  • 23. Hiệp Ước Sống Chung

    Người ta cứ tưởng yêu nhau là đủ sống hạnh phúc trong "một túp lều tranh hai trái tim vàng". "Tình yêu" là động cơ thu hút hai người lại với nhau, nhưng nếu không biết cách sống thì nó sẽ phai nhạt và biến thành tình sầu hay tình hận.

     
  • 22. Tình Đòi

    Chị Hai săn sóc, lo lắng cơm nước chu đáo cho chồng như một người mẹ, nhưng chị lại không biết đi chơi, ăn diện nên anh Hai không mấy hài lòng. Vì anh luôn gắt gỏng, chỉ trích nên chị Hai không dám thỏ thẻ tâm sự gì với anh, nên anh cảm thấy vợ như lơ là với mình. Anh cần một người vợ như bạn.

     
  • 21. Đi Tìm Hạnh Phúc - Hạnh Phúc Là Gì?

    Là người ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là gì thì khó mà trả lời chính xác vì nó tùy quan niệm và trình độ tiến hóa của mỗi người. Đối với người nghèo thì tiền của là hạnh phúc. Đang đói mà có cơm ăn là hạnh phúc. Cô đơn mà có người thương là hạnh phúc.

     
  • 20. Ý Thức Khổ

    Thông thường trước khi đi khám bác sĩ ta phải ý thức được mình là người có bệnh. Cũng thế, trước khi đi tìm hạnh phúc ta phải ý thức được khổ đau. Có bệnh mới đi tìm bác sĩ, có khổ mới tu. Suy tư và thấm được chân lý khổ là điều rất quan trọng.

     
  • 18. Thiền Tịnh Song Tu

    Nên tu Thiền hay tu Tịnh? Ngày nào còn Phật Pháp, còn Phật tử thì câu hỏi này vẫn còn được đặt ra. Người thì nói nên tu Thiền, vì chính Phật Thích Ca xưa kia nhờ tu Thiền mà giác ngộ. Người thì bảo thời nay mạt pháp, căn cơ hạ liệt tu thiền dễ tẩu hỏa nhập ma, tốt hơn nên tu Tịnh Độ.

     
  • 17. Học Kinh

    Song song với việc tìm thầy học đạo, chúng ta còn vô số kinh điển của Phật để lại, biết học kinh nào trước, kinh nào sau? Kinh (sutra, sutta) là lời dạy của Phật, hay đúng hơn là những sách ghi chép lời Phật.

     
  • 16. Trên Đường Tìm Đạo - Tìm Thầy

    Trên đường đạo, có nên tìm thầy hay không? Hình như chúng ta không đặt nặng vấn đề này lắm. Ông bà, cha mẹ của ta thường đến chùa cầu nguyện, cúng kiến nên ta đi theo chứ có bao giờ để ý tới việc tìm thầy, vì chùa nào mà chẳng có thầy. Đến chùa lạy Phật, tụng kinh, khấn vái rồi tụ họp ăn uống là phước lắm rồi. Đa số[...]

     
  • 15. Chuyển Thân

    Muốn chuyển hóa hay tu sửa một tánh tình xấu thì đầu tiên ta phải ý thức nhận diện ra nó. Kế tiếp là tìm xem ta đã có những ý nghĩ, tư tưởng, quan niệm nào khiến cho tánh tình kia phát sinh. Sau khi tìm ravọng tưởng nguyên nhân thì ta phải thay đổi ý nghĩ. Mọi sự chuyển hóa đều đắt đầu từ sự thay đổi ýnghĩ. Muốn sự[...]

     
  • 14. Chuyển Tình

    Sau khi nhận diện được những tin tưởng sai lầm (vọng tưởng), nguyên nhân phát khởi tánh tình xấu (phiền não) và tập thay thế nó bằng những tư tưởng mới, đó chỉ là tu tập trên phương diện của Ý thôi. Phiền não bắt nguồn từ tâm ý, thể hiện qua tình cảm và hành động, do đó phải tu sửa cả Tình và Thân nữa.

     
  • 13. Chuyển Ý

    Đức Phật trên đường đi khất thực bị một người Bà la môn theo sau mắng chửi thậm tệ, nhưng Ngài vẫn thản nhiên ung dung tự tại. Trong khi đó chỉ cần ngồi yên hồi tưởng lại một chuyện trái ý là ta buồn bực tức giận. Thế nghĩa là sao? Nếu nói bị người bên ngoài mắng chửi là khổ thì tại sao Đức Phật không buồn giận? Trong[...]

