Hôm thứ tư, Đức Dalai Latma, người đạt giải Nobel Hòa Bình đã thông báo Ngài sẽ tái sanh sau khi nhập diệt, tiếp tục kế thừa truyền thống kéo dài nhiều thế kỷ của Tây Tạng
“Tôi khẳng định rằng đế chế Dalai Latma sẽ tiếp tục”.
“Chính quyền Garden Phodrang – hệ thống chính quyền Dalai Latma của Tây Tạng có thẩm quyền duy nhất để công nhận sự tái sanh ở tương lai; không ai có được thẩm quyền để can thiệp vào vấn đề này.”
Văn phòng cũng sẽ thực hiện tìm kiếm và công nhận Đức Dalai Latma tương lai “dựa vào truyền thống đã qua” mà Ngài không tiết lộ thêm chi tiết nào trong quá trình này.
Trước đó, Đức Dalai Latma đã cho biết khi Ngài 90 tuổi, Ngài sẽ tham khảo ý kiến của các vị Latma tối cao của Phật giáo Tây Tạng và người dân Tây Tạng trong việc đánh giá lại liệu hệ thống Dalai Latma có nên tiếp tục tồn tại hay không.
Tuyên bố của Ngài vào hôm thứ tư nhân sinh nhật lần thứ 90 như một cuộc chiến đầy rủi ro cho người kế vị của Ngài giữa các nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong và Trung Hoa
Trong hồi ký được xuất bản vào tháng ba, Đức Dalai Latma cho biết người kế thừa Ngài sẽ được sinh ra trong thế giới tự do bên ngoài Trung Hoa.
Samdhong Rinphoche, một viên chức kỳ cựu trong văn phòng Dalai Latma cho các phóng viên biết vào hôm thứ tư rằng mọi thông tin về quá trình hay phương pháp tìm kiếm người tái sanh của Đức Dalai Latma sẽ không được tiết lộ cho đến khi quá trình kế vị diễn ra.
Chu kỳ tái sanh dựa vào cốt lõi niềm tin Phật giáo Tây Tạng. Không giống như người thường được tái sanh một cách không tự nguyện dựa theo nhân quả, một bậc chân tu đáng kính như Đức Dalai Latma được tin rằng sẽ chọn thời gian và địa điểm tái sanh – được hướng dẫn bởi lòng từ bi và sự cầu nguyện vì lợi ích của tất cả mọi chúng sanh.
Nhưng quá trình tái sanh của Đức Dalai Latma hiện tại không chỉ là chìa khóa đối với Phật giáo Tây Tạng. Nó đã trở thành một chiến trường lịch sử cho tương lai của Tây Tạng
“Ngài là một nam châm đoàn kết tất cả chúng tôi, kéo tất cả chúng tôi lại” Thunpten Jinpa, nhà phiên dịch kỳ cựu của Đức Dalai Latma cho biết
“Tôi thường nói với giới trẻ Tây Tạng rằng: Chúng ta thỉnh thoảng bị hư hỏng vì chúng ta dựa vào hòn đá quá vững chắc này. Một ngày nào đó, khi hòn đá này ra đi, chúng ta sẽ làm sao?”
Với người dân Tây Tạng, Ngài là “nhà sư Phật giáo đơn giản” hơn là một nhà lãnh đạo tinh thần hay từng lãnh đạo ở quê hương của họ. Ngài là biểu tượng vĩ đại hơn cuộc sống của chính sự tồn tại của họ, được định nghĩa bởi một ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và cách sống vô cùng đặc biệt.
Trận chiến về lòng trung thành
Đức Dalai Latma thứ 14, Tenzin Gyatso chỉ mới 15 tuổi khi bị Trung Hoa tấn công chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1950. Họ đã bắn đạn vào dinh thự Dalai Latma tở thủ đô Lhasa, giết hại hàng chục ngàn người Tây Tạng
Đức Dalai Latma và người dân Tây Tạng phải lưu vong và lập chính quyền ở Dharamshala ở Ấn Độ. Kể từ đó, Ngài trở thành đại diện cho Tây Tạng.
“Trước năm 1950, ý tưởng về Tây Tạng còn khá mơ hồ - có một nơi, có một đất nước, có nhiều cộng đồng khác nhau. Nhưng qua nhiều năm, Ngài đã trở thành ý tưởng trừu tượng cho cả quốc gia.”
“Dù nhiều năm họ cấm ảnh của Ngài, nhưng trong trái tim của mỗi người dân Tây Tạng, luôn luôn có hình ảnh của Đức Dalai Latma. Ngài là biểu tượng của sự thống nhất và là điểm tựa.” Jinpa, nhà thông dịch cho biết.

Sự tìm kiếm Đức Dalai Latma
Phật giáo Tây Tạng tôn kính nhà lãnh đạo tinh thần của mình như hiện thân của Bồ Tát Từ Bi Quán Thế Âm– một bậc giác ngộ, thay vì nhập niết bàn đã chọn tái sinh để giúp đỡ nhân loại. Đức Dalai Latma hiện tại là người mới nhất trong dòng truyền thừa tái sanh kéo dài qua sáu thế kỷ.
