Rajgir, Ấn Độ - Hội Thảo ba ngày do Nava Nalanda Mahavihare (NNM) được chính phủ Ấn Độ tài trợ để mang các nhà lãnh đạo Phật giáo, học giả và khoa học đến với thủ phủ lịch sử của vương quốc Magadha thời Đức Phật để thảo luận vai trò của Phật giáo nhằm giải quyết những thách thức của thế kỷ thứ 21 với nhiều chú trọng về nhận đạo nhằm phục hồi sự tiếp cận trung tâm của khoa học, đạo đức và Phật giáo để hiểu về tự nhiên và xã hội để giúp đỡ.
Bỏ qua những sự phản đối từ Trung Hoa, chính quyền Ấn Độ đã mời đức Dalai Latma đến phát biểu khai mạc và khởi động trung tâm mới của NMM về khoa học Phật giáo.
Trong bài phát biểu trước 1000 phái đoàn Ấn Độ và nước ngoài, nhà lãnh đạo Tây Tạng nhấn mạnh rằng trong khi con người dễ bị ảnh hưởng bởi bạo động trong thời đại ngày nay, đó cũng là bản chất tự nhiên rằng chúng ta đang xây dựng lòng từ bi bên trong. Ngài cho biết những cảm xúc tiêu cực tạo ra trong chúng ta giữ cho chúng ta “bị hoạn nạn và bệnh hoạn” và khuyên rằng con đường để thanh lọc tâm của chúng ta là qua thiền định mà Đức Phật đã suy nghĩ hơn 2500 năm qua và ngày nay đã trở thành một loại mốt ở phương Tây được gọi là chánh niệm.
“Chúng ta có kinh nghiệm về niềm vui và hạnh phúc tinh thần trong hội trường này. Tuy nhiên, tại lúc này, chúng ta đang chết dần vì bạo loạn nhân danh tôn giáo nhiều nơi trên thế giới. Tôn giáo nên là một nguồn hạnh phúc và vui vẻ, không phải là bạo lực” Đức Dalai Latma cho biết và kêu gọi Ấn Độ cần phải đóng một vai trò tích cực hơn trên thế giới để củng cố một thông điệp độc nhất về mở tâm chánh niệm và hòa đồng tôn giáo mà Phật giáo dung chứa.
Sau khi vô tình liên hệ người Ấn Độ như là “Chúng tôi” Đức Dalai Latma xin giải thích rằng Ngài xem mình như là “một người con trai của Ấn Độ “ vì đã sống sót nhờ vào thực phẩm Ấn Độ và được giáo dục theo truyền thống cổ xưa giàu có của Ấn Độ. Ngài bày tỏ lòng biết ơn đến những vị thầy Ấn Độ và ca ngợi những nỗ lực của Án Độ nhằm phục hồi văn hóa Phật giáo.
Ngài tranh luận rằng giáo dục hiện đại cần phải có một cảm giác mạnh hơn về những giá trị và đạo đức. “Là một người dã tụ học theo kiến thức Ấn Độ cổ xưa trong 60 năm qua, tôi cảm thấy rằng giáo dục hiện đại không đủ để mang đến hạnh phúc thật sự. Chúng ta cần phải chú tâm hơn đến kiến thức Ấn Độ cổ xưa nhằm giải quyết những khủng hoảng tinh thần trên thế giới. Vì thế, Phật giáo đang trở nên phổ biến trong thế kỷ thứ 21 và chúng ta nên bắt đầu dạy trong các môn học thuật hơn là chỉ xem đó như là một tôn giáo.” Ngài khẳng định.
Sau đó, đến thăm trường đại học NNM, Ngài nói với các sinh viên đến Ấn Độ từ nhiều nơi ở Châu Á rằng “dù cho trường đại học hiện nay có nhỏ như thế nào, các bạn cugnx được mang tên Nalanda. Vì thế, các bạn phải có một trách nhiệm phục hồi lại di sản của trường đại học lịch sử này.” Ngài nói thêm “trong những năm sắp đến, trường đại học này sẽ lấy lại được ý nghĩa lịch sử và trở thành cái nôi cơ bản của việc tu tập và kiến thức Phật giáo trên thế giới.”
