Tôi đã từng được yêu cầu giới thiệu chung trong việc tiếp cận của Phật tử với những vấn đề về môi trường. Tôi hy vọng những nhận xét của mình sẽ là một nền tảng hữu ích cho diễn đàn của chúng ta ngày hôm nay. Mặc dù chủ đề mà tôi được giao rất rộng lớn và phức tạp, tôi sẽ giới hạn mình trong việc giải thích ba mặt cơ bản nhất của vấn đề này.

Phật tử hiểu về tự nhiên như thế nào?

Tất cả mọi cuộc sống đều có sự có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tự nhiên, hay chúng ta có thể gọi là môi trường tự nhiên là vẫn còn sống và ít ra vẫn còn ý thức. Nó không phải là linh thiêng, hoàn hảo hay là xấu xa để chiếm hữu. Sự thật sâu xa của tự nhiên là nó không tách khỏi bản thể khai sáng hoàn hảo hoàn toàn của chúng ta (Phật tánh)

Phật tử hiểu "thiên nhiên" như là một sự chỉ định hữu ích thông thường mà không có sự thật cố hữu độc nhất của nó để phân biệt được với điều gọi là "không phải tự nhiên." Với một giác quan ít thiên về kỹ thuật hơn, nó là một thế giới điều kiện trước những sự biến dạng cực đoan của con người trong mối quan hệ cộng sinh giữa con người và tất cả những loài vật khác sống trên hành tinh. Nó cũng có thể hiểu đó là chuỗi sống kết nối các cá nhân đơn lẻ, cả về ý thức và không ý thức trong sự cộng sinh với nhau. Vậy sự thật cuối cùng về chuỗi cơ thể sống này là phật tánh , phật tính của nó? Sự thật sâu xa về thiên nhiên là nó không tách khỏi bản thể giác ngộ hoàn toàn của chúng ta. Khi chúng ta lọc sạch tâm mình, chúng ta chiêm nghiệm được bản thể tự nhiên của tự nhiên và sau đó chúng ta thấy rằng chúng ta thật sự là đang sống ở Tịnh Độ hay quốc độ Phật độ (đất Phật). Đất Phật đó không phải là một nơi nào khác mà chính là ở đây. Như lời của đức Lục Tổ Huệ Năng đã trích dẫn lời Phật dạy "Tùy nơi tâm tịnh, Phật độ tịnh."

Từ quan điểm của Phật giáo, con người không phải là một thể loại riêng biệt tách khỏi những chúng sinh hữu tình hay là có bản thể vượt trội. Tất cả mọi chúng sinh hữu tình đều được xem là có Phật tánh, có nghĩa là đều có khả năng sẽ được giác ngộ hoàn toàn. Phật tử không tin rằng việc đối xử với các chúng sinh vô tình là một thứ tiêu thụ của con người.

Các bậc giác ngộ không gây hại cho cuộc sống hữu tình. Nếu họ làm như vậy thì họ sẽ không phải là những con người giác ngộ. Họ có lòng từ bi đối với tất cả những chúng sanh chưa giác ngộ bị bám vào thế giới ô nhiễm của chúng ta lấp đầy với sự đau đớn và khổ sở và chưa có trải qua cuộc sống ở cõi Phật độ thanh tịnh.

Bằng cách nhìn vào bên trong, nhìn vào thân và tâm của chính mình, người ấy sẽ dần dần nhận ra rằng không có sự phân tách hoàn toàn giữa bên trong và bên ngoài và những mô hình của môi trường tự nhiên không hề tách khỏi thế giới thân tâm của chúng ta. Kinh nghiệm về những vấn đề này không được xem là một sự thật tối thắng hay là mục đích của việc tu tập theo Phật giáo mà là sự nhân thức về tầm quan trọng của con đường hướng đến sự giác ngộ.

