Băng Cốc, Thái Lan - Sư cô Dharmananda xếp những sản phẩm vệ sinh phụ nữ lên bàn. Những sư cô khác đang ngắm nhìn trước khi bắt chước hành động rất nhanh như cô.

Sư cô, là một trong những nữ tu sĩ Phật Giáo thọ giới ở Thái Lan xem rằng giới tính của họ là cầu nối cần thiết để giúp các phụ nữ khác đến các hoạt động từ thiện và hướng dẫn tâm linh vì phụ nữ cấm không được ở một mình bên cạnh các nam tu sĩ.

Tuy nhiên, các sư cô có những giới hạn riêng không chỉ vì số lượng chỉ có 25 người so với 200,000 các nam tu sĩ. Họ thiếu sự công nhận pháp lý - sự từ chối đi liền với rất nhiều lợi ích công cộng khác vì sự rất nhiều vấn đề phân biệt đối với nữ giới tồn tại khắp đất nước.

Một chiến dịch nhằm đòi quyền công nhận các Tỳ Kheo Ni đang được đưa lên một cách im lặng vào cuối tháng bảy với hy vọng sự phô trương tối thiểu sẽ giúp họ tránh phe bảo thủ tôn giáo đối lập đã ngăn cản phong trào lớn mạnh trong suốt hơn 80 năm qua.

"Đây là những vấn đề cơ bản về quyền con người." Paiboon Nititawn, một cựu nghị sĩ và một luật sư, người tổ chức cho phong trào quyền bình đẳng của các Tỳ Kheo Ni cho biết.

Phương cách tiếp cận mới một cách thận trọng nhằm đạt được sự công nhận pháp lý cho các Tỳ Kheo Ni sẽ không được chấp nhận hoàn toàn để họ được bình đẳng như các nhà sư nam khác. Tuy nhiên, các Tỳ Kheo Ni và những người ủng hộ họ rất háo hức chấp nhận mọi quyền lợi đạt được trong quốc gia vẫn còn đầy bảo thủ này.

"Chúng tôi phải giữ ở thế thấp." Sư cô Dhammanda, sư cô cao đạo và lớn nhất trong các sư cô ở Thái Lan cho biết ." Chúng tôi sẽ không ra ngoài biểu tình trên đường phố."

Sư cô Dhammananda ở trong một tu viện và cũng là nhà của 9 sư cô khác thuộc tỉnh Nakhon Pathon, cách Băng Cốc về phía đông bắc khoảng một giờ.

Tất cả các sư cô ở đây đều được thọ giới ở Sri Lanka, cùng tu tập theo Phật giáo Tiểu Thừa nên đều thực hành nghiêm ngặc tám giới luật của Phật Giáo.

Cũng giống như chư tăng, các sư cô phải cầu nguyện nhiều lần trong ngày và thảo luận giáo pháp. Tuy nhiên, chỉ có các sư cô mới được đụng vào các phụ nữ khác khi đến đây để cầu nguyện chung.

"Tôi thích vì dễ được gần gũi và nói chuyện với sư cô Dhammanda." Cô Khun Tip, một phật tử tại gia đến viếng tu viện hàng ngày. "Phụ nữ nào có vẫn đề với gia đình đều không thể trò chuyện với các nam tu sĩ về những vấn đề này."

Trở Ngại Cho Các Sư Cô

Mỗi ngày, các vị Nam Tỳ Kheo không cần phải biết những rào cản của các sư cô.

Các nhà sư nam được dùng hệ thống công cộng miễn phí, được dành chỗ ngồi riêng, thẻ chứng minh của chính phủ và công quỹ hổ trợ tu viện. Trong khi đó, các sư cô phải nhờ vào sự giúp đỡ của các phật tử tại gia hay sự cúng dường riêng.

"Nếu chúng tôi lên xe bus, không có chỗ cho chúng tôi. Với rất nhiều người, đây không phải là chùa vì nếu để được xem là một ngôi chùa thì phải có chư tăng, và chúng tôi không được công nhận như vậy." Sư cô Dhammanda cho biết.

Chiến dịch đòi quyền bình đẳng cho các sư cô cho thấy sự phân biệt giới tính ở Thái Lan diễn ra cả trong lớp học và nơi làm việc. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chỉ kiếm được khoảng 94% so với nam giới và rất ít phụ nữ giữ các vị trí cao cấp trong chính quyền và thương mại.

Sư cô Dhammananda thừa nhận sự "bất công" trong việc không công nhận vị trí các Sư cô nhưng cho biết nếu chiến dịch của họ thành công, đây là điều diễn ra đúng với đạo đức của Phật Giáo và tôn trọng những lời dạy của Đức Phật chứ không hẳn chỉ là củng cố quyền lợi của phụ nữ.

"Chúng tôi sẽ mang những thứ cúng dường đến cho các phụ nữ trong tù. Nếu chúng tôi không làm thì ai sẽ làm?" Sư cô Dhammananda cho biết.