Việc tìm kiếm sự tái sinh của đức Dalai Latma là một quá trình phức tạp và linh thiêng. Nhiều manh mối quan trọng là sự chỉ dẫn hoặc dấu hiệu do người tiền nhiệm để lại (Nó có thể vô cùng tinh tế như hướng và đầu của vị Latma Latma quá cố định vị). Thêm rất nhiều phương pháp khác như hỏi những bậc tâm linh đáng tin cậy về sự tiên tri của họ, tham khảo các nhà tiên tri và giải thích các hình ảnh nhận được từ những bậc latma cấp cao nhận được trong quá trình thiền định tại các hồ linh thiêng.
Theo những manh mối tìm kiếm này, nhóm tìm kiếm sẽ được phái đi để tìm các trẻ em vừa được sinh ra sau khi Đức Dalai Latma qua đời. Các ứng cử viên sẽ trải qua rất nhiều bài kiểm tra, bao gồm cả việc chỉ ra các vật dụng thuộc về vị Latma tiền kiếp.
Nhưng việc tái sanh của Đức Dalai Latma không phải luôn luôn xảy ra ở Tây Tạng. Đức Dalai Latma thứ 4 được tìm thấy vào cuối thế kỷ thứ 16 ở Mông Cổ trong khi Đức Dalai Latma thứ 6 được tìm thấy vào một thế kỷ sau tại một nơi hiện nay gọi là Arunachal Pradesh ở Ấn Độ.
Đức Dalai Latma hiện tại được sinh ra trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ thuộc miền bắc cao nguyên Tây Tạng, được tìm thấy chỉ định khi Ngài hai tuổi. Ngài kế thừa toàn quyền chính trị vào năm 15 tuổi.
Nếu Đức Dalai Latma tiếp theo được xác định là một đứa trẻ, theo truyền thống, phải mất khoảng 20 năm để đào tạo trước khi Ngài đảm nhận vai trò lãnh đạo.
“Với chúng tôi, người được công nhận là Đức Dalai Latma, sinh ra ở nơi lưu vọng mới là người thật. Vì vậy, xét về đức tin, tôi nghĩ không có vấn đề gì. Nó chỉ là chính trị và địa lý chính trị”. Ông Lobsang Sangay, thủ tướng của chính quyền lưu vong Tây Tạng ở Dharamshala cho biết. Ông Sangay là nghiên cứu viên cao cấp trường luật đại học Harvard.
Phật giáo Tây Tạng là một hình thái Phật giáo Kim Cương Thừa- một trong những trường phái chính của Phật giáo được thực tập rộng rãi ở Mông Cổ, các vùng thuộc dãy Himalaya như Bhutan, Nepal và Ấn Độ.
Các đất nước này, ở mức độ thấp hơn các quốc gia với dân số Phật giáo lớn như Nhật Bản và Thái Lan có thể bị ép phải chọn ai là Đức Dalai Latma để công nhận.
Nhận thức được cái chết của mình, Đức Dalai Latma đã chuẩn bị cho người dân Tây Tạng về tương lai không có Ngài. Ngài đặt nền móng quan trọng bằng cách củng cố các chế độ phong trào Tây Tạng và thúc đẩy nền dân chủ tự lực trong cộng đồng lưu vong.
Vào năm 2011, Đức Dalai Latma đã chuyển giao quyền lực chính trị cho người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng được bầu cử dân chủ, chỉ giữ vai trò là nhà lãnh đạo tâm linh của người dân Tây Tạng.
Ông Sangay, người tiếp quản vị trí lãnh đạo của chính quyền lưu vong cho biết bằng cách chuyển sang nền dân chủ, Đức Dalai Latma muốn bảo đảm người dân Tây Tạng có thể điều hành các phong trào và chính phủ ngay cả khi Ngài không còn nữa.
“Ngài đã từng nói cụ thể rằng: Quý vị không thể chỉ dựa vào một mình tôi. Tôi sẽ chết. Thời gian đến và tôi không còn ở đây nữa. Vì vậy đó là cho người dân Tây Tạng, trong khi tôi còn ở đây, niên chuyển sang nền dân chủ hoàn chỉnh- với mọi sự thăng trầm và học từ nó và phát triển, trưởng thành và mạnh mẽ hơn tiến về phía trước.”
Mục tiêu đó trở nên cấp thiết hơn khi phong trào Tây Tạng bảo vệ văn hóa, bản sắc và quyền tự chủ thực sự của họ ngày càng trở nên bấp bênh hơn.
Nhưng một số người dân Tây Tạng vẫn rất hy vọng. Jinpa, người phiên dịch cho biết khi Đức Dalai Latma còn sống, người dân Tây Tạng phải tìm ra các con đường để thiết lập một chỗ đứng vững chắc cho chính mình.
“Cảm nhận riêng của tôi là nếu chúng tôi cùng hành động và đế chế Dalai Latma vẫn tiếp tục khi Đức Dalai Latma hậu kiếp được phát hiện, sức mạnh của biểu tượng sẽ được duy trì.”
Ngọc Hằng dịch
Theo CNN