Thiên nhiên và Con đường giác ngộ của Phật giáo

Thiên nhiên hoang dã rất quan trọng với Phật tử bởi vì giúp cung cấp một nơi mà sự phát triển vượt trội trong việc tu tập Phật giáo hay tự đào luyện có thể được thực hiện.

Thiên nhiên tạo nơi cư trú cho chúng ta và có thể an ủi chúng ta. Những khu vực tự nhiên chưa bị làm hỏng, thường là những nơi hoang dã khi năng lượng tự nhiên rất bình an là những nơi lý tưởng để tu tập Phật giáo. Đây là một số nguồn Phật giáo truyền thống cho chúng ta biết về lợi ích của môi trường thiên nhiên như là nơi để tu tập Phật giáo.

Tám sự thực hành khổ hạnh được Đức Phật khuyến cáo là sống trong rừng. Đức Phật dã nói "Ta hài lòng với những tỳ kheo sống trong rừng. Và khi vị tỳ kheo sống ở nơi xa xôi , tâm trí của vị ấy sẽ không bị xáo động bởi những vật thể hiện hữu không cần thiết và tương tự. Vị tỳ kheo thoát khỏi mọi sự lo lắng ; vị tỳ kheo từ bỏ sự dính mắc vào cuộc sống ; tỳ kheo thưởng thức lạc vị của đời sống ly dục.

Thiền sư Ajahan Mun (1870-1949) là một nhà sư Phật giáo Thái Lan hiện đại theo truyền thống thiền tập trong rừng đã nói về việc "sống trong thế giới hoang dã"

…. Nơi sống càng xa cách biệt cư với nơi sống của con người, khi những con thú hoang di chuyển tự do, đó càng là nơi tâm trí sẽ bay lên từ vực thẳm của phiền não, sẽ luôn như vậy như một con chim chuẩn bị bay. Sự nhiễm ô vẫn còn đó tận sâu bên trong của tâm nhưng khi sống trong những môi trường như vậy, sức mạnh của tâm sẽ phát triển rất lớn và dường như là sẽ gạt bỏ hàng trăm sự nhiễm ô khác, và chỉ còn một ít ở lại. Điều này là do sự ảnh hưởng của môi trường đưa đến sự khuyến khích cho sự khát khao này mọi lúc mọi nơi."

Đại sư Hám Sơn Trung Hoa (thế kỷ thứ bảy) đã từng viết hai bài thơ về cuộc sống và thiền trong rừng:

Bài #22

Có một thiền sư ăn mây hồng

Ở nơi tránh xa những cám dỗ bình thường

Trong mùa hè cũng giống mùa thu

Suối hẻo lánh –réo rắc phun dòng liên tục

Khi những cây thông rất cao ,gió đẩy đưa rên xiết

Ở đây nếu bạn ngồi nửa ngày

Bạn sẽ quên được những quan tâm của trăm năm.

Bài thơ #106

Lớp theo lớp núi và dòng suối đẹp

Sương mùa và những đám mây hồng đầy sắc, đang khuất sau sườn núi xanh

Chải tóc bởi sương núi, chiếc khăn trùm đầu bằng sợi mỏng bị ướt

Sương buổi sáng làm ẩm chiếc áo mưa bằng rơm

Trên chân đang du ngoạn bằng giày

Trong tay là một cành gậy trúc

Một lần nữa tôi nhìn vượt ra ngoài thế giới bụi bặm

Một vương quốc của giấc mơ tại sao tôi còn động tâm thêm điều gì hơn."

Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều có kinh nghiệm cho phép mình trân quý tình cảm được thể hiện trong các bài thơ này.

Thiên nhiên, Nghiệp và đạo đức Phật giáo

Cốt lõi của đạo đức nhân quả Phật giáo là sự tôn trọng cuộc sống, đặc biệt là với cuộc sống hữu tình. Trong tất cả mọi mức độ hiểu biết mỗi ngày, thiên nhiên thay đổi theo nhân quả (mô hình của các hành động nguyên nhân và hậu quả của nó) trên tất cả mọi chúng sanh hữu hình. Ô nhiễm tâm gây ra sự ô nhiễm về môi trường và ô nhiễm môi trường thúc đẩy việc ô nhiễm tâm.

