Một nhóm Phật tử ở Kyoto với số lượng tín đồ đông nhất Nhật Bản đang tăng cường ủng hộ các ngôi chùa ở những nơi khác vì sự thiếu vắng thầy trụ trì và suy giảm ủng hộ kinh tế.
Ở quận Toyama, một ngôi chùa thuộc tông phái Honganji của Jodo Shishu, với tên gọi tiếng Anh là Phật giáo Shin đã không có người tham viếng từ lâu chỉ còn cỏ dại và tre mọc trên mặt đất và ngói rơi xuống từ chánh điện.
Sau khi thầy trụ trì viên tịch cách đây vài thập kỷ, một nhà sư khác đến thay thế nhưng cũng viên tịch cách đây 30 năm.
"Các tòa nhà bị xuống cấp đặc biệt là trong vòng hai ba năm nay. Tôi tin chắc chùa sẽ sập nếu có lổ lủng trên mái." Một người hàng xóm 63 tuổi tình nguyện chăm sóc những rặng tre xung quanh chùa cho biết.
Một nhà sư ở địa phương cũng cho biết về các khó khăn để duy trì ngôi chùa.
"Chúng tôi không thể để chùa như tình trạng như vậy nhưng nó sẽ làm nguy hại đến danh tiếng của tông phái nói chung nếu chùa bị giải thể mạnh mẽ và trở thành nguyên nhân gây khó khăn với các tín đồ và người dân địa phương." Thầy cho biết
Đối diện với những khó khăn này, năm trước nhóm đã quyết định cử nhân viên đến phụ giúp các thành viên thuộc chùa ở khu vực Toyama và Sanin. Họ cũng dự định sẽ gởi các tín đồ đến các quận ở Ishikawa, Shiga, và Hỉoshima cũng như ở Shikoku vào năm nay.
Vào tháng 6/2004, cả nhóm đã tạo ra quyển cẩm nang "Hướng dẫn giải thể chùa" cho các thành viên trên toàn quốc để phát thảo ra những thủ tục giải tán chùa và dọn dẹp tài sản.
Trong tập sách này, cả nhóm giải thích về những thủ tục và tài liệu cần thiết để nộp đơn với chính quyền của quận để gải tán theo luật tôn giáo.
Quyển sách cũng chỉ ra làm thế nào để quyết định tín đồ của chùa nào sẽ thuộc về đâu cũng như cách để giữ sự cho phép của họ.
Các chùa đối diện với việc giải thể thường thiếu khả năng tự giải quyết các thủ tục này vì thầy trụ trì hoặc quá già hay đã viên tịch.
Gánh nặng chi phí giải thể cũng rất lớn thường gây ra những sự trì trệ để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên nếu chùa không có sự giám sát, họ sẽ đương đầu với nguy cơ sụp đổ.
Nhóm Phật giáo Honganji cũng cho biết họ cần phải tạo ra một cuốn sổ tay sau khi thấy trường hợp một nhóm khác khi khi đền thờ của chùa bị chiếm dụng bởi một bên thứ ba hay trốn thuế.
Theo tông phái Phật giáo này, có tất cả 10,189 ngôi chùa thành viên ở Nhật Bản tính đến tháng 3/2016, giảm khoảng 70 ngôi chùa cách đây 5 năm.
Về khu vực, vùng miền nam thuộc quận Niigata có sự suy giảm cao nhất khoảng 5.5% theo sau là Toyama 2.8% suy giảm ở khu vực Sanin thuộc biển Nhật Bản.
Theo văn phòng văn hóa, số lượng chùa với tình trạng hoạt động tôn giáo là khoảng 77,000. Trong số này, có khoảng 2029 chùa không hoạt động,cho thấy tông phái Honganji không phải là nhóm duy nhất trong tình trạng nguy kịch. "Để duy trì chùa, làm sống lại khu vực địa phương là cần thiết." Yuken Asai, 56 tuổi, thành viên của nhóm cho biết. "Chúng tôi không có lựa chọn nào ngoài việc thử nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách trở lại vai trò nguyên gốc của tôn giáo, nền tảng cho con người sống một cuộc sống tốt đẹp."
Ngọc Hằng dịch
Theo Japantimes.co.jp