Những bãi rác dưới chân tượng Phật đang lan tràn khắp sườn núi tại thành phố Nha Trang của Việt Nam.

Được gọi là trung tâm thành phố biển của Việt Nam, Nha Trang tọa lạc tại biển đông chỉ cách TP Hồ Chí Minh một đêm đi tàu.

Với bãi cát trắng và làn nước xanh màu ngọc bích, Nha Trang là một trong những điều xa xôi nhất bạn có thể tưởng tượng từ trường Guelph. Tuy nhiên, thành phố này và những bãi rác dưới chân Phật lại trở thành đề tài bàn luận tại cuộc hội thảo về ký hiệu DNA của trường đại học Guelph tuần này.

Trên đỉnh núi là chùa Long Sơn của Nha Trang là một tượng Phật trắng cao năm tầng tọa lạc trên một hoa sen đang nở. Từ đây, bạn có thể thấy cả thành phố nằm trong lòng chảo bao bọc xung quanh bởi những ngọn núi.

Tôi đã nấn ná ở đó một buổi tối để đón ánh sáng và ngắm nhìn phong cảnh cũng như uống nước dừa tôi mua từ một người bán hàng rong.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác ở miền Nam Việt Nam, việc buôn bán là công việc của gia đình. Một người phụ nữ dừng việc làm để thay tả cho con. Tôi quan sát thấy cô quăng tả lên một chỏm núi gần đó. Đó là khi tôi nhận ra hết cả sân bóng đã phủ ngập rác tràn lên cả trên sườn núi ngay dưới chân tượng Phật khổng lồ đang mỉm cười và quên lãng.

Rất nhiều người ở Việt Nam rất nhiệt tình cười và chào đón du khách. Tuy nhiên, họ dường như không biết và không quan tâm đến vấn đề vức rác hay ô nhiễm xung quanh mình - một vấn đề cần được xem là thiếu ý thức hay cần phải được nghiên cứu để tránh những vấn nạn về môi trường lớn hơn ở đất nước này.

Ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, mọi người vẫn thường xuyên quăng thức ăn thừa và rác vào cống. Các thùng rác dọc đầy các tuyến đường chính nhưng rất khi thấy sự tái sử dụng hay có hệ thống phân loại rác. Những người quét rác dùng chỗi quét nhưng không hề cân bằng với việc giữ mọi thứ được sạch.

Không gian xanh? Nha Trang có một khu đất công viên và các con đường sạch dọc bờ biển. Tuy nhiên, rất ít công viên tồn tại ở TP Hồ Chí Minh và những khu vườn trước hay sau nhà rất ít khi tồn tại tại thành phố đông đúc với 9 triệu người này.

Hầu hết những vùng nông thôn ở Việt Nam là các thửa ruộng và hiển nhiên là rất nhỏ so với đồng bằng sông Hồng hay sông Cửu Long. Với diện tích đất lớn hơn một chút so với ý, Việt Nam cần phải trồng đủ lương thực cho hơn 90 triệu người hiện nay cũng như dự tính khoảng 150 triệu người cho đến giữa thế kỷ này.

Liệu điều này có nghĩa là việc ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng hơn, bao gồm việc tiếp tục mất đất hoang dã và đa dạng sinh học? Liệu người Việt Nam có đang nghĩ rằng tác động của môi trường trong việc phát triển dân số, sản lượng nôgn nghiệp và phát triển đô thị?

Ông Tom Lovejoy nghĩ về đa dạng sinh học ở các nước đang phát triển.

Một nhà khoa học về môi trường tại trường đại học George Mason, ông là một trong ba nhà sinh vật học giới thiệu cụm từ đa dạng sinh học liên quan đến việc đa dạng các tập thể sống trên trái đất.

Sự đa dạng này giúp giữ cho hệ sinh thái như là rừng mưa nhiệt đới Amazon giúp cung cấp một nửa lượng mưa và phục vụ điều mà ông gọi là bánh đà cân bằng khí hậu ở Nam Mỹ.

Khi ông Lovejoy lần đầu tiên đến cánh rừng mưa đó nửa thế kỷ trước, chỉ có một công viên quốc gia và một khu dự trữ bản địa được hình thành để bảo tồn. Ngày nay, ông cho biết, một nửa của rừng Amazon, bao phủ tám quốc gia được bảo vệ trở thành những khu vực bảo tồn và dự trữ.

Ông làm việc với quỹ môi trường toàn cầu tài trợ cho dự án ở các nước đang phát triển về đa dang sinh học, thay đổi khí hậu và ô nhiễm. Trong điện thoại vào tuần này, ông cho biết ông chưa bao giờ nghiên cứu về Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lovejoy cho biết tất cả các quốc gia, cả phát triển và đang phát triển cần phải giữ đa dạng sinh học.

Đây là một chủ đề lớn hơn trong cuộc hổi thảo về lưu trữ mã vạch DNA tuần này nơi ông sẽ có một bài phát biểu then chốt với tiêu đề "Khám phá cuộc sống trên thế giới." Ông Lovejoy cho biết du lịch sinh thái có thể giúp trong những nỗ lực bảo tồn này. Việt Nam đã dành đất rừng cho những công viên quốc gia, bảo tồn tự nhiên và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, những điều này không được đi ngược lại với sự phát triển của đất nước.

Khả năng về khoa học lớn hơn có thể giúp tăng cường cam kết trong bảo vệ môi trường. Vì thế những nỗ lực kết nối giữa chi phí y tế với các vấn đề về môi trường và kinh tế.

Ở TP Hồ Chí Minh, có lẽ hơn một nửa những người điều khiển xe máy mang khẩu trang chống bụi. Nếu một thông điệp về sức khỏe và an toàn được đưa ra, có lẽ là thông điệp xanh mặc dù bạn thắc mắc liệu có phải hầu hết người Việt Nam quá bận rộn không có thời gian tham dự.

Quốc hoa của Việt Nam là hoa sen, được ngưỡng mộ như một biểu tượng của vẻ đẹp vươn lên trong bùn lầy. Vậy liệu hoa sen có tiếp tục sống trong một đống rác dưới chân Đức Phật như vậy không?

Tác giả Andrew Vowles vừa trở về sau khi thăm viếng Việt Nam một tháng khi làm tình nguyện viên cho chương trình phát triển Uniterra.

Ngọc Hằng dịch
Theo Guelphmercury.com


Có phản hồi đến “Liệu Hoa Sen Có Mọc Được Trên Bãi Rác Dưới Chân Phật Ở Việt Nam?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com