Nguyên nhân sinh ra khủng bố là gì? Tổng thống Bush giải thích rất đơn giản rằng “họ ghét sự tự do của chúng ta,” đó là “thiện và ác.” Mặc dù tổng thống Goerge Bush đúng trong việc chỉ ra rằng tôn giáo có mối quan hệ với vấn đề khủng bố, sự hạn chế nhạy cảm về chiến thắng của đạo đức mà ông minh họa không giúp đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Nếu tổng thống Bush là một người theo Phật Giáo thay vì sinh ra ra trong một gia đình Thiên Chúa Giáo thì sẽ như thế nào? Liệu ông sẽ tiếp cận vấn đề về khủng bố như thế nào theo quy luật nhân quả và công nghiệp của Phật Giáo?
“Thiện và Ác” từ lâu đã được chúng ta chấp nhận trong bối cảnh rằng chúng ta bị ghét, sợ, áp bức vì vị chúa trời chân chính của mình. Sự phân tích như vậy có thể thấy cả trong Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo như việc tôn trọng hôn nhân nằm trong niềm tin sâu sắc rằng số mệnh nằm ngoài tầm với của mình. Những cuộc thánh chiến và thánh tử đạo xảy ra vì cả hai đều nuôi dưỡng ý nghĩa rằng chúng ta là đúng. Lịch sử của các tôn giáo đã đưa ra nhiều ví dụ như vậy.
Nói một cách khác, đạo lý theo Do Thái Giáo với chủ thuyết rằng “Tốt hơn là đúng hơn là tử tế.” Điều căn bản trong tôn giáo này là vĩnh cữu, không thay đổi thiên đường và địa ngục. Cách cửa thiên đường mở ra cho cái đúng nhất định. Nghi ngờ và tội ác mở cách cửa xuống địa ngục: đơn giản, thẳng thắng và tàn ác. Đạo đức luân chảy trong những chủ thuyết như vậy được xem như là đạo đức “tỉ mỉ” vì nguồn gốc của nó là dựa trên sự sợ hãi. Chúng ta sợ sự sợ hãi như vị tổng thống Mỹ đã quán xét.
Rất nhiều người Hồi Giáo cho rằng xã hội phương Tây hiện nay được dẫn dắt bởi những con người thiếu đạo đức. Niềm tin rằng sự thiếu đạo đức là nền tảng suy yếu để chống lại khủng bố được khuyến khích. Đạo đức là một môi trường cần thiết cho xã hội loài người. Nơi nào có đạo đức tỉ mỉ chiếm ưu thế, chúng ta sẽ thấy một phản xạ bảo vệ nhà binh hình thành. Để bảo vệ sự “tự do” của mình, chúng ta phải trở nên hung bạo, không khoang nhượng và ích kỷ. Đây là những điều tạo nên sự bất ổn bên trong và toàn diện bên ngoài. Sợ hãi là phương tiện tạo nên những cuộc chiến khác. Cuộc chiến “tất cả chống lại tất cả’ là không thể tránh khỏi và đó là tính đúng đắn của sự tàn bạo.
Theo quan điểm của nhà Phật, đó là một điều ngu ngốc và thiển cận tạo nên hay giới hạn nhiều người cùng hy sinh vì một mục đích cao đẹp. Chẳng có gì mất và chẳng có gì được thêm, trạng thái thiêng liêng của Thiền học. Đây là một kiểu mất trí tạo nên những sự sợ hãi khác như khủng bố tại nơi làm việc. Chúng ta phải cho phép mình vượt qua những vấn đề này dựa trên quan điểm bình đẳng, luân lý và đạo đức. Nếu chúng ta còn sống sót sau những trận tấn công như thế, chúng ta cần phải tìm ra tiếng nói có thể kết hợp lại những ai đáp lời kêu gọi ấy; lời kêu gọi làm mới cảm giác thuộc về nhau và vì một cái gì đó xứng đáng. Tiếng nói của những tôn giáo truyền thống có thể được nghe thấy phải vượt qua những vấn đề nhức nhối hành hạ đang ngày càng lan rộng. Tiếng nói của những truyền thống chính trị phải giảm đi áp lực áp đặt, ép buộc và chia rẽ. Chủ nghĩa tư bản đã lấy đi mọi thứ trong tích tắt làm cho sự điều hành của chính phủ bị suy yếu đi. Đó là lý do mà sự phản ứng về tâm linh cần phải được làm mới và chúng ta phải chống lại những vấn đề đi ngược lại với luân thường đạo lý. Những giá trị của tâm linh phải được làm mới hơn nữa.
Đạo đức của Phật giáo được buộc vào câu châm ngôn “Chúng ta tốt hơn là tử tế với nhau hơn là chứng minh cái đúng của mình.” Vì biết rằng không có hành động nào của khủng bố mà không gây hại, đạo đức của Phật giáo giúp tránh đi những sự sợ hãi, thù địch, giận dữ, vô vọng về một vấn đề nào đó. Cần phải có sự nhận thức về vấn đề nhân quả và phát triển lòng từ bi, thực hành Bồ Tát Đạo mới giúp giải quyết vấn đề này.
Liệu đạo đức có hỗ trợ cho những hành động được cho là “thánh chiến” không? Tôi trả lời rằng rất có thể nhưng hành động đầy đạo đức là rất cần thiết. Vào đầu năm 1963, một nhà sư người Việt Nam là thầy Thích Quảng Đức đã tự thiêu trên đường phố Sài Gòn. Ngài ngồi trong tư thế thiền định lặng im để tự thiêu. Những ngày sau vụ tự thiêu của Ngài, rất nhiều nhà sư đã làm như vậy. Trong mỗi trường hợp như vậy, rất nhiều người đã chứng kiến. Sự ảnh hưởng của việc tự thiêu được lan đi khắp thế giới. Thật sự, hành động này được ca ngợi bởi những người chống chủ nghĩa khủng bố của các thế lực ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Thầy Quảng Đức và những người khác đã giúp tăng thêm tinh thần tự do trong đạo đức và bác ái . Điều này là đúng bởi vì những nhà sư rất nổi tiếng trong việc thực hành “bồ tát đạo” . Ngay cả khi cơ thể của các Ngài bị thiêu cháy, họ cũng cố gắng làm mọi việc để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
Phật giáo vượt qua tất cả mọi thứ mà một người có thể làm được: đó là con đường, gọi là con đường Trung Đạo. Con đường Trung Đạo giúp suy nghĩ và phản ứng với cuộc sống và các chúng sinh khác. Con đường trung đạo dùng phương tiện thiền định để mang lại sự bình yên vào trong cuộc sống chúng ta hằng ngày.
Ngày nay, mối đe dọa về khủng bố là sự kiểm tra lớn cho nền văn minh cơ bản của chúng ta. Chúng ta bị thử nghiệm như vậy với xã hội đang ngày càng phân chia rộng lớn; các phe phái đối lập tranh cãi nhau như những con chim biển trên những bãi tắm du lịch. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm một tiếng nói tốt hơn từ tự nhiên. Tiếng nói tổng hợp như vậy bắt đầu bằng chính mỗi cá nhân và có thể tìm được thông qua sự tĩnh lặng thiền định của Phật giáo. Lý thuyết là ở chỗ chúng ta nhận ra rằng chúng ta và người khác đều là như nhau, chúng ta phải hành động như thế nào để tất cả cùng đều tồn tại tốt hơn.
Ngọc Hằng dịch
Theo Times Colonist