Đại diện các cộng đồng Phật tử và Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ đã tổ chức đối thoại liên tôn giáo vào tuần này tại thành Rome và sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Francis vào hôm nay. Hội thảo kéo dài năm ngày, bắt đầu từ thứ ba về chủ đề "Khổ đau, giải thoát và tình bằng hữu."

46 Đại diện của Hoa Kỳ đã tập trung về trụ sở của phong trào Focolare gần thành Rome, một phong trào chủ yếu của người Thiên Chúa Giáo nhưng cũng bao gồm cả các tôn giáo khác, kể cả Phật Giáo. Các phái đoàn đã đến từ New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles và thủ đô Washingtn và bao gồm thành viên của những truyền thống Phật Giáo lớn ở Hoa Kỳ.

Tại Sao Là Bây Giờ?

Các cuộc đối thoại giữa Phật tử và Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ trước đây - do hội đồng Giám Mục tài trợ cho hàng loạt cuộc đối thoại giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo ở miền bắc California từ năm 2003 và 2009. Tuy nhiên, những người tổ chức cho cuộc gặp mặt lần này nhằm xây dựng "tình bạn hữu" theo thông điệp mà Đức Giáo Hoàng đã truyền đạt vào năm 2014 về ngày thế giới Hòa Bình.

Cha Leo Lefebure của trường đại học Georgetown, người tham gia cuộc hội thảo đã yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên khởi xướng cuộc hội thoại với chủ đề "Hãy là bạn và giúp thế giới." Chủ tịch của Hội Đồng Đối thoại liên tôn giáo, Đức Hồng Y Jean- Louis Tauran cho biết trong bài phát biểu khai mạc rằng "Trong một thế giới, nơi mà sự đa dạng được xem là một mối đe dọa, việc chúng ta cùng đến với nhau là một dấu hiệu của sự rộng mở đến với người khác và cũng là cam kết tình huynh đệ giữa con người."

Ngài nói thêm rằng "Chúng ta đều là những người hành hương và tôi thấy rằng cuộc đối thoại liên tôn này là một phần trong cuộc tìm kiếm những bí mật của cuộc sống chúng ta và chân lý tối thượng."

Những điều này có vẻ ấm áp và trìu mến (vì nó đúng là như vậy) nhưng thật sự thì cuộc đối thoại này không phải nhằm tìm ra giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo có điểm gì tương đồng về thần học mà là xem xét liệu chúng ta có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích chung cho cộng đồng."

Lợi ích của nhân loại là khá trọn vẹn vậy hội nghị này sẽ thảo luận những vấn đề gì?

Nhà tổ chức sự kiện, Donal W Mitchel từ trường đại học Perdue cho biết cuộc đối thoại sẽ về "tự nhiên, nguyên nhân và hàn gắn những mối quan hệ rạng nứt và những vấn đề xã hội chúng gây ra. Sau đó, chúng ta sẽ khám phá những phương cách để làm việc cùng nhau trước khi trở về Mỹ để hàn gắn và chữa lành những mối quan hệ rạng nứt trong thành phố của chúng ta về tinh thần trong tình bằng hữu."

Cha Lefebure cũng cho biết cuộc đối thoại sẽ xem xét đến những khái niệm về "đau khổ và chấm dứt đau khổ" Ngài giải thích rằng nó dựa trên những ý tưởng giữa hai truyền thống đều nhìn về nguyên nhân gây ra đau khổ và cùng tìm kiếm "phương cách vượt khổ" như lời Đức Phật dạy.

Trong một thông điệp gởi đến các Phật Tử nhân ngày đại lễ Vesak, Đức Hồng Y Tauran đã chỉ ra một số vấn nạn xã hội. Ngài viết "chúng ta sống trong một thế giới thường xuyên bị xâu xé bởi sự áp bức, ích hỷ, cục bộ, phân biệt chủng tộc, bạo lực và bất đồng tôn giáo, một thế giới mà người kia được xem là thấp hơn, là không phải con người hay là một ai đó cần phải tránh xa hay trừ khử nếu có thể."

Ngài kêu gọi các Phật tử và người Thiên Chúa cùng làm việc với nhau để thẳng thắng chỉ ra những điều này và hãy là những người "Hàn gắn" và "hòa giải" Nếu điều này thực thi thì các phái đoàn sẽ cần phải tư duy về bối cảnh của năm thành phố đại diện.

Vậy liệu Phật Tử và Thiên Chúa Giáo hội tụ về đâu?

50 năm về trước các nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã đề ra tuyên bố về mối quan hệ của nhà thờ với các truyền thống tôn giáo khác gọi là Nostraa Aetate. Với Phật tử, tuyên bố cho biết "Phật giáo, với nhiều hình thức khác nhau nhận ra sự thiếu triệt để của thế giới đầy biến động này; Phật giáo dạy theo phương cách mà con người, với một tinh thần mộ đạo và tự tin, có thể đạt được trạng thái giải thoát hoàn hảo hay đạt được với sự giúp đỡ của đấng về trên và nỗ lực cá nhân để đạt được giác ngộ tối thượng."

