Hãy quên Harry Potter và những quyển sách về các siêu nhân anh hùng bạn thích thú. Chẳng có cái nào có thể sánh nổi với bộ phim lịch sử về môn võ truyền thống của các nhà sư ở ngôi chùa cổ 1,500 tuổi cả.

Thiếu Lâm Tự được thành lập vào thể kỷ thứ năm, là một trong những nhân tố then chốt cho hàng trăm bộ phim và các show truyền hình “Hòa thượng Thiếu Lâm Tự,” “Người Mỹ Thiếu Lâm” “36 phòng mật Thiếu Lâm” “Cầu thủ bóng đá Thiếu Lâm” và giờ là “Thiếu Lâm” một bộ phim mới của Thành Long và Lưu Đức Hoa vừa được ra mắt vào hôm thứ sáu. Tất cả các bộ phim này đều về sự luyện tập võ thuật ở chùa, một phần của môn võ kung fu kết hợp tư tưởng Phật Giáo và thể chất là dựa trên niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của Phật giáo.

“Hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng võ kung fu bao gồm cả bên trong và bên ngoài, sự kết hợp giữa an lạc và võ thuật và một bộ phim Thiếu Lâm Tự sẽ kết hợp cả hai trong khi hầu hết các bộ phim về võ kung fu đều về giận dữ và đánh nhau.”

“Thiếu Lâm là về tâm linh, nghiệp quả và hạnh phúc của bạn. Tất cả những phim võ thuật khác chỉ là hành động, đánh nhau, nhưng Thiếu Lâm là về tôn giáo, tâm linh của Đức Phật.”

Dù tuổi thọ truyền thống của Thiếu Lâm khi các nhà sư từng xuất hiện trong các phim Trung Hoa vào những năm 1930 nhưng sự sùng bái ngôi chùa trở thành hiện tượng mới xuất hiện gần đây.

Bắt đầu là phim “Thiếu Lâm Tự” vào năm 1976 lấy cảm hứng từ sự kiện nhà Thanh đã đốt cháy chùa nhưng nhiều nhà sư đã trốn thoát và truyền bá môn võ thuật này khắp cả nước. Bộ phim được công chiếu “khi mọi người bắt đầu quan tâm đến môn võ Thiếu Lâm và khi cả thế giới đang thích thú với những bộ phim về võ thuật.” Ông Craig D. Reid, tácgiar của quyển sách “Hướng dẫn đến với phim võ thuật của những năm 1970s”.

“Họ là những anh hùng có thể cứu quốc gia. Họ rất giỏi võ thuật và rất quan trọng với lịch sử của Trung Hoa.”

Sự thành công của “Chùa Thiếu Lâm’ đã mở màng cho hàng loạt các nhà làm phim ở Trung Hoa và Hồng Kông làm phim về Thiếu Lâm Tự.

Tuy nhiên, Thiếu Lâm không chỉ là một hiện tượng ở Á Châu. Những loạt phim về võ “kung fu” vào những năm 1970s mô tả David Caradine như là một nhà sư Thiếu Lâm. Bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Chú gấu trúc Kung fu” cũng bị ảnh hưởng bởi võ Thiếu Lâm. Trong phim “Giết Bill”, Uma Thurman được dạy võ bởi một nhà sư Thiếu Lâm. Và ngay cả loạt phim hoạt hình “Nhà Simpsons” cũng nói về văng hóa của tự viện khi Homer đến thăm chùa trong chuyến viếng thăm Trung Hoa.

Từ khi phong trào về chùa Thiếu Lâm trở nên nổi tiếng, võ thuật trở thành hiện tượng trong các phim hành động càng làm cho Thiếu Lâm Tự nổi tiếng hơn. “Rất nhiều phim về võ thuật có nhiều kiểu khác nhau nhưng khi bạn thấy một nhà sư đầu tròn trong phim võ thuật thì bạn biết đó là một nhà sư Thiếu Lâm. Những phim khác chỉ là giải trí. Phim Thiếu Lâm Tự là mọt cách để cho khán giả biết về võ thuật của Thiếu Lâm.”

Thiếu Lâm trở thành một thương hiệu. Tự viện giờ là một nơi thu hút khách du lịch rất nổi tiếng và các nhà sư du lịch khắp thế giới để biểu diễn võ thuật. Nhiều trang website còn cung cấp những dụng cụ , áo hay các vật dụng khác của Thiếu Lâm Tự (hầu hết không phải là từ chùa.)

Tuy nhiên, Thiếu Lâm Tự trở nên phổ biến không phải vì sự hung bạo và võ thuật mà về việc “học cách không đánh nhau, học cách chữa lành vết thương, không làm tổn thương. Đó là việc học về chính bản thân của mình.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Washingtonpost.com



Có phản hồi đến “Võ Thuật Và Tâm linh Phật Giáo Trong Phim Thiếu Lâm Tự”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com