Hiến Pháp của Thái Lan

Sự thọ giới Tỳ Kheo Ni là được cho phép theo hiến pháp của Thái Lan nhưng hội đồng tăng già Thái Lan, một nhóm cố vấn tôn giáo có liên hệ với chính phủ không chấp nhận vị trí hợp pháp của các sư cô hay quyền được thọ giới trong đất nước. Điều này được nói trong luật tăng đoàn 1928 trong việc cấm thọ giới phụ nữ để trở thành các Tỳ Kheo Ni.

Một bản hiến pháp mới vào năm 1932 đã từ bỏ yêu cầu tôn giáo này.

Tuy nhiên, Tăng già Thái Lan và một số Tỳ Kheo Nam, những người không nhận biết sự tồn tại của phong trào tiếp tục trích dẫn điều 1929 trong việc chỉ công nhận các Tỳ Kheo Nam cũng như các Nam Tỳ Kheo ở Việt Nam và Trung Hoa.

Nititawan cho biết có gần 1,000 người đã ký bản kiến nghị nhằm tu chỉnh luật Tăng Già, một phần mười trong những điều cần phải làm trước khi đưa đến Quốc Hội Thái Lan.

Sự thay đổi theo điều luật sẽ thay đổi các sư Cô trong tăng đoàn hay việc thọ giới nam tỳ kheo cũng như ở Việt Nam và Trung Hoa vậy.

Các Tỳ Kheo Ni sẽ tiếp tục xuất ngoại để nhận sự thọ giới, vừa tốn kém và tốn thời gian trong nhiều năm qua.

"Chúng tôi tin rằng chính phủ sẽ ủng hộ điều này vì chẳng có lý do gì để không ủng hộ cả." Sutada Mekrungruengkul, giám đốc của viện nghiên cứu và phát triển giới tính ở Băng Cốc, người giúp tổ chức cho cuộc vận động với 30 người khác ở Băng Cốc vào ngày 29/7 cho biết.

Cuộc vận động cũng cho thấy những tài liệu về sự ủng hộ của Đức Phật với Tỳ Kheo Ni khi Ngài cho phép Đức Phật được tham gia vào Ni đoàn vì các Tỳ Kheo Ni cũng có thể giác ngộ. Sư cô Bhikkhunis.

Sư cô Dhammananda được thọ giới vào năm 2003 và quản lý chùa từ mẹ sư cô, người phụ nữ đầu tiên được thọ giới Tỳ Kheo Ni ở Thái Lan. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1970s. Là một giáo sư ở trường đại học và là người mẹ ly dị có ba con, tiếng gọi tâm linh đến vào tuổi trung niên, khi sư cô cảm thấy có điều gì đó thiếu vắng để có một cuộc sống toàn vẹn. Sư cô nhận ra đó là sự thiếu hoàn thiện về tâm linh. Sư cô nhìn vào gương một ngày và tự hỏi chính mình " Liệu còn bao lâu nữa tôi phải làm những việc này."Đấu tranh để nhận được sự công nhận ở nơi làm việc dường như không đáng để có một cuộc sống đơn giản hơn với các công việc từ thiện và tâm linh."

Các vị Tỳ Kheo Ni khác cũng chọn việc thọ giới xuất gia hơn những ngành nghề đầy hứa hẹn.

Sư cô Dhamman Vijaya dự định trở thành một đại sự và sau này là các hoạt động công bằng xã hội trước khi tham gia vào tu viện như là một người tập sự xuất gia.

"Việc không được công nhận không phải là vấn đế với tôi. Tôi muốn học và đó là quyền của tôi." Sư cô Dhamma cho biết

Cô cho rằng sự cấp bậc của các Tỳ Kheo Ni sẽ lớn mạnh khi họ được công nhận hợp pháp.

"Điều này sẽ giúp cho chúng tôi trở nên lớn mạnh hơn."

Có khoảng 1,200 Tỳ Kheo Ni đang tu tập khắc Đông Nam Á và một số vùng ở Nam Á trong số các nơi khác. Ngoài Sri Lanka, các Tỳ Kheo Ni có thể được thọ giới ở Trung Hoa, Đài Loan, Úc và Mỹ

Rất nhiều cộng đồng quốc gia của các Tỳ Kheo Ni cho biết họ đã tự đấu tranh để có được quyền bình đẳng và họ ủng hộ lẫn nhau thông qua một liên minh quốc tế. Liên minh mà sư cô Dhammanada là một thành viên cùng hoạt động để ủng hộ việc thọ giới cho phụ nữa trên khắp thế giới.

Ngọc Hằng dịch

Theo CSM



Có phản hồi đến “Thái Lan: Các Sư Cô Đứng Lên Đòi Quyền Bình Đẳng Và Được Công Nhận Hợp Pháp”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com