Chỉ về phía bắc của Băng Cốc, thủ đô của Thái Lan tọa lạc một phật đài bằng vàng kỳ vĩ sẽ tồn tại trong 1,000 năm. Sự hào nhoáng lộng lẫy của Phật Đài không phải do những tấm gạch phẳng lỳ mà do được tạo nên từ 300,000 tượng Phật trang hoàng bên ngoài và 700,000 tượng Phật được ẩn sâu bên trong.

Cũng như dáng vẻ rộng lớn xung quanh bảo tháp có thể chứa đến một triệu tín đồ cầu nguyện cùng một lúc. Worakate, một người hướng dẫn trong y phục màu trắng giải thích rằng các tín đồ theo Phật Giáo Nguyên Thủy, trường phái Phật giáo chính ở Thái Lan và nhiều vùng Đông Nam Á chưa bao giờ được một nơi tụ tập rộng lớn như Mecca hay Vatican. Cô nghĩ rằng di tích này có thể là một nơi để các tín đồ trên khắp thế giới cùng đến gặp gỡ.

Bảo tháp là trung tâm của cả khu phức hợp tôn giáo đầy màu sắc, không phải tất cả đều ảnh hưởng theo phong trào Dhammakya. Từng là một tông phái có ảnh hưởng nhiều tranh cãi, nó được một số nhà sư sáng lập vào những năm 1970 chủ yếu dành cho tầng lớp trung lưu của Thái Lan và hiện nay có hơn 3 triệu tín đồ trên khắp 30 quốc gia. Mỗi chủ nhật có khoảng 10,000 người trong giới trung lựu Thái Lan đến đây cầu nguyện. Một trong những vị thầy trưởng thượng của chùa, sư Phra Somchai Thannavuddho cho biết các phong trào dấn thân hiện đại đã giúp đỡ điều này. Tuy nhiều với sự ảnh hưởng lâu dài chính là sự thuần khiết và thực tiễn của sự tu tập, phẩm chất của nhiều ngôi chùa vẫn còn ở đằng sau.

Những người đối lập của phong trào rất nhiều và có tiếng nói, kể nhiều truyền thuyết khác nhau. Những người bảo thủ đã cảnh cáo rằng tông phái như là một giáo phái cúi đầu trước những nhà sư trụ trì Phra Dhammachayo. Họ nói rằng những lời dạy của Đức Phật được thuyết giảng cho các tín đồ mới bị lập dị với sự giàu có tăng trưởng của chùa. Và họ dị ứng với sự giàu có mà ngôi chùa đang phát triển từ việc cúng dường tiền.

Sự tranh cãi xung quanh ngôi chùa Dhammayaka là một trong nhiều sự xâu xé khi Phật giáo Thái Lan được hình thành. Trong tâm của cuộc tranh luận là ai sẽ là tăng vương của đất nước, nhà sư đứng đầu và cũng là nhà lãnh đạo cho cả hai gông phái Phật giáo Nguyên Thủy, Maha Nikaya và Dhammayuttika Nikaya.

Vị tăng vương đương nhiệm là 100 tuổi khi Ngài viên tịch vào năm 2013 và Ngài vừa được hỏa thiêu vào tháng 12. Theo truyền thống, hội đồng tăng già, cơ quan quản lý Phật Giáo của Thái Lan đã tuyên bố rằng vị thầy trưởng thượng Somdet Chuang phải là người kế vị. Tuy nhiên dưới áp lực của những kẻ bất đồng chính kiến, chính quyền cai trị Thái Lan từ sau cuộc đảo chính vào năm 2014 đã từ chối nộp đề cử đến cho hoàng gia phê chuẩn nên việc này vẫn tiếp tục ngưng trệ.

Trong khi đó, nhà sư và những Phật tử chống lại việc đề cử xem đây là cơ hội để thúc đẩy một cuộc đại trùng tu Phật Giáo Thái Lan mà họ xem là đã quá lạc hậu. Họ kết tội rằng hội đồng Tăng già đầy thứ bậc không giải quyết được sự tư bản hóa trong giới tăng lữ đã dẫn đến nhiều chuỗi sự kiện xấu hổ xảy ra liên hệ đến các nhà sư. Thầy Somet Chuang cũng đang bị điều tra: cảnh sát cho biết thầy đã nhận một món quà là chiếc xe hơi sang trọng Mercedes Benz đã được nhập khẩu mà không trả các lệ phí hợp lý.

Những người chỉ trích cũng kết án tăng đoàn vì sự im lặng trong nhiều vấn đề tranh cãi không hợp lý như đồng tính luyến ái và việc xuất gia cho nữ.

Tuyy nhiên, những người phải đối vẫn còn nhiều việc phải làm với chùa Dhammakya khi họ cho biết hội đồng tăng già đã che dấu nhiều cuộc điều tra về tài chính và niềm tin. Những kẻ phản đối cũng thúc đẩy việc nhận thức rằng chính ngôi chùa đứng đầu này cũng là nơi thân cận với Thaksin Sinnawatra, cựu thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan, bị giới thượng lưu căm ghét nhưng đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2001 nhưng hiện đang sống lưu vong.

Sự ám thị này cho rằng hội đồng tăng già Thái Lan đã bị thế lực của cựu thủ tướng Thaksinnite nắm giữ và hiện giờ cần phải được tự do.

Ngôi chùa cho biết điều này là vô lý và giữa những khách tham quan và người cúng dường có cả những chính trị gia. Hội đồng tăng già đang tự bào chữa cho mình. Tuy nhiên, các cuộc ẩu đả gây nguy hiểm cho chính quyền bất chấp sự thật.Vì thiếu sự dân chủ, nó sẽ nhận được rất nhiều sự cầu nguyện từ các nhà sư. Thay vào đó, chùa lại bị mắc kẹt giữa hai phe phái đầy cay đắng. Những người chống lại hội đồng tăng già bao gồm Buddha Isara, một cựu quan nhân hiện đang là một nhà sư. Ông có sự ảnh hưởng trong những kẻ biểu tình của hoàng gia giúp đưa chính quyền quân đội lên nắm quyền và hiện nay là một người ủng hộ rất lớn tiếng.

Về lâu dài

Trong khi đó, những người ủng hộ thầy Somet Chuang bao gồm những nhóm thành viên của trung tâm bảo vệ Phật giáo Thái Lan. Vào tháng 2, trung tâm này đã giúp tổ chức một cuộc biểu tình khi các nhà sư đương đầu với quân đội. Một số tu sĩ cảnh báo rằng các cuộc tranh cãi xung quanh việc đề cử thật sự đã che dấu đi các nhà sư từ tông phái nhỏ hơn là Dhammayuttika Nikiya, có truyền thống được giới thượng lưu bảo trợ bị hạ thấp so với giới tăng lữ từ truyền thống Maha Nikaya lớn hơn. Tất cả các cuộc tranh luận đều làm cho chính quyền khó chịu.

Khemthong Tónakulrungruang, một học giả về luật và Phật giáo tại trường đại học Bristol ước tính rằng chính phủ Thái Lan cần phải cố gắng thay đổi những bế tắc hiện tại càng sớm càng tốt. Nếu không, sẽ mất nhiều năm trước khi một vị tăng vương mới được đề cử. Dù là ứng cử viên hiện tại, 90 tuổi vẫn còn trụ thế để tiếp tục công việc không lại là một vấn đề khác.

Ngọc Hằng dịch

Theo The economist



Có phản hồi đến “Chùa Triệu Phật Dhammakaya - Nơi Khơi Nguồn Cuộc Chiến Chọn Lựa Tăng Vương Đầy Tranh Cãi”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com