     
  • 12. Đi Tìm Vọng Tưởng

    Ở đây cần nói thêm về tâm lý phức tạp của con người. Những ý nghĩ hay ý tưởng khởi lên trong tâm mà ta có thể biết được, đó chỉ là một phần nhỏ của tâm thức. Tâm thức của ta có thể ví như một tảng băng nổi (iceberg), phần nhỏ lú trên mặt biển là những vọng tưởng thô kệch hiện trên mặt ý thức, còn phần to tướng nằm ngầm[...]

     
  • 11. Con Đường Chuyển Hóa

    Tu hành có nhiều hình thức và trình độ, tựu chung người ta thường phân chia ra hai loại: tu phước và tu huệ. Tu phước là làm phước, bố thí cúng chùa, công quả, giúp đỡ tha nhân. Tu huệ là nghiên cứu kinh điển, học hỏi giáo lý, thiền định và quán chiếu. Phước và huệ đều cần thiết cho người tu nhưng chúng ta nên nhớ Đạo[...]

     
  • 10. Vấn Đề Của Thân - Vô Thường

    Trong đời sống hàng ngày chúng ta tưởng mình làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành động của mình nhưng phần nhiều chúng ta bị Vô thức điều khiển mà không hay. Trong lúc ngồi thiền, có thể ta không có một ý tưởng (hay vọng tưởng) nào khởi lên, nhưng đó mới chỉ là trên mặt ý thức, những nội kết ngủ ngầm ở dưới vẫn còn[...]

     
  • 8. Vấn Đề Của Thân - Vô Thường

    Trong ba cái khổ: già, bệnh, chết, thì bệnh là cái mà ta có thể tránh được. Tôi nói "có thể" chứ không chắc, vì bệnh có nhiều loại và nhiều nguyên nhân. Bệnh là một thân quả tức nghiệp quả của thân. Nếu đời trước thường sát sinh, đánh đập, não hại người khác về thể xác thì đời nay gặp quả báo bệnh hoạn, ốm yếu, đây là[...]

     
  • 7. Vấn Đề Tình Cảm

    Trong các báo chí, tạp chí văn nghệ, truyền tin, ngoài những tin tức chính trị, kinh tế, xã hội, người ta rất thích những mục tình cảm của các minh tinh màn ảnh, như tài tử này lấy tài tử kia, cô nọ ly dị chồng, anh kia lừa dối vợ, v.v... Đời sống xã hội hôm nay có thể gom lại trong hai chữ Tình và Tiền, nghe qua hơi[...]

     
  • 5. Phiền Não

    Tham, sân, si được xem là ba phiền não lớn nhất của chúng sinh. Trong các sách phổ thông thường nêu ra 10 thứ phiền não, đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Tuy nhiên phiền não còn được chia ra nhiều loại tùy theo Kinh Luận khác nhau.

     
  • 4. Ý Tình Thân

    Trong nhà Phật thường nói đến bộ ba "Thân, Khẩu, Ý", gọi là tam nghiệp vì đó là ba cánh cửa tạo nghiệp. Nay có thêm Tình là một yếu tố quan trọng không kém trong vấn đề tạo nghiệp nên cần được thêm vào. Để đơn giản hóa vấn đề, tôi sẽ giữ con số ba, nghĩa là xếp Khẩu và Thân lại làm một vì khẩu là một phần của thân thể.[...]

     
  • 3. Tu Cái Gì?

    Khi phiền não không còn thì ta nói phiền não đã được diệt trừ, nhưng theo tinh thần Đại Thừa thì phiền não đã chuyển thành bồ đề. Vì thế trong Duy Thức học có một danh từ gọi là Chuyển Y, có nghĩa là khi tất cả những chủng tử được chuyển từ bất tịnh thành tịnh rồi thì A Lại Gia Thức chuyển thành Bạch Tịnh Thức hay Đại[...]

     
  • 2. Đi Tìm Ý Nghĩa

    Ta từ đâu đến, sinh ra đời để làm gì và chết sẽ đi về đâu? Một người bình dân như tôi sẽ trả lời: "Ta từ bụng mẹ chui ra, sinh ra đời để sống như bao nhiêu người khác và chết thì trở về với cát bụi. Thế là hết cuộc đời!" Mới nghe thấy xuôi tai nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy.

     
  • 1.Ý Tình Thân - Như Mọi Người

    Ý, Tình, Thân là một đề tài vô tận vì đó là những yếu tố cấu tạo nên con người và con người là cả một thế giới huyền bí. Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não để bạn đọc[...]

     
 
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com