Nơi sự khởi đầu của hiểu biết về bất cứ điều gì trong Phật giáo là nghiệp (nhân quả). Nghiệp là những chuỗi hành động nguyên nhân, cả về tâm và thân và là tiền đề để hiểu biết về đạo đức Phật giáo. Nguyên tắc quan trọng nhất của đạo đức nhân quả Phật giáo là tôn không gây hại cho cuộc sống và tôn trọng muôn loài. Điều này không chỉ có nghĩa là tôn trọng cuộc sống của con người mà còn là với tất cả mọi cuộc sống trên hành tinh, đặc biệt là với cuộc sống hữu tình.

Khi tâm thanh tịnh, hành động của con người sẽ thanh tịnh. Kết quả là không chỉ thái độ về tâm muốn làm hại hay ô nhiễm cho môi trường biến mất mà các trạng thái mới về tâm cũng dẫn đến những hành động giác ngộ khác trong sự liên hệ đến tự nhiên và sẽ có nhiều sự giác ngộ của nhiều người đến với thiên nhiên.

Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng từ hành động đến suy nghĩ. Khi chúng ta hành động có trách nhiệm đến với cuộc sống thiên nhiên hay cuộc sống như thiên nhiên, chúng ta sẽ càng có nhiều hành động để thanh sạch và gạn lọc tâm mình. Xem xét các hành động của chúng ta và hậu quả của nó sẽ dẫn chúng ta đến những hành vi đạo đức có trách nhiệm với môi trường hơn.

Các tăng ni Phật giáo phát nguyện sẽ thực hành theo giới luật cấm gây hại đến môi trường. Có những giới luật bảo vệ sự thanh khiết của nước, không giết hại những chúng sinh hữu tình đang sống trên trái đất; không giết hại sâu bọ, chim chóc, động vật ; không đốt phá rừng ; và tôn trọng đời sống của các cây, đặc biệt là những cây cổ thụ.

Trong thế giới hiện đại, cộng đồng các tu viện Phật giáo đang phát triển những phương cách mới trong việc áp dụng những nguyên tắc Phật giáo đến với môi trường Ví dụ như Giáo Hội Phật Giáo Pháp giới, các tăng, ni và Phật tử tại gia đang cùng chung tay tái sử dụng, trong việc giáo dục những người ở chùa và những người ủng hộ chùa không gây ô nhiễm cho môi trường trái đất và nước và trồng cây gây rừng trên đất chùa.

Trong khi thực hành những nghi thức cổ xưa của Phật giáo để cứu nguy cho các loại chim và thú sắp bị chết và phóng sinh chúng, tăng ni Phật tử đang phát triển một mối quan tâm mới về sinh thái học để bảo đảm rằng những chúng sinh hữu tình được phóng thích vào môi trường sống thích hợp. Nguyên tắc của hệ sinh thái từ bi đều được dạy trong các trường Phật học của Hiệp hội.

Để kết thúc bài thảo luận này, một lần nữa tôi xin nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn thế giới thanh sạch tự nhiên như là một nơi để tu tập trên con đường giác ngộ. Đức Phật đã nói về điều này khi chính Ngài đã trải qua rằng:

Nơi mà ta thấy đất mở ra vui vẻ và những cánh rừng đáng yêu, một dòng suối trong chảy qua với những cánh rừng vui vẻ nên ta ngồi xuống và suy nghĩ "Thật sự, đây là một nơi thích hợp để ta phấn đấu cho sự nhận biết tối thượng về sự an toàn tối thượng thoát khỏi mọi sự nhiễm ô dục vọng chính là Niết Bàn

Ngọc Hằng dịch

Theo Cttbusa.org



Có phản hồi đến “Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com