Hơn 40 ngàn người đã đến xem bản thư pháp chú đại bi nổi tiếng của Phật giáo được viết bởi một nhà thư pháp bị bệnh Down và được trưng bày tại một ngôi chùa ở miền trung Nhật Bản vào tháng 11 vừa qua

Bản thư pháp cao 4m và dài 16 m do Shoko Kanazawa, 33 tuổi viết với 276 chữ kéo dài từ trần nhà xuống nền nhà bằng mực được viết rất cẩn thận và mạnh mẽ.

“Thư pháp cho thấy linh hồn của cô cũng thuần trong như của Đức Phật. Tôi muốn càng nhiều người xem càng tốt.” Koshi Kimiya, trụ trì của chùa Ryoun-ji ở Hamamatsu, quận Shizuoka cho biết

Kanazawa hoàn tất công trình này vào năm 2015 sau khi ở chùa Senyu-ji vào ngày để chuẩn bị cho cuộc triển lãm mừng sinh nhật lần thứ 30.

Cô đặt giấy từ Trung Hoa cao 4m và rộng 2m dán với nhau tao nền.

Ban đầu, thầy Kimiya không đòi hỏi về kích thước của bức thư pháp khi thầy chấp nhận nó. Tuy nhiên chỉ cho đến khi bản thư pháp được trưng bày tại thành phố Matsuyama ở Ehime thầy mới biết nó lớn đến cỡ nào.

“Tôi sẽ đặt nó ở đâu?” Thầy lo lắng tự hỏi nhưng thầy tin rằng vai trò của chùa là “truyền bá suy nghĩ chân thành đã đưa cô đến việc viết kinh.”

Thầy quyết định để thư pháp ở phòng niết bàn của chùa được xây dựng ban đầu là để lưu trữ tro cốt của người quá cố.

Quyết định rằng căn phòng phải rộng ít nhất 9m với các cột để có thể thấy cả tác phẩm của Kanazawa và phải nên có khoảng trống xung quanh bức thư pháp, thầy Kimiya thào luận với kiến trúc sư để thiết kế.

Kanazawa đã khóc vui sướng khi lần đầu tiên cô thấy bản thư pháp ở căn phòng sau khi hoàn tất

Thêm vào đó, ở đây sẽ trưng bày thêm khoảng 40 tác phẩm thư pháp của Kanazawa miễn phí cho công chúng tại chùa từ ngày 21/11 đến ngày 3/12.

“Tôi muốn mọi người nhìn vào tim của mình khi họ nhìn bản thư pháp. Nếu cuộc sống của người xem được cứu sống, công việc này có sức sống hơn bao giờ hết.”

Ngọc Hằng dịch

Theo English.kyodonews.net



Có phản hồi đến “Nhật Bản: 40 Ngàn Người Chiêm Bái Bản Thư Pháp Chú Đại Bi Lớn Nhất Thế Giới”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com