Danbury, CT (USA) – Bảy nhà sư lên bục giảng tụng kinh – chậm rãi, từ từ trong khi các thính giả đang ngồi lặng im. Họ đã vượt mưa dữ dội vào sáng ngày thứ sáu để đến trung tâm O’Neil nghe Đức Dalai Latma thuyết giảng.
Vào ngày thứ hai ở trường đại học Tây Connecticut, Ngài đã nói chuyện về đề tài “Lời Khuyên cho cuộc sống hàng ngày.”
Nhà lãnh đạo của Phật Giáo, 77 tuổi, Đức Dalai Latma thứ 14 đã chia sẻ những giai thoại vui nhộn cùng với niềm tin vững chắc khi Ngài nói về sự tha thứ, nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm và vai trò của giáo dục trong việc phát triển cách tiếp cận cho cuộc sống.
“Niềm tin vững chắc của bạn, sự quan tâm đến người khác thật lòng là nguồn lực tối ưu cho bình an nội tâm của chính bạn.” Ngài nói.
Ngài cảnh báo rằng thái độ tự cho mình là trung tâm làm cho con người có cảm giác bất ổn và lo sợ.
“Phương pháp để chiến đấu sự sợ hãi và mất ổn có nghĩa là bạn phải phát triển sự quan tâm đến người khác. Khi bạn phát triển bình an nội tại, điều đó có nghĩa là dù cho bạn ở bất cứ môi trường nào, tâm của bạn cũng được bình an cả.”
Đức Dalai Latma đã tạo ra những tràng vỗ tay vang dội trong suốt hơn 1h nói chuyện trước 3,500 người khi Ngài nói rằng giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhưng cần phải kết hợp với việc giảng dạy về các giá trị nội tâm.
Đám đông, từ trẻ em mới ra đời tới những cụ già lớn tuổi phải chống gây hay đi bằng xe lăn đã lấp đầy tất cả những hàng ghế xếp để lắng nghe đức Dalai Latma nói chuyện.
Khi nam diễn viên Richard Gere giới thiệu Đức Dalai Latma trong ngày thứ hai, ông cho biết rằng mặc dù mọi người đều có ý chí để vượt qua những thời gian khó khăn, họ đều có những trái tim mềm mòng và đều có thể học được nhiều điều từ Đức Dalai Latma.
“Ngài không còn giống là một người Tây Tạng nữa, Ngài giống với tất cả toàn cầu.” Gere cho biết. “Chúng ta cần phải biết rằng chúng ta có thiện nghiệp nên mới có thể ở đây bây giờ. Chúng ta hãy cùng chào đón một trong những con người vĩ đại nhất bước đến hành tinh này.”
Giá trị quan trọng trong bài nói chuyện của Đức Dalai Latma chính là về sự tha thứ.
“Tha thứ không có nghĩa là cúi đầu với những ai đã lầm lỗi với bạn. Tha thứ có nghĩa là đừng để cho những cảm giác tiêu cực về một hành động sai trái làm tăng sự sợ hãi và xa cách” và đừng để những cảm giác tiêu cực ấy về một người nào đó tăng lên.
Thỉnh thoảng, tha thứ được cho là một dấu hiệu của sự yếu kém nhưng điều đó là sai.
“Tha thứ là dấu hiệu của sức mạnh. Giận dữ là dấu hiệu của yếu kém.”
Đức Dalai Latma, người thường nói về lòng từ bi vượt qua niềm tin tôn giáo cá nhân đã mô tả mẹ Teresa và Ngài Martin Luther King Jr. đã theo đuổi niềm tin của mình một cách chân thành nhưng không phải ai cũng làm được như vậy.
”Có những người tự xưng là rất sùng đạo, đọc kinh nhưng không quan tâm đến người khác và không theo đuổi niềm tin tôn giáo của mình một cách đúng đắn và nghiêm túc.”
“Một khi chúng ta tin tưởng vào niềm tin tôn giáo nào đó thì chúng ta cần phải thành tâm và nghiêm túc.” Ngài nói.
Trong lúc được giới thiệu vào hôm thứ sáu, giám đốc của WestConn là Jame Schomotter đã trao tặng cho Đức Dalai Latma bằng tiến sĩ danh dự về nhân văn, cho biết nó biểu trưng và công nhận “cho sự biết ơn sâu dày về những công việc của Đức Dalai Latma trong việc củng cố hòa bình và từ bi trên toàn thế giới.”
Cuối buổi nói chuyện của Đức Dalai Latma, ông Shcomotter đã cảm ơn Ngài vì “đã cho chúng tôi những bài học sẽ theo chúng tôi đến suốt cuộc đời còn lại.”
“Cả khuôn viên trường đại học rất phấn khởi về chuyến viếng thăm của Đức Dalai Latma. Tất cả chúng tôi đều đón nhận thông điệp mà Ngài mang đến Danbury.” Giáo sư Ngành Xã Hội Khoa HỌc Carina Bandhauer cho biết hôm thứ sáu như vậy.
Bà cho biết bà đã theo dõi tình hình chính trị ở Tây Tạng trong một thời gian dài và nghe thủ tướng Tây Tạng nói chuyện tại WestConn vào năm ngoái.
“Điều này giúp kết nối cả thành phố, nơi không phải lúc nào cũng đầy từ bi. Tôi hy vọng mọi người sẽ nắm giữ thông điệp về từ bi.” Bà Bandhauer cho biết.
Cô Mary Bethel Coelho của Litchfield nhận thấy Đức Dalai Latma quá mạnh mẽ đến nổi cô đã tham dự trọn cả hai ngày, mang con trai đến vào hôm thứ năm và em trai vào thứ sáu. Cô đã từng thấy Đức Dalai Latma tại trường đại học Emery cùng với một người con trai khác của mình.
“Những lời giảng dạy của Ngài đủ tỏa sáng để đọc mà còn cảm nhận giai điệu và hạnh phúc mà Ngài mang đến khi nói chuyện với đám đông thực sự khẳng định trong cuộc sống.” Coelho cho biết vào hôm thứ sáu như vậy.
Trong bối cảnh thế giới đầy bạo loạn và chiến tranh, Ngài đã phục vụ như là một lý tưởng cho một con đường khác của cuộc sống.
“Tôi nghĩ sự thay đổi mạnh mẽ nhất sẽ đến với những gì chúng ta giáo dục con cái mình và họ giáo dục con cái của họ.”
Cô cho biết chồng cô, đang bị bệnh, đã được xoa dịu bởi chân lý của Đức Dalai Latma về sự cần thiết để mở rộng năng lượng của chính bạn để giải quyết vấn đề nếu có giải pháp nhưng không làm mất thời gian lo lắng rằng giải pháp ấy có hiện hữu hay không.
Em của cô, Bryan Spiotti, một nhân viên cảnh sát từ Oakville cho biết ông và cô Coelho đã quan tâm đến phật Giáo và nhận ra rằng áp dụng lòng từ bi giúp ông trong công việc. “Học cách sống trong sự từ bi yêu thương không thay đổi quan điểm của bạn.” Ông cho biết.
Đức Dalai Latma thúc dục khán giả tự giáo dục bản thân mình, điều tra để mang lại niềm tin cho chính bản thân mình để sự tiếp cận của họ trở thành một phần tất yếu cho cuộc sống.
“Ngài qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, những nguyên tắc này trở thành một phần của cuộc sống.” Ngài đã trả lời một câu hỏi sau buổi nói chuyện như vậy “Đó là con đường để thay đổi cuộc sống.”
Ngọc Hằng dịch
Theo Standford Advocate