Tác giả: HT Thích Thanh Từ

  • 9.Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra)

    - Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện :"Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến[...]

     
  • 8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi)

    -Trong nhà nầy hiện có một vị thánh nhơn, tuy miệng không nói một lời, chơn không đi một bước, mà thật là bậc căn khí đại thừa. Dù không ra ngoài đường mà biết việc xúc uế. Quả là người nối pháp cho ta, khiến Phật-pháp hưng thịnh. Vị nầy, sau sẽ độ được năm trăm người chứng quả thánh.

     
  • 7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra)

    Ngài họ Phả-La-Đọa sanh trưởng tại miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném[...]

     
  • 6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka)

    - Thầy ta là Đề-Đa-Ca thường nói : "Xưa kia Như-Lai du hóa Bắc-Ấn có báo A-Nan: Sau khi ta diệt độ khoảng ba trăm năm, ở nước nầy sẽ có vị thánh nhơn ra đời, họ Phả-La- Đọa tên Bà-Tu-Mật, làm vị Tổ thứ bảy của Thiền-Tông . Đây là Như-Lai thọ ký cho ngươi, ngươi nên xuất gia."

     
  • 5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)

    Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già-Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

     
  • 4.Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

    Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng[...]

     
  • 3. Tổ Thương Na Hòa Tu – Sanakavasa

    Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

     
  • 2. Tổ A-Nan (Ananda)

    Một hôm, Phật cần chọn người làm thị giả, tất cả hội chúng lần lượt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng, Tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A-Nan làm thị giả. Đại chúng cử Tôn- giả Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất, v, v…. đến yêu cầu Ngài làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối,[...]

     
  • 1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

    ─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

     
  • Tu Có Chuyển Được Nhân Quả Không?

    Tu là chuyển nghiệp giảm hết phiền não khổ đau để được an vui hạnh phúc, đó là tu đúng theo lời Phật dạy. Nếu tu sai thì không chuyển được nghiệp nên phiền lụy cứ dai dẳng khổ đau không đứt trừ, lại còn thối chí tu tập, không được lợi ích gì cả. Tôi mong rằng quý Phật tử sau khi nghe pháp nên nghiệm xét ứng dụng tu[...]

     
  • Tinh Thần Xuất Trần Của Đạo Phật

    Chúng ta bây giờ làm Phật sự nuôi tăng chúng, người nào làm trở ngại mình một chút thì sao? Oán trách ngay, lo cho họ mà họ còn phản bội, chán quá không thèm lo nữa. Tâm niệm của mình không hợp với tâm niệm của đức Phật nên làm Phật sự không có công đức, không thu nhặt được kết quả tốt đẹp. Cuộc đời hành đạo của đức[...]

     
  • Con Đường Mười Nghiệp Lành

    Không tham dục: Tham dục là ưa thích say mê thụ hưởng năm món dục lạc ở thế gian như tài, sắc, danh, thực, thùy (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ). Ngũ dục tế hơn là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nghĩa là những hình tướng nhan sắc đẹp mà người mê đắm gọi là tham sắc. Những âm thanh êm ái du dương, người[...]

     
  • Cúng Dường Tam Bảo

    Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật[...]

     
  • Ðức Phật Là Bậc Thầy Của Các Nhà Khoa Học

    Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng- Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân chính của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng[...]

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Bồ Tát Phổ Hiền

    Chúng ta thờ Bồ-tát Phổ Hiền là thờ chân lý, hằng ngày kính lễ Ngài, chúng ta phải tự tỉnh ăn năn tránh xa mọi ảo vọng, trở về phối hợp với chân lý. Còn gì đau buồn bằng, hằng ngày sống trong chân lý mà chúng ta bị mờ mịt bởi vô minh, rồi lấy vọng làm chân, lấy giả làm thực, càng ngày càng cách xa chân lý. Chúng ta hãy[...]

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

    Văn Thù Sư Lợi cũng gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch nghĩa là "Diệu Đức, Diệu Cát Tường". Vì thấy rõ Phật tánh, mọi đức đều tròn đầy, không sự ràng buộc nào chẳng dứt, nên gọi Diệu Đức.

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Bồ Tát Đại Thế Chí

    Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ Đại Thế Chí có nghĩa là dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp hết thảy, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng.

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Bồ Tát Quán Thế Âm

    Qua những lời tán dương trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả khôn lường. Chúng ta lễ tượng đức Quán Thế Âm luôn luôn phải ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng vào bản thân chúng ta. Có thế, sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Tượng Phật A Di Đà

    Hình ảnh đức Phật A Di Đà là hình ảnh mong chờ đón tiếp. Chúng ta phải sớm thức tỉnh nhận chân sự khổ đau, trong khi đang đắm chìm trong bể ái, để quay về với đức Từ bi. Phật là hiện thân cứu khổ, chúng ta là thực thể khổ đau. Một ngày nào chúng ta không còn đau khổ, ngày ấy đức Phật sẽ không còn duỗi tay chờ đợi cứu[...]

     
  • Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật Và Bồ Tát - Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

    Đã tin Phật tùy tâm hiện, nếu tâm mình tưởng Phật tức là có Phật hiện đến. Do đó phát sanh tín ngưỡng “Phật hiện cứu khổ mọi người”. Cho nên, những khi lâm tai, mắc họa, người ta hay thành kính, lễ mễ cầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa.

     
 
<<  1 2 3 4 5 6  >>
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com