Khi cha mẹ mất một đứa con, luôn có rất nhiều nghi lễ đánh dấu sự đau buồn này – tổ chức tang lễ, ngồi tưởng nhớ con, mang thức ăn cho tang gia. Tuy nhiên khi việc mất con diễn ra trước khi sinh, thường chẳng có làm gì cả. Thỉnh thoảng, nó còn hiếm khi được nhắc đến. Điều này khác với ở Nhật Bản khi có cả một nghi lễ Phật Giáo mà một số người Mỹ nên bắt chước thực hành.

Xem thêm:

Nạo Phá Thai Và Nhân Quả – Nên Cầu Siêu Và Thờ Cúng Vong Nhi Như Thế Nào?

Khi nhiếp ảnh gia Ali Smith đang cố gắng có đứa con thứ hai, cô đã có bốn lần bị sẩy thai. Với mỗi lần mang thai, cô đều cố giữ hy vọng kiểm tra, Tuy nhiên, cô giải thích, bạn không thể luôn luôn giúp mình.

“Luôn luôn có một phần của bạn đi vào tương lai và bắt đầu xây dựng một ít ý tưởng về việc cuộc sống của bạn sẽ như thế nào. Khi điều này dừng lại, có một điều gì đó rất lớn ngăn chặn bạn” Cô Smith cho biết.

Và điều này rất khó khăn để tiếp tục đi về phía trước.

“Nỗi đau của việc sẩy thai rất riêng tư. Và bạn thật sự không chắc rằng bạn sẽ đau buồn như đến cỡ nào.”

Ngay cả khi sự mất mát ấy là do một sự lựa chọn, đó vẫn là một điều khó khăn. Khatherine Rand là một giáo sĩ từng phá thai khi còn học trung học Cô giải thích rằng cô đã đau buồn vì chuyện này trong cả một thời gian dài nhưng cô cảm thấy rằng mình không thể nào nói được về điều này.

“Sẽ xấu hổ vô cùng. Và sẽ có rất nhiều thứ lại bị nhồi nhét vì bạn không muốn bị đánh giá” Cô cho biết.

Cả Rand và Smith đã quyết định đối mặt với sự đau buồn này thông qua một nghi thức đang phổ biến tại các trung tâm thiền định ở Hoa Kỳ như mizuko kuyo. Giáo viên dạy thiền Jan Chozen Bays đã tham dự một trong những nghi lễ mizuko kuyos Hoa Kỳ cách đây 20 năm.

Chozen đã phải đối diện với nổi đau từ việc sẩy thai và từ công việc là một chuyên viên nhi khoa liên quan đến vấn đến vấn đề lạm dụng trẻ em. Kể từ buổi lễ đầu tiên, Chozen đã tổ chức rất nhiều buổi lễ trong nhiều năm tại trung tâm thiền ở Oregon.

Các buổi nghi lễ bắt đầu với việc tạo các thẻ như yếm hay vòng cổ. Sau đó là việc tụng kinh nguyện cầu đến bồ tát Địa Tạng (Jizo) hộ trì cho các trẻ em.

Tượng bồ tát Địa Tạng ở Nhật Bản rất giống trẻ con. Vì thế bạn cầu nguyện đến Ngài thì bạn cũng nguyện cầu cho con mình được lồng ghép tạo thành vào các bức tượng. Vì bạn không có đứa trẻ ấy để ôm giữ hay chăm sóc nữa.” Chozen giải thích.

Khu vườn Đại Phát Nguyện tại tu viện Chozen phủ đầy hàng trăm bức tượng Bồ Tát Địa Tạng trẻ con Jizo phủ rêu mặc những chiếc áo yếm mưa và đội mũ. Đi qua những bức tượng này, bạn sẽ cảm nhận tình yêu thương vô bờ và những nổi mất mát đại diện.

“Bạn phải có khả năng khi bạn tổ chức buổi lễ, giữ những sự đau đớn trong cả một căn phòng. Bạn phải có sự bình thản với chính mình khi đối diện với sự mất mát. Chúng tôi không làm việc với từng cá nhân về sự đau khổ riêng. Nghi lễ sẽ tự làm điều này” Cô giải thích.

Công việc này cân bằng giữa tình yêu và sự mất mát phải đối điện với những câu hỏi vô thời gian. Tuy nhiên, nghi lễ mizuko kuyo, ngay cả ở Nhật Bản cũng hiện đại một cách đáng ngạc nhiên.

“Nghi lễ Kuyo là một nghi lễ cổ điển trong việc tu tập Phật Giáo ở Nhật Bản. Tuy nhiên, kuyo cho mizuko, cho tâm linh đứa trẻ đã qua đời theo chúng tôi có thể biết thật sự đã đến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.” Jeff Wilson, giáo sư Phật Học tại trường đại học Waterloo cho biết.

