Mục Lục
Hiện nay, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và trung tâm kiểm soát phòng ngừ dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã chấp thuận cho tiêm vaccine ở trẻ em từ 5-11 tuổi. Các bậc cha mẹ có thể có nhiều câu hỏi về vaccine cho trẻ em.
Covid đã gây ra thiệt hại rất lớn ở người lớn nhưng kể từ khi có vaccine, đã có bằng chứng rõ ràng về việc bảo vệ mạnh mẽ của vaccine cho họ cũng như các nhóm tuổi khác. Nhìn chung, CDC ước tính những ai ai không tiêm vaccine có nguy cơ sẽ bị nhiễm covid gấp 6-11 lần bị tử vong vì covid.
Mặc dù tuổi tác là một yếu tố dự báo về mức độ nặng của bệnh, khi nhiều người lớn tiêm vaccine hơn, tỷ lệ ca nhiễm ở trẻ em tăng lên, chuyển hướng tiêm vaccine về nhóm này.
Gần đây, Pfizer và BioNTech đã thông báo kết quả khả quan về nghiên cứu lâm sàng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Một hội đồng chuyên gia của FDA khuyên được sử dụng khẩn cấp cho nhóm tuổi này và FDA chấp thuận một liều nhỏ covid vaccine của Pfizer để sử dụng khẩn cấp. CDC cũng khuyên một liều thấp và đã triển khai cho 28 triệu liều vaccine ở độ tuổi này cho trẻ em ở Mỹ.
Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom đã thông báo kế hoạch yêu cầu tiêm vaccine cho trẻ em được đi đến trường từ mẫu giáo đến lớp 12 sau khi FDA chấp thuận vaccine cho nhóm tuổi này. Chi tiết chấp thuận hoàn toàn sẽ được đưa ra sau khi việc tiêm vaccine khẩn cấp được cho phép sau vài tháng.
Để trả lời các câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ có, chúng tôi đã đến gặp hai chuyên gia về sức khỏe từ trường đại học UC David, Bác sĩ Dean Blumberg, bác sĩ nhi trưởng khoa về bệnh truyền nhiễm của trẻ em tại bệnh viện trẻ em của trường đại học UC David và bác sĩ Lorea Garcia, giáo sư dịch tễ học tại trường đại học y khoa UC Davis.
1. Tỷ lệ ca nhiễm, nhập viện và tử vong vì covid ở trẻ em từ 5-11 tuổi hiện nay là thế nào?
Bác sĩ Lorea Garcia: Đến hiện nay, có 1.9 triệu ca nhiễm covid ở trẻ em từ 5-11 tuổi (khoảng 7% dân số). Trong làn sóng lớn vào mùa đông năm vừa rồi, trẻ em ở độ tuổi này có tỷ lệ nhiễm thấp so với người lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng gần đây bắt đầu từ cuối tháng bảy tỷ lệ tăng lên và gần với tỷ lệ mắc bệnh cho người lớn. Tỷ lệ nhập viện của trẻ em ở độ tuổi này vẫn là thấp nhất trong tất cả các độ tuổi nhưng cũng tăng theo thời gian, đạt đến 24 ca trong 1000,000 người vào tháng 8/2021. 160 trẻ đã chết với tỷ lệ 0.008% mỗi ca. Để so sánh, 112 trẻ em ở độ tuổi 5-17 đã chết vì cảm cúm vòa mùa cúm năm 2019-2020. Số liệu đó cao hơn (156) trong mùa cúm năm 2018-2019.
2. Có các nhân tố nào làm tăng tính mẫn cảm và nguy cơ nhập viện và tử vong ở trẻ em trong độ tuổi này?
Bác sĩ Dean Blumberg: Trẻ em với các bệnh lý tiềm ẩn có nguy cơ cao bị các bệnh nặng hơn. Các bệnh này bao gồm bệnh về tim, thận, phổi, suy yếu hệ miễn dịch, bệnh mãn tính như béo phì, suyễn. Thật sự, 2/3 trẻ em bị nhập viện vì covid có ít nhất một bệnh tiềm ẩn. Và trẻ em bị béo phì có nguy cơ hơn 30% bị nhập viện vì covid so với trẻ không bị béo phì.
Bác sĩ Lorea Garcia: Các nhân tố kinh tế xã hội bao gồm đói nghèo, khả năng tiếp cận y tế không đồng đều, các điều kiện môi trường kém và bất bình đẳng giáo dục tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, bệnh nặng và tử vong ở trẻ em thuộc độ tuổi này. Các điều này thường được trực tiếp chuyển thành tác động từ cộng đồng thiểu số.