Cũng chỉ ra nhiều điểm then chốt của nhiều tôn giáo, văn kiện này cho biết "Nhà thờ Thiên Chúa Giáo không hề chối bỏ những sự thật và sự thánh thiện trong các tôn giáo này" và đó là nền tảng để hình thành nên cuộc đối thoại liên tôn giáo.

Cha Lefebure cho đài phát thanh Vatican biết rằng mặc dù những người Thiên Chúa Giáo và Phật tử có sự khác nhau về "những giả định cơ bản" nhưng đạo đức và các giá trị thường "đồng hội với nhau mãnh liệt."

Có rất nhiều sự chồng chéo trong việc thực tập tôn giáo giữa hai truyền thống, mặc dù họ có thể hiểu khác nhau với mối truyền thống. Thiền, ví dụ, thường được các Phật tử thực tập nhưng cũng được nhiều người Thiên Chúa Giáo tu tập. Một cuộc khảo sát từ nghiên cứu Pew cho thấy 36% người Thiên Chúa Giáo thiền ít nhất một lần một tuần (Vẫn là ít so với 61% Phật tử).

Cha Lefebure đã nói với nhiều người Thiên Chúa Giáo khi họ cảm thấy được làm giàu chính tâm linh của mình thông qua thiền định rằng Ngài cũng lưu ý có một số điều khác nhau cơ bản. Sẽ là sai nếu chỉ nhìn vo hai niềm tin mà không nghĩ về việc cùng chia sẻ cam kết với môi trường, đặc biệt là sau công bố thông điệp của Đức Giáo Hoàng về môi trường vào tuần trước. Việc kêu gọi sống vì người khác của Đức Giáo Hoàng đã tạo ra một tiếng vang trong tuyên bố về sinh thái học của các Phật tử vào năm 1996: "bằng cách di chuyển ra khỏi trọng tâm bản thân, cùng chia sẻ sự giàu có, có trách nhiệm với chính bản thân mình và đồng thuận cùng sống đơn giản hơn, chúng ta có thể giúp giảm bớt khổ đau trên thế giới."

Và cũng như nhiều truyền thống tôn giáo khác, Phật tử chia sẻ với người Thiên Chúa trong công cuộc vì hòa bình. Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay đã cho biết về tầm quan trọng cùng làm việc để chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại bao gồm cả đói nghèo và tệ nạn buôn người.

Trong thông điệp nhân ngày lễ Vesak, Đức Hồng Y Tauran đã gởi đến các Phật tử nhấn mạnh đến những sự chia sẻ chung "chúng ta cùng chia sẻ niềm tin rằng chế độ nô lệ hiện đại và tệ nạn buôn người là những tội ác, tạo nên những vết thương cho xã hội đương đại. Trong một mục về "Bát Chánh đạo" hay "Chánh Mạng" Đức Phật đã tuyên bố rằng việc buôn bán chúng sinh, bao gồm nô lệ và tình dục là một trong năm nghề không được tham gia (A.N 5.177). Ngài đã chỉ ra rằng của cải có được một cách bình an và trung thực, bằng các phương tiện hợp pháp trung thực mà không do ép buộc, bạo lực, xung đột, lừa đảo và bằng cách không gây hại hay tổn thương (cf. AN4.47; 5.41; 8.54). Băng cách này, Phật giáo đã củng cố sự tôn trọng với cuộc sống và tự do cho con người. Là những Phật tử và người Thiên Chúa Giáo cùng cam kết tôn trọng đời sống con người, chúng ta phải cùng hợp tác để chấm dứt những dịch bệnh của xã hội này."

Tất cả dường như là những âm thanh thân mật, vậy điểm khó khăn giữa hai truyền thống là gi?

Rõ ràng, có rất nhiều sự khác nhau trong học thuyết. Mặc dù các nhà thờ Thiên Chúa Giáo đồng ý nhận ra rằng điều gì là "đúng và thiêng liêng" trong Phật Giáo, họ cũng nhận ra rằng chúa Jes mới là "con đường và là sự thật của cuộc sống" và dạy sự cứu rỗi qua đấng Kitô. Và nhà thờ dạy dựa trên niềm tin vào Chúa là tối thượng trong khi Phật Giáo là một tôn giáo vô thần.

Đàn áp tôn giáo là một điểm ma sát khác. Đặc biệt ở Sri Lanka, một quốc gia theo Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáp thường xuyên bị đàn áp từ những phần tử phật giáo cực đoan. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phản ứng của một nhóm nhỏ phản ứng với sự đàn áp của chủ nghĩa thực dân (thường cảm giác như vậy ở nhiều nơi tại Đông Nam Á) và thường xem là đồng nghĩa với người Thiên Chúa Giáo phương tây.

Điểm quan trọng trong cuộc gặp mặt tuần này là nhấn mạnh đến nền tảng chung của hai tôn giáo và phát triển mối quan hệ làm việc giữa các tín đồ của hai tôn giáo vì lợi ích của thế giới.

Ngọc Hằng dịch

Theo Christiantoday.com



Có phản hồi đến “Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo Đối Thoại Liên Tôn Về Bí Ẩn Cuộc Sống Tại Vatican”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com