Kuala Lumpur, Malaysia - Chúng ta không còn có thể giả vờ rằng khía cạnh của hành vi con người này- đồng tính luyến ái là một cái gì đó đáng xấu hổ và nếu chúng ta phớt lờ nó một thời gian thì nó sẽ biến mất.

Để bắt đầy, thái độ hiện nay phần lớn bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận của Ki tô giáo theo kinh thánh đã được thổi phồng bởi những người có đầu óc hẹp hòi trong thời đại Victoria của thế kỷ thứ 19 ở Anh. Ở Châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Hoa, quan hệ tình dục chưa bao giờ được xem là bẩn thiủ nếu chỉ là do những đam mê lén lút hay vì mục đích sinh sản. Những tác phẩm điêu khắc đá trên các ngôi đền Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cho thấy rằng mọi hành vi quan hệ tình dục (bao gồm cả thủ dâm) là sự biểu hiện của nghiệp lực và trong trường hợp này có nghĩa là đức hạnh.

Là con người, chúng ta được trang bị với những cơ quan có các thú vui thèm khác khác nhau (không chỉ có tình dục) như là thức ăn, mùi thơm, âm thanh. Nếu chúng ta từ chối những điều này vì cảm giác tội lỗi, chúng ta kìm nén ao ước tự nhiên sẽ càng trở nên nguy hiểm. Những người là nạn nhân của sự thờ ơ khi xem cơ thể là sự thật và mong muốn để thỏa mãn tình dục . Tuy nhiên,khi người ta trưởng thành về tâm linh thì nhu cầu tình dục sẽ được thay thế bằng kiến thức (ViDYA) và trí tuệ (PANNA). Vì thế, khi cơ thể được xem là một sự ảo tưởng thì cơ thể sẽ phát triển sự thèm khác. Ở đây, chúng ta thấy rằng con người vượt trội khả năng về tình dục khi trưởng thành như là một đứa trẻ không còn chơi với các đồ vật khi chúng lớn lên.

Chẳng có điều gì là sai về vấn đề tình dục. Điều sai là sự bị dính mắc và là nô lệ cho nó hay tin rằng đam mê trong tình dục sẽ mang đến hạnh phúc tột đỉnh. Đây là vấn đề khám phá tình dục do công nghiệp giải trí đại chúng khai thác hiện nay nhằm phóng đại sự bí ẩn rằng tình dục có thể mang đến hạnh phúc dài lâu.

Giới thứ ba của Phật Giáo mà các Phật tử thực tập nói rằng: phải tu tập để kiềm chế không mang tội tà dâm. Đầu tiên chúng ta phải lưu ý rằng không có sự ép buộc, không có sự sợ hãi bị trừng phạt vì vi phạm lời của đấng tối cao nhưng khi chúng ta nhận ra sự nguy hiểm khi dính mắc vào tình dục, chúng ta sẽ tự do thực hành những quy tắc này để vượt ra khỏi nó "Tôi cam kết sẽ thực hiện."

Tiếp theo, chúng ta nhìn vào "những hành vi tình dục không đúng" ở đây chúng ta liên hệ đặc biệt đến những hành vi quan hệ tình dục không đúng, không phải tất cả các hành vi tình dục. Tình dục không bị cấm với những ai không chọn con đường sống độc thân. Hiển nhiên, điều luật này chỉ áp dụng với các nhà sư hay sư cô.

Những ai tự nguyện cam kết tránh xa tình dục sẽ có sự tập trung tốt hơn trên con đường phát triển tâm linh. Những hành vi tình dục không đúng nghĩa là những hành vi có thể làm nguy hại cho những người vì việc làm đó hay những người khác. Điều này có nghĩa rằng nếu cả hai phía là người lớn, không phải là tuổi vị thành niên hay không dính mắc đến vấn đề pháp luật thì không có gì nguy hại cả.

Trong phật giáo chúng ta không xem bất cứ hành động nào là tội lỗi theo giác quan chúng ta phải tuân theo các điều răn của Chúa. Chúng ta hành động sai vì sự vô minh và vì thế chúng ta dính vào những hành động không khéo léo dẫn đến sự ảnh hưởng trong tiến triển tâm linh. Vì sự vô minh về sự thật của mọi vật (trong trường hợp này là cơ thể của chúng ta) chúng ta hành động theo phương cách gây ảnh hưởng đến mình theo quan điểm tâm linh.

Trí tuệ và sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta tránh những hành vi nguy hại, cả về tâm và thân.

Với sự kết nối này, Phật Giáo không nhìn nhận rằng hôn nhân là một việc làm của đấng tối cao và làm cho quan hệ tình dục bất ngờ trở nên chấp nhận. Tình dục là một hành vi của con người không liên hệ gì đến thiên đường và địa ngục. Bạn sẽ thấy rằng việc tránh xa tình dục là một trong năm giới luật nhà Phật. Giết người còn nguy hiểm hơn vì bạn làm tổn thương người khác. Tình dục do ham muốn gây nên như là ham muốn thức ăn, nước uống, thuốc, giàu sang, quyền lực. Sự dính mắc vào những điều này gây ra sự thèm muốn. Phật giáo không khuyến khích những hành vi ham muốn này vì nó sẽ xé nát chúng ta. Thêm vào đó, sự đam mê tình dục sẽ dẫn một người đi vào địa ngục.

Một người có thể thấy rằng Phật Giáo không xem quan hệ đồng tính là sai và quan hệ dị tính là đúng. Cả hai hành vi tình dục này sử dụng cơ thể, đều là sự thể hiện mạnh mẽ của đam mê dẫn tới ham muốn cuộc sống và vì thế chúng ta bị mắc bẫy vào luân hồi. Liệu hai người đàn ông hay một cặp yêu nhau, tất cả đều phát sinh ra khỏi giới hạn của con người vì không xem cơ thể là sự trống rỗng tối thượng.

Phật giáo không chỉ trích quan hệ đồng tính theo phương cách điều này đúng hay sai. Chúng ta hành động vì sự vô minh không hiểu bản chất thật sự của sự việc và vì thế chúng ta chỉ cảm thấy tội lỗi vì những hành vi không đúng. Chúng ta không có quyền chỉ trích người khác.

Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cho người khác thấy rằng họ đang hành động vô minh, chỉ ra sự thật của hạnh phúc có thể đạt được. Chúng ta không có quyền chỉ trích những ai suy nghĩ hay hành động khác chúng ta đặc biệt là khi chúng ta cũng là nô lệ của sự khoái cảm trên nhiều phương diện. Chúng ta biết rằng khi chúng ta chỉ tay về phía người khác thì những ngón tay này sẽ chỉ trở lại chúng ta.

Tóm lại, quan hệ tình dục đồng tính cũng như dị tính đến từ sự vô minh và hiển nhiên là không phải "tội lỗi" theo giác quan của Thiên Chúa giáo. Tất cả mọi hành vi tình dục đều bắt nguồn từ sự ham muốn, mê muội và bám chặt cơ thể.

Với trí tuệ, chúng ta học để thoát khỏi những sự gắn chặt này. Chúng ta không chỉ trích quan hệ đồng tính là sai và tội lỗi nhưng chúng ta cũng không chấp nhận nó vì đơn giản như tất cả các hình thức tình dục khác đều trì hoãn sự giải thoát của chúng ta khỏi sự luân hồi.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Buddhist Channel



Có phản hồi đến “Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Đồng Tính”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com