Lưu trữ trong thư mục: Đức Phật

  • Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Sự Giáo Hóa Của Đức Phật

    Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha. Không có loài người và trần gian thì Thế Tôn cũng sẽ không thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

     
  • Nhân Mùa Phật Đản, Bàn Về Tích Phật Đản Sanh

    Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng Đức Thế Tôn ra đời. Lịch sử kể rằng bà Ma Da, công chúa của một nước láng giềng, là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi có thai, theo phong tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh nở.[...]

     
  • Đức Phật Nói Gì Về Tiềm Năng Con Người

    Khả năng tiềm tàng kỳ diệu chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sanh, nay đã được Đức Phật, người đầu tiên trong lịch sử loài người, chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về “Bản lai diện mục” của chính mình.

     
  • Lược Sử Đức Phật Thích Ca - HT Thích Chơn Thiện

    - Thời đức Phật tại thế, gồm cả kỳ kiết tập đầu tiên, các vị tu sĩ thiếu điều kiện ghi chép, chỉ trùng tuyên. Khi trùng tuyên, các vị đệ tử thường nhớ rõ nội dung giáo lý giải thoát mà khó nhớ đúng ngay, tháng của các sự kiện lịch sử, hoặc không chú ý ghi lại các ngày, tháng ấy... Cũng có thể các sử liệu ghi lại đúng[...]

     
  • Kinh Suy Đồi

    1. Con xin đến đây hầu Đức Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về con người suy đồi. Kính xin Đức Gotama (Cồ Đàm) mở lượng từ bi, hoan hỷ chỉ dạy chúng con vì nguyên nhân nào người ta suy đồi. 2. Tình trạng tiến bộ dễ hiểu biết, tình trạng suy đồi dễ hiểu biết. Người biết thương Giáo Pháp (Dhamma) là tiến bộ. Ghét bỏ Giáo Pháp[...]

     
  • Vài Quan Niệm Về Đức Phật Và Đạo Phật

    Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ đại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải[...]

     
  • Dòng Tộc Và Quê Hương Đức Phật

    Thời gian cứ trôi, những hoàng tử và công chúa của xứ Kosala đi đày đã đến tuổi lập gia đình. Bởi tập tục kết hôn với người cùng dòng máu là bình thường thời bấy giờ, tám anh em kết hôn với nhau và tạo ra tông tộc Shakya (tập tục này ngày nay một số gia đình họ Shakya vẫn còn giữ, tức là chỉ kết hôn với người mang họ[...]

     
  • Phụ Bản - Kinh Hạnh Phúc

    Tôi có nghe như vầy: Vào một thời nọ Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên) của Trưởng Giả Anathapindika [2] (Cấp Cô Độc), gần thành Savatthi (Xá Vệ) [3]. Lúc bấy giờ, đêm về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu diệu sáng tỏa toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi đứng[...]

     
  • Những Vấn Đề Của Kiếp Nhân Sinh

    Phối hợp với phần vật chất (Sắc), trong guồng máy phức tạp của con người còn có một yếu tố quan trọng. Đó là cái Tâm. Cũng như có vài tác giả uyên thâm thích nói, rằng con người không phải là "Tâm cọng với Thân", hay "Danh và Sắc", mà là "Danh-Sắc", một sự phối hợp chặt chẽ giữa hai thành phần - vật chất và tâm linh.[...]

     
  • Bức Thông Điệp Từ Con Người Của Đức Phật

    Bằng tuệ giác siêu việt đạt được trong đêm hành đạo, Đức Phật trải gót khắp xứ Ấn Độ, đem hạt giác ngộ gieo khắp “đất tâm”, muốn tất cả chúng sanh đều được giác ngộ như chính Ngài. Và chẳng bao lâu, hoa trái giác ngộ rộ nở khắp nơi, tạo thành vườn đạo lý hiện hữu sinh động giữa cuộc đời và liên tục phát triển trên khắp[...]

     
  • Tám Pháp Thế Gian (Atthalokadhamma)

    Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đấy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà[...]