Trường đại học Nalanda là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Tại thời điểm cực thịnh vào thế kỷ thứ 7, trường đại học Nalanda có sức chứa khoảng 10 ngàn sinh viên với 2 ngàn giáo sư. Trường bị đốt phá bởi những kẻ xâm lược Hồi Giáo Turkic do Bakhtiyar Khilji dẫn đầu vào năm 1193.
Vào năm 1951, chủ tịch đầu tiên của quốc gia Ấn Độ độc lập là tiến sĩ Rajendra Prasad đã phục hồi lại trường đại học Nalanda bằng cách thiết lập nên NNM mà hiện nay được xem như là “Trường đại học hành động” được cấp phép trao bằng và được bộ văn hóa tài trợ. Tuy nhiên, vào năm 2010 thông qua hành động của nghị viện Ấn Độ trường đại học Nalanda mới được hình thành và sau đó được xác nhận bởi hội nghị Đông Á. Trường vẫn tiếp tục được xây dựng và kế hoạch đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các Phật tử khắp Châu Á vì họ đã bị bỏ qua trong kế hoạch xây dựng và thực thi.
Đức Dalai Latma và Tây Tạng đã bị bỏ qua trong dự án này vì chính quyền Trung Hoa khăng khăng với việc đòi đổi lại quỹ tài trợ. Trong bài thuyết trình tại hội nghị, Đức Dalai Latma cũng như các học giả Tây Tạng nhấn mạnh đến sự thật rằng giáo dục truyền thống Nalanda vẫn được duy trì và nuôi dưỡng bởi người Tây Tạng. Vì thế, có một dấu hiệu mạnh mẽ trong chính quyền hiện tại của Ấn Độ khi đang suy nghĩ về việc sát nhập cả hai trường đại học trong tương lai gần.
Để nhấn mạnh đến truyền thống “trao dồi tự học” trong các tự viện truyền thống Tây Tạng, được nuôi dưỡng bởi Nalanda, có sự thể hiện khi các nhà sư trẻ tranh luận với các giáo sư của mình để định hình hệ thống giáo dục tự viện.
Trong các cuộc thảo luận toàn thể trong suốt 3 ngày qua về chủ đề chính bao gồm cả việc liệu chánh niệm nở rộ ở Phương Tay cần phải có những giá trị đạo đức tinh thần từ Phật giáo thực thi vào đó, vì sao các Phật tử cần phải làm nhiều hơn để dấn thân vào cộng đồng , điều gọi là “Phật giáo dấn thân vào xã hội” và làm thế nào khoa học và triết lý Phật giáo có thể tương tác để tạo ra một môi trường và thế giới bình an hơn.
Giáo sư Ittademalive Indasara của trường đại học Pali Sri Lanka lưu ý rằng Đức Phật đã dạy làm thế nào hành vi tinh thần của con người có thể có tác động trực tiếp đến môi trường và khi suy nghĩ của họ được lọc sạch, môi trường sống trở thành một nơi thuận lợi để sống. Ngài chỉ ra rằng trong kinh “Vanaropa” Đức Phật đã giải thích rõ ràng về công đức mà một người đạt được khi được sinh ra trong một môi trường tốt nếu bạn bảo vệ rừng, xây dựng công viên, xây cầu và thiết lập những nơi che mát. “Thật là bất hạnh khi con người không thể hiểu sự thật trong việc không sử dụng đúng nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là một tội lỗi.” Ngài cho biết.