Khi bình thường hóa về phân bổ dân số, người Mỹ da màu, người Nam Mỹ, Người Mỹ Thổ Dân Da Đỏ và Alaska có nguy cơ bị nhập viện và tử vong gấp 2-4 lần so với trẻ em người Mỹ trắng hay Á Châu. Trẻ em có gốc Á Châu có tỷ lệ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong thấp nhất.
Một yếu tố then chốt trung gian quan trọng tác động đến các cộng đồng này có thể là do tỷ lệ bị các bệnh nền tiềm ẩn cao gấp 2-3 lần được bác sĩ Blumberg mô tả như trên. Sự khác nhau trong tỷ lệ tiêm vaccine cũng đóng góp vào khynh hướng này vì trẻ em Á Châu có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất và trẻ em người Mỹ Da Màu có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất.
3. Vậy còn với MIS-C, một mệnh nguy hiểm mà vài trẻ em mắc phải với covid ?
Bác sĩ Blumberg: Mội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) xuất hiện sau 2-4 tuần bị nhiễm covid và ảnh hưởng đến việc viêm nhiễm nhiều cơ quan khác nhau. Nó có thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt và hệ tiêu hóa. MIS-C có thể rất nguy hiểm, thậm chí tử vong ( 1-2% tử vong) với hầu hết trẻ em nhập viện và hơn một nửa trong phòng chăm sóc đặc biệt. May mắn là hầu hết trẻ em bị mắc phải bệnh này đều khỏe hơn với việc chăm sóc y tế đặc trị. Triệu chứng này xảy ra với khoảng 1 trên 3000 trẻ em (đến 21 tuổi) bị nhiễm covid. Độ tuổi phổ biến bị mắc MIS-C là 5-11 tuổi . Các nhóm dân tộc và chủng tộc cũng tăng nguy cơ bị mắc MIS-C với 60% ca nhiễm xảy ra ở trẻ em người Mỹ da màu và người Nam Mỹ.
4. Trẻ em có bị bệnh “covid lâu dài” không?
Bác sĩ Blumberg : Covid lâu dài xảy ra khi các triệu chứng kéo dài hơn bốn tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Có một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe liên hệ đến covid bao gồm đau đầu, “suy nghĩ mờ mịt”, mệt mỏi, khó ngủ, mất mùi vị . Nó xảy ra ở trẻ em nhưng dường như ít hơn 50% so với người lớn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 7-8% trẻ em bị covdi tiếp tục có các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần sau khi bị bệnh. Ảnh hưởng này lên chất lượng cuộc sống trong thời gian này có thể bị suy giảm nghiêm trọng với các hoạt động về thể chất, các thách thức về sức khỏe trầm cảm. Những điều này dẫn đến giảm việc học và đến trường.
5. Liệu tỷ lệ nhiễm bệnh có khác với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau? Liệu chúng ta có biết vaccine có giảm tỷ lệ nhiễm bệnh?
Bác sĩ Blumberg: Một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh và truyền bệnh thấp hơn ở trẻ em so với người lớn nhưng các nghiên cứu khác cho thấy tương tự như nhau. Nhiều nhân tố bao gồm các biến thể và vaccine có thể giải thích kết quả khác nhau này. Điều chúng ta biết rõ ràng hơn là vaccine giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác, bao gồm các thành viên trong gia đình.
6. Chúng ta biết gì về việc truyền bệnh covid ở trường học?
Bác sĩ Lorena Garcia: CDC đã đưa ra hướng dẫn dựa trên các bằng chứng khoa học hiện hành và bài học thực nghiệm từ trường học. Các bằng chứng cho thấy việc thực hiện các chiến lượt phòng ngừa theo lớp có thể giảm việc lan truyền covid xuống cấp độ thấp nhất trong cộng đồng. Các điều này bao gồm mang khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, lau chùi, tẩy trùng, thông thoáng cũng như xét nghiệm, truy vết và cách ly.
7. Liệu vaccine vừa được chấp thuận gần đây cho trẻ em có giốngs hay khác với vaccine cho người lớn?
Bác sĩ Blumberg: Liều vaccine Pfizer là 1/3 so với trẻ em lớn tuổi và người lớn. Điều này là bình thường cho liều vaccine trẻ em thấp hơn so người người lớn vì hệ miễn dịch mạnh mẽ ở người trẻ.
Vaccine mRNA được sử dụng là như nhau nhưng được sử dụng chất đệm hơi khác một chút để giúp duy trì pH và sự ổn định trong việc lưu trữ một thời gian dài.
8. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin về các nghiên cứu được thực hiện ở nhóm tuổi này?