     
  • Tứ Vô Lượng Tâm

    Có hai năng lực trái ngược luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm trong mỗi người. Một, hướng về trạng thái cao thượng trong sạch, đặc tính của bậc thánh nhân và một, hướng về những điều tội lỗi nhơ bẩn, của kẻ sát nhân tàn bạo. Cả hai tiềm lực nầy đều có thể phát sanh bất ngờ với một sức mạnh vô cùng hùng hậu. Xuất phát từ đâu?[...]

     
  • Giới Trí Thức Ngày Nay Nói Gì Về Hình Ảnh Của Đức Phật

    “Đôi mắt Ngài nhắm lại, nhưng có một sức mạnh tinh thần vượt ra ngoài và một nguồn năng lượng tràn khắp thân thể của Ngài. Mặc dù nhiều thời đại trôi qua, nhưng dường như Đức Phật không cách xa chúng ta tí nào. Giọng nói của Ngài thi thầm trong tai chúng ta và bảo chúng ta không nên chạy trốn những sự xung đột trong[...]

     
  • Những Đặc Điểm Của Đức Phật

    Một số giáo phái thời Ðức Phật có tục lệ giết súc vật tế cúng thần linh. Bằng biện tài vô ngại, Ðức Phật đã thuyết phục được ngoại đạo bãi bỏ việc giết hại ấy. Trong giáo đoàn của Ngài, các môn đệ đều phải giữ gìn cấm giới, mà giới không sát sanh, bao gồm việc không giết người và cả súc vật được đưa lên hàng đầu. Bởi[...]

     
  • Ba La Mật

    Hành động của vị Bồ Tát tuyệt đối vị tha. Với đức từ bi vô lượng, lòng bác ái vô biên, xuyên qua bao nhiêu kiếp sống, các Ngài không ngừng nỗ lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo nàn thấp kém, giúp đỡ cho mọi người bằng ngàn cách và làm giảm bớt phiền não cho tất cả chúng sanh.

     
  • Lý Tưởng Của Bồ Tát Hay Bồ Tát Đạo

    Độc Giác Phật (Pacceka Bodhi), là sự khai minh giác ngộ đơn độc của một người tự lực cố gắng tiến đến Đạo Quả, không nhờ một ai dạy dỗ hay giúp đỡ. Vì đặc tính đơn độc giác ngộ, nên chư Phật Độc Giác không dắt dẫn ai đến nơi giác ngộ bằng lối đơn độc giác ngộ được. Các Ngài chỉ nêu gương đức hạnh và trí dũng.

     
  • Phẩm Hạnh A La Hán

    Trong Tam Tạng kinh điển có rất nhiều Phật ngôn mô tả trạng thái vắng lặng và hạnh phúc của một vị A La Hán, còn tạm trú trên thế gian cho đến khi ngũ uẩn chấm dứt, để phục vụ những ai muốn tìm Chân Lý, bằng lời giáo huấn và gương lành trong sạch.

     
  • Con Đường Niết Bàn - Phần 3

    Khi đã tạm thời chế ngự các pháp Triền Cái (Nivarana) tức năm chướng ngại tinh thần, tâm hành giả trở nên trong sạch như mặt kiếng được lau chùi bóng loáng, phản chiếu mọi sự vật một cách rõ ràng, đúng với sự thật. Tuy nhiên, tâm định chỉ tạm thời đè nén những tư tưởng bất thiện mà không tận diệt. Các tâm bất thiện này[...]

     
  • Chướng Ngại Tinh Thần

    Ở đây, Hoài Nghi (Vicikiccha) không có nghĩa là mất niềm tin, không phải hoài nghi về Đức Phật v.v... bởi vì một người không phải Phật tử cũng có thể khắc phục Vicikiccha, Hoài Nghi, và đắc Thiền (jhana). Nếu xem như một thằng thúc, tức dây trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi thì Vicikkiccha là hoài nghi về Đức Phật[...]

     
  • Đức Phật: Con Người Của Mọi Thời Đại

    Qua những điều nêu trên cho chúng ta thấy Đức Phật đã có những cái nhìn thấu đáo về nền kinh tế trong thời kỳ của Ngài khi dạy một cư sĩ sống làm sao để có hạnh phúc, Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần ; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con[...]

     
 
<<  1 2 3 4 5 6 7  >>
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com