Nhu cầu sản xuất và lưu trữ vũ trang được hỏi bởi tiến sĩ Ram Nakshatra, giáo sư Palai tại NMN trong bài tham luận thể hiện tại hội thảo. Ngài đã chỉ ra sự kết thúc của chiến tranh ở cả hai phía đều là bị mất mát và phải xây lại “Nó luôn là kết quaqr của sự phá hủy về tài sản, sức khỏe, môi trường và tình trạng tâm thần và hậu quả là để lại cho thế hệ tiếp theo” Ngài cho biết và nói thêm rằng đằng sau những tình huống này là tam độc của Phật giáo – tham, sân, và si. “Tất cả những hành động bất thiện này được thực hiện trong tâm trí ác độc của chúng ta. Vì thế chúng ta phải loại bỏ tất cả những suy nghĩ này ra khỏi tâm trí mình.”
Đây là chủ đề gây cảm động bởi chủ tịch Ấn Độ Pranab Mukhejee trong bài phát biểu tại phiên họp của hội nghị. Ông tranh luận rằng hiện nay chúng ta đang chứng kiến “sự tàn phá tàn nhẫn đến văn minh nhân loại” và không có một phần nào trên thế giới không bị ảnh hưởng bởi văn hóa bạo lực này.
“Đây là một sự phá hoại tàn nhẫn đến các giá trị, di sản đã được xây dựng qua nhiều thế kỷ và thế hệ. Khi các công trình kiến trúc của Gandhara tại Bamiyan bị phiến quân Taliban đánh bom đó không phải chỉ là sự thể hiện bạo loạn với một biểu tượng tôn giáo mà đó là bạo loạn chống lại cả di sản thế giới.”
Ông cho biết câu hỏi lớn là làm thế nào để chống lại những suy nghĩ này và các trường đại học và viện giáo dục cần phải tiếp cận nó với một tâm rộng mở “Trường đại học là nơi rộng tâm, thảo luận tự do, đưa ra các câu hỏi và tìm câu trả lời để thỏa mãn sự tò mò. Giáo dục có nghĩa là hát triển tâm hồn đòi hỏi sự tương tác liên tục giữa giáo sư, học sinh và người khác. Không khí cần phải không có thành kiến, không khoan dung và bạo lực và phải được thực thi với những ý tưởng tự do để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn “Chủ tịch Mukhejee tranh luận.
“Trong khi nhận ra các truyền thống chúng ta cần nhận ra sự cần thiết cả xã hội và không được dính mắc vào các con đường xưa cũ trong việc tu tập, giảng dạy và chúng ta cần phải mở tâm và tiếp nhận sự thay đổi” Tiến sĩ Chang, chủ tịch của diễn đàn Phật tử tại gia quốc tế cho tờ báo Hoa Sen biết.
Cô nhấn mạnh rằng trong khi Phật giáo đang đối mặt với nhiều nguy hiểm ở Châu Á “Chúng ta cần phải giữ sự tích cực và tiếp nối ở đây thật là tốt để gặp gỡ những Phật tử đầy yêu thương từ bi chúng ta cần phải hình thành nên liên minh … chúng ta cần phải kết nối những đề xuất với sự tài trợ và xem xét làm thế nào để các Phật tử có thể hình thành nên tiếng nói.”
Tuyên bố Nalanda đã được đọc lên dưới sự hiện diện của chủ tịch Mukherjee khi kêu gọi các Phật tử cần phải hòa bình, dấn thân vào xã hội, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những thảo luận liên tục giữa Phật giáo và khoa học.
“Khoa học đã khám phá ra thế giới bên ngoài và Phật giáo khám phá thế giới nội tâm” Tuyên bố Nalanda lưu ý, nói thêm rằng “trong thời hiện nay cả hai truyền thống khám phá này đang tiếp xúc và khám phá ra rằng thay vì đó là sự tương phản nhưng thật sự đó là sự bổ sung lẫn nhau. Với sự tiếp cận các suy nghĩ của Phật giáo, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về sự làm việc của tâm với nhiều kết quả bất ngờ. Những cuộc thảo luận liên tục giữa khoa học và Phật giáo được kết nối để mở ra nhiều lộ trình nghiên cứu khoa học và áp dụng để cải thiện nhân loại.”
Ngọc Hằng dịch
Theo Lotus News Feature