Chế độ ăn uống thanh lọc cơ thể đến lại đi như những mốt tức thời khác. Ở Hàn Quốc, có một chế độ ăn uống vẫn vô cùng hiệu quả. Phương pháp này đã tồn tại ít nhất 1,600 năm kể từ khi chùa Jingkwansa được thành lập trên các ngọn núi bên ngoài thủ đô Seoul.

Ngôi chùa này tọa lạc tại nơi hội tụ của hai dòng suối, giữa những rừng cây lá xoắn và bay bỗng trên các đỉnh đồi. Đây là một trong rất nhiều ngôi chùa nằm ở bên ngoài thủ đô của Hàn Quốc. Mỗi ngôi chùa có một đặc trưng riêng. Chùa Jingkwansa nổi tiếng vì hai lý do.

Đầu tiên, đây là ngôi chùa do các sư cô điều hành. Trước một ngày chũng tôi đến thăm Hàn Quốc, đệ nhị phu nhân Jill Biden của Hoa Kỳ đã ở chùa nói chuyện về việc giáo dục cho phụ nữ Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chúng tôi đến đây để học về sự nổi tiếng thứ hai của chùa Jingkwansa. Đây là nơi rất nổi tiếng vì việc gìn giữ nghệ thuật ẩm thực cổ xưa của Hàn Quốc

“Bạn không thể hiểu được văn hóa của chốn thiền môn nếu không hiểu về thức ăn ở chùa” Sư bà Gye Ho, trụ trì của chùa cho biết. Sư bà đã tu tập hơn 50 năm. Cũng như tất cả các sư cô khác ở đây, sư bà Gye Ho cũng cạo tóc và mặc áo lam truyền thống. “Thức ăn tạo ra tất cả muôn loài. Nó định hình nên thân và tâm chúng ta.”

Người thông dịch viên của tôi và tôi được đưa đến một căn phòng nhỏ với những cánh cửa trượt. Bên trong, có ít nhất 25 món đã được dọn ra trên bàn. Sự đa dạng này là đặc trưng cho một bữa ăn trưa của người Hàn Quốc. Sư cô Sun Woo, người điều hành chương trình tu tập tại chùa giải thích điều gì làm cho thức ăn ở chùa khác biệt.

“Không có thịt hay cá và không có bột ngọt. Và không có tỏi, hành, hành xanh, hành tây và ba rô.”

Điều này dường như có vẻ khá nhạt nhẽo. Tuy nhiên các món ăn rất cay, nồng và ngọt ngào. Có cả của cải lên men, bột chiên nấm,đậu hủ ướp và rau xanh chiên dòn. Có cả những lát cà tím mỏng và khoai tây nằm kế bên bát canh và môt tô cơm.

Đến khi chúng tôi không thể nào ăn được bữa, Sư cô Sun Woo đưa chúng tôi đến một góc sân chùa để tiết lộ một bí mật về ẩm thực ở chùa.

Trên một nền sỏi là hàng chục thạp bằng gốm nhiều kích cỡ khác nhau. Bên trong những thạp này, sư cô giải thích “chúng tôi đã lên men rất nhiều loại nước sốt và tương đậu nành khác nhau.”

Ở chùa tạo ra hơn 30 loại nước sốt khác nhau từ  tương đậu nành . Các thạp được đặt ở một chỗ có ánh sáng suốt ngày. Điều này rất quan trọng trong quá trình lên men. Trong các bình đựng tương đậu nành ở trong các thạp này, một số đậu nành đã được lên men hơn 20 năm và một số lên đến 50 năm. Mùi vị cũng khá phức tạp như là rượu whiskey lâu năm hay phó mát chín mùi.

Thông qua việc tẩy, lên men, khô và nhiều phương pháp truyền thống khác, các sư cô đã hòa vào việc ẩm thực đơn giản của họ với những lớp mùi vị quay cuồng.

Mọi người khắp nơi trên thế giới đến tu viện để trải nghiệm đời sống ở đây. Trong suốt thời gian chúng tôi thăm viếng, có 240 khách đang tu tập theo chương trình ở chùa, thức dậy vào lúc 3:30 mỗi sáng để thiền và thanh lọc cơ thể.

Khi chúng tôi trò chuyện với sư bà trụ trì Gye Ho về triết học của chùa, chúng tôi ngồi trên thảm, uống trà đá được làm từ trái berry ở địa phương. Thức uống được phục vụ với dưa và một miếng bánh nếp ngọt với hạt và trái cây bên trên. Các sư cô ăn những loại thức ăn ngọt này vào ngày cạo tóc để bổ sung năng lượng cho họ.

Sư bà Gye Ho giải thích rằng với các sư cô, việc nấu ăn và ăn cũng là tâm linh giống như việc tu tập thể xác. “Chúng tôi chuẩn bị thức ăn với một tâm trong sạch. Chúng tôi nhận ra rằng nước sốt tốt nhất trên thế giới là trái tim mà chúng tôi thêm vào việc nấu ăn.’

Bà cho biết mọi thứ ở đây đều là tâm linh . Trong khi hầu hết những người Hàn Quốc còn lại dùng đũa kim loại, ở chùa dùng đũa gỗ.

Với sự liều lĩnh có vẻ hơi thiếu lịch sự, cuối cùng tôi đã hỏi sư bà rằng “liệu sư bà có bao giờ thèm khoai tây chiên hay chocolate không?”

“Ai cũng có sự thèm muốn cả. Khi tôi khởi lên sự thèm muốn, tôi chú tâm bằng cách đi làm mỳ.”

Ngọc Hằng dịch

Theo NPR Food



Có phản hồi đến “Thanh Lọc Cơ Thể Theo Nghệ Thuật Ẩm Thực Cổ Xưa Của Các Sư Cô Hàn Quốc”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com