Bác sĩ Blumberg: 2268 trẻ em từ 5-11 tuổi được đưa vào nghiên cứu để đánh giá khả năng được cấp phép khẩn cấp của FDA. Cỡ mẫu đó tương tự so với các nghiên cứu được sử dụng cho trẻ em từ 12-15 tuỏi. 1518 trẻ em được tiêm hai liều cách nhau 21 ngày trong khi đó 750 trẻ em nhận giả dược (placebo). Có ba trường hợp bị covid trong nhóm tiêm vaccine và 16 trường hợp trong nhóm giả dược, đưa đến hiệu quả 91%.
Các phản ứng hệ miễn dịch sau khi tiêm là tương tự so với trẻ em lớn tuổi hơn và người lớn. Các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm là tương tự mặc dù trẻ em thường có phản ứng phụ nhẹ hơn. Ví dụ đau ở nơi tiêm xảy ra gấp đôi ở nhóm được tiêm vaccien so với nhóm giả dược nhưng đau nặng rất hiếm.
9. Vậy liệu nhóm trẻ em ở tuổi này có nguy cơ bị tác dụng phụ cao hơn so với nhóm được tiêm vaccine? Vậy vì sao Thụy Điển và Đan Mạc ngưng việc tiêm vaccine cho trẻ em?
Bác sĩ Blumberg: Bất cứ ai bị dị dứng với vaccine covid trước đó hay các thành phần khác của vaccine đều không nên tiêm vaccine. Một số quốc gia Bắc Âu Scandinavian ngưng việc tiêm vaccine Moderna cho trẻ em và người lớn dưới 30 tuổi vì lo ngại bệnh viêm tim có thể xảy ra , rất hiếm sau khi tiêm vaccine. CDC và các tổ chức nghiên cứu điều này ở Mỹ và kết luận nó rất an toàn cho trẻ em được tiêm so với nguy cơ bị mắc bệnh covid có thể gây ra bệnh viêm tim.
10. Các vaccine khác cũng được yêu cầu ở trường học. Vậy vaccine này khác và giống nhau như thế nào?
Bác sĩ Lorena Garcia: Vaccine là một trong những công cụ hiệu quả nhất để giảm nguy cơ bị bệnh ở trẻ em mà vaccine có thể ngăn ngừa. Yêu cầu vaccine cho học sinh không hề mới. Với việc thêm cả covid vaccine 19, California yêu cầu hiện nay là 10 loại vaccine. Vaccine Pfizer sử dụng phương pháp mới mRNA nhưng cũng đưa ra tỷ lệ hiệu quả tương tự như với bệnh bại liệt (99%), sởi (97%), bệnh thủy đậu (90%), quai bị (88%). Mỗi loại bệnh và vaccine liên quan có lợi ích và nguy hiểm khác nhau. Về khả năng truyền nhiễm, covid 19 ít truyền nhiễm hơn (3-7 lần lây mỗi ca nhiễm bệnh) so với sởi (12-18 lần lây mỗi ca nhiễm bệnh), và thủy đậu (10 lần) nhưng tương tự với bại liệt (4-6 lần lây). Tỷ lệ tử vong do covid gây ra (0.008%) thấp hơn so với sởi (0.1%), bại liệt (0.05-0.025), nhưng cao hơn thủy đậu (0.003%).
11. Có thể làm gì để giải quyết sự chênh lệch về ảnh hưởng sức khỏe và kinh tế cho trẻ em trong độ tuổi này?
Bác sĩ Lorena Garcia: Như mô tả ở trên, tổng thiệt hại về kinh tế và sức khỏe là một ảnh hưởng lớn hơn ở các cộng đồng có nguồn lực hạn hẹp. Để giúp giảm thiểu sự chênh lệch này, chúng ta cần phải đảm bảo khả năng tiếp cận kinh tế và vaccine, linh hoạt về thời gian để nhận vaccine hay tiền lương thay thế khi bị bệnh hoặc cham sóc người thân bị bệnh. Với người nhập cư, chúng ta cũng cần phải giải quyết vấn đề trở ngại ngôn ngữ và lo ngại bị truật xuất.
Các chính sách giảm thiểu tập trung vào cộng đồng cũng baom gồm cung cấp dịch vụ sức khỏe tổng hợp phổ biến rộng rãi, vận chuyển đến các cuộc gặp mặt, dịch vụ ngôn ngữ, nhân viên y tế cộng đồng, đầu tư vào cộng đồng dài lâu (nhà ở giá phải chăng, công việc) và thu thập dữ liệu có hệ thống bao gồm chủng tộc và dân tộc và các yếu tố quyết định sức khỏe như nhà cửa, thực phẩm, phương tiện vận chuyển, tiện ích, chăm sóc trẻ em, nghề nghiệp, giáo dục và tài chánh. Chúng ta cũng cần các cơ chế và quan hệ đối tác cộng đồng để cung cấp thông tin khoa học về vaccine và bệnh tật.
Ngọc Hằng dịch
Theo health.ucdavis.edu