Anh vừa là một phật tử tu tập được sáu năm, vừa là một sinh viên, một người đứng đầu và là một nhạc sĩ. Matt Doyle, một sinh viên năm cuối ngành công nghệ sinh học và sinh học phân tử cho biết anh chưa bao giờ cảm thấy không được chào đón ở trường đại học Thiên Chúa Giáo nơi anh đang học chỉ vì niềm tin tôn giáo của chính mình .

Khi chọn trường đại học Cabrini, anh cho biết anh không hề bị ảnh hưởng quyết định đến đây học dù đây là trường đại học theo truyền thống Thiên Chúa Giáo.

Với hơn hai triệu Phật tử ở Mỹ, Phật giáo đang trở nên phổ biến đặc biệt là với các sinh viên đại học. Những đạo tràng và tăng đoàn đang mở rộng khi những nhà lãnh đạo người Mỹ đang định hình lại những nguyên tắc cổ xưa trong xã hội phương Tây.

"Sinh viên đại học ở độ tuổi 18-22 (nói theo cả về tâm lý lẫn tâm thần) là độ tuổi đang cố gắng khám phá họ là ai và họ tin vào điều gì. Tôi tin rằng khi chúng ta tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hoá và niềm tin, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những thứ khác.

Phât giáo chú trọng đến việc hiểu sự khổ đau trong thế giới này và cuộc sống này và đó là kết quả của việc chúng ta sống ra sao bằng cách say đắm thoả mãn tận hưởng những điều bất thiện. Lời dạy đầu tiên và quý báu nhất của Đức Phật chính là "Tứ Diệu Đế"đã chỉ ra nguyên nhân của khổ và các phương tiện để diệt khổ. Tất cả những lời dạy sau này cũng chỉ nhằm khai mở chân lý cơ bản này thôi.Phật giáo chú trọng đến việc hoàn thiện cá nhân và nhận ra những vấn đề làm hư hỏng chính bản thân con người.

Tôi không tin vào một vị thánh thần đặc biệt nào cả nhưng tôi tin có một dạng quyền lực cao hành động như là một lực tác động vào năng lượng sống của tất cả muôn loài."

Mặc dù sinh ra ở West Chester, Doyle lớn lên ở Blossburg. Anh đã từng là một tín đồ ở nhà thờ Methodist nhưng không tin vào Thiên Chúa Giáo. "Tôi được nuôi dưỡng theo truyền thống Thiên Chúa Giáo nhưng nhanh chóng từ bỏ nó."

Doyle làm việc theo mùa giữa các mùa học ở một công y sản xuất mái nhà ở Blossburg. Anh học được vài thứ từ sếp của ông nhưng hầu hết anh biết về Phật Giáo là do tự tìm tòi học hỏi. "Còn ngoài ra thì tôi không biết ai gần mình là Phật tử cả."

Với Doyle, không khó để trở thành một phật tử ở trường đại học nhưng trở thành một sinh viên toàn thời gian rất khó để tu tập theo đúng thời khoá mỗi ngày. "Không có đủ thời gian để hoàn thành mọi thứ.”

Doyle giải thích ngắn gọn về chân lý Tứ Diệu Đế như sau:

Có khổ, nguyên nhân của khổ là do tham ái, khổ có thể được kết thúc bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo.Những điều này vô cùng cần thiết khi chúng ta bị đau đớn, không thoả mãn, thiếu hiểu biết trong cuộc sống là kết quả của phương cách mà chúng ta muốn cuọc sống của mình khi lúc nào cũng đòi hỏi về vật chất, thoả mãn dục vọng, sống ích kỷ . Để thoát khổ chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, hành động, lời nói và cách nhìn vào mọi mặc của cuộc sống. Mục đích của Phật Giáo là giúp giải thích mọi việc và phương cách để đạt được nó.

Có hai trường phái Phật Giáo là Đại Thừa và Tiểu Thừa. Doyle tự nhận mình theo trường phái tiểu thừa nhưng cho biết "Tôi tự xem mình theo tên gọi "Cà Phê Phật Giáo" vì tôi nhìn vào nhiều trường phái suy nghĩ và thực tập/niềm tin để chọn lọc.

Hầu hết những nhìn nhận của tôi về cuộc sống từ quan điểm Phật Giáo bắt nguồn từ Thiền Phật Giáo.

Với Mattt Doyle thì "sống như một phật tử ở trường đại học Thiên Chúa Giáo Cabrini không khác với cuộc sống của những sinh viên khác chỉ mỗi việc là tôi không tham gia vào các hoạt động của nhà thờ hay theo những sự kiện tôn giáo như Lent."

Với những sinh viên ở Cabrini đang quan tâm và muốn khám phá về Phật giáo, internet là một nguồn tư liệu tuyệt vời để tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản cũng như phức tạp của Phật Giáo.

Khu vực Philadelphia đang có một lượng Phật tử phát triển. Tăng thân cũng như các tu sĩ Phật Giáo và những người mới tu tập đều sẵn sàng trò chuyênvề Phật giáo với mọi trình độ cũng như khả năng tu tập.

Ngọc Hằng dịch

Theo Theloquitur.com



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Tôi Là Một Phật Tử Trong Ngôi Trường Đại Học Thiên Chúa Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com