Đó là lúc mà tỷ lệ phá thai của người nhật tăng cao đáng kể - sự kết hợp giữa khả năng tiếp cận pháp lý và tỷ lệ mang thai bùng nổ sau chiến trang và nền kinh tế suy thoái sau chiến tranh. Và ông Wilson cho biết nghi lễ đã phát triển để đáp ứng yêu cầu nhưng khác hoàn toàn so với phiên bản nghi lễ ở Hoa Kỳ.

“Nghi lễ thật sự hoàn toàn do các nhà sư tổ chức và phụ nữ có thể hoặc không thể được hiện diện. Trung tâm của nghi lễ là sự chú tâm cảm nhận đến các linh hồn trẻ em đã qua đời (mizuko)” Ông giải thích.

Ở Hoa Kỳ, sự chú tâm chuyển hướng từ Bồ Tát Địa Tạng và những vong linh sang những người nam và nữ đau khổ vì mất con. Và tại các nghi lễ như của Kathierine Rand tham dự đánh dấu việc phá thai của cô hàng chục năm qua, sự mất mát đã cùng làm việc với nhau.

“Giây phút chúng tôi bắt đầu tụng kinh, nước mắt chỉ bắt đầu rơi. Nó vô cùng mạnh mẽ khi nghe tiếng nói của 35 con người và hiểu rằng họ cùng cố nâng mình lên để trân quý cuộc sống này đã không được đi vào.”

Rands đã tu tập theo Phật Giáo trong nhiều năm. Và mặc dù cô đã nói về vấn đề này với những người bạn và các nhà trị liệu, về hình thức và sự giao lưu trong nghi lễ cũng cảm thấy khác nhau.

“Tôi nghĩ đây chỉ là một cảm giác chấp nhận rất lớn và thật. Như là bạn bình yên, Và đó thật sự tốt lành vì điều này đã xảy ra.” Cô cho biết.

Và nghi lễ không chỉ là tạo nên an bình với quá khứ. Nó còn là để những câu chuyện cô đang kể về hiện tại, kiểu như rằng hiện nay cô không có con nên cô sẽ có con sau này. Tuy nhiên, khi cô lớn tuổi hơn và không có con cô giải thích rằng “câu chuyện cứu độ” đã gây hại đến cô.

Bỏ câu chuyện ấy xuống đã giúp cho Rand tìm thấy sự bình yên như rất nhiều người đang tìm kiếm, bao gồm cả Ali Smith, người đã đương đầu với bốn lần sảy thai.

“Tôi thật sự không muốn buồn về điều này nữa. Tôi thật sự muốn cảm thấy rằng tôi có thể đi lên và quyết định. Được rồi, đây là những gì mà gia đình của chúng ta sẽ nư vậy. Và tôi đã có cả một thời gian rất khó khăn để tìm đến nơi đó.” Cô cho biết.

Như sự tăng lên số lượng người Mỹ tham dự nghi lễ mizuko kuyo, Ali Smith không hề có nền tảng về Phật Giáo. Cô không thuộc về tôn giáo nào cả. Tuy nhiên sau khi bị sẩy thai, cô đã mở lòng chấp nhận bất cứ điều gì. Cô đã cúi chào, tụng kinh và khi thời gian đến, cùng với những người tham dự khác, cô đã viết tên mà cô chọn cho đứa con đã mất trên tấm giấy. Họ đã lấy tấm giấy và đặt lên bàn thờ.

“Tôi chỉ nhớ nhìn lên và nhận ra có rất nhiều rất nhiều mảnh giấy nhỏ ở đây với rất nhiều tên khác nhau. Tất cả chỉ trong một sự bất ngờ, nó đã gây ấn tượng cho tôi về nổi đau vĩ đại mà nhiều người phải trải qua. Và bạn không bao giờ có bất cứ ý tưởng gì” cô cho biết trong tiếng thở dài.

Quan niệm rằng đời là đau khổ là một trong tứ diệu đế của Phật Gáo. Và việc thấy rõ ràng rằng những khổ đau thường rất riêng tư có thể giúp mang bình an đến cho mọi người. Nghi lễ mizuko kuyo của Mỹ, với trọng tâm không phải là về tượng Bồ Tát Địa Tạng hay tụng kinh. Đó là về lòng từ bi – cho những nổi đau thương chúng ta gánh chịu và cho tất cả những người xung quanh chúng ta cũng như cuộc sống mà chúng ta đang sống.

Ngọc Hằng dịch

Theo npr.org



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Sám Hối Và Cầu Nguyện Vong Nhi Theo Nghi Thức Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com