Phá rừng là một mối nguy hiểm môi trường lớn nhất ở Campuchia. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, 73% diện tích quốc gia này được bao phủ bởi rừng vào năm 1990 nhưng đến năm 2010 chỉ còn 57%. Hiện nay, rừng của Campuchia tìm được sự ủng hộ của một nhóm các nhà hoạt động đặc biệt: các nhà sư, người đã đoàn kết các tổ chức như là Rừng cộng đồng cho các nhà sư (MCF) và Mạng lưới các nhà sư độc lập cho công bằng xã hội (IMMSJ) để chiến đấu bảo vệ rừng bằng cách yêu cầu chính phủ có những hành động mạnh mẽ hơn chống lại nạn phá rừng và vận động các nhà hành pháp tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ hơn.

“Chúng tôi mất rừng và điều này tạo cho nhiệt độ tăng lên và mưa không tiên đoán được dẫn đến việc tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng sự thải ra khí CO vào không khí” Thầy Bun, trụ trì chùa Sarmong ở tỉnh Oddar Meanchey cho biết. Vào năm 2002, Sư Bun Saluth thiết lập nên MCF để bảo vệ 18,261 hecta rừng. “Tôi phải nghĩ các cách để bảo vệ mảnh đất này. Vì thế chúng tôi (các nhà sư) đã tạo nên một ranh giới bằng cách đào một mương rãnh khắp xung quanh rừng.”


Sư Bun lớn lên ở một ngôi làng nông thôn, là con của một nông dân nhưng rời khỏi nhà khi còn nhỏ để trở thành nhà sư. Sư đã trải qua năm năm học ở Thái Lan nơi sư sống với “các nhà sư sinh thái” một nhóm các nhà sư hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường bằng cách kết hợp các giới luật Phật giáo với sự nhận thức về môi trường ở Thái Lan. Sư trở về đất nước vào tháng 2/2002 với tầm nhìn bảo vệ rừng của đất nước mình và đã thành công trong việc gìn giữ 18,261 hecta rừng ở tỉnh Oddar Meanchey. MCF là một cộng đồng quản lý bảo tồn rừng lớn nhất ở Campuchia. Với công việc này, Sư Bun đã được trao giải Equator do chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc vào năm 2010.

“Khi tôi trở về nhà ở Oddar Meanchey, tôi đã nhận ra tầm quan trọng của các khu rừng này. Ở Thái Lan họ đã mất rất nhiều rừng và chính phủ phải trồng lại các khu vực khá lớn. Ở Campuchia, chúng ta nên trân quý rừng mà chúng ta có và bảo tồn rừng cho thế hệ tương lai.”

Một tổ chức khác hoạt động tích cực trong việc bảo vệ rừng đang suy giảm ở Campuchia là Mạng lưới các nhà sư độc lập cho công bằng xã hội (IMMSJ), với hơn 5000 tín đồ giáo dục người dân địa phương làm cách nào để sử dụng phương tiện truyền thông tăng nhận thức của việc khai thác gỗ bất hợp pháp bằng cách đưa các hình ảnh, video và viết báo. Các nhà sư cũng dạy người dân địa phương họ cần làm gì để ngăng ngừa nạn phá rừng.

Nhà lãnh đạo và sáng lập ra IMNSJ là sư Buntech, xuất gia cách đây 16 năm và hiện nay công việc của sư là chống lại nạn phá rừng. “Không ai nói cho tôi biết rằng tôi nên đi ra ngoài để bảo vệ rừng nhưng với tôi nó là điều đúng để làm. Tôi đang làm tất cả những gì tôi có thể để bảo vệ rừng. Tôi trồng cây mới, tôi giúp những ai sinh sống trong rừng, tôi nhắc nhở chính phủ về những gì họ đã hứa.”

Theo Sư Buntenh, các mối quan ngại hiện nay là những sự đe dọa với Prey Lang, một trong những khu rừng lớn nhất và già nhất ở Campuchia. Prey Lang có 3600 km2 rừng, bao gồm những cây gỗ khổng lồ và là nhà của ít nhất 20 loại cây quý hiếm và 27 loại động vật quý hiếm. Một phần lớn của Prey Lang đã biến mất để tạo không gian cho đồng điền, và việc chặt phá gỗ lậu đã tạo nên một khoảng trống rất lớn trong khu vực được bảo vệ.

“Chính phủ cho biết việc chặt phá rừng là cần thiết để phát triển quốc gia. Tuy nhiên nếu điều này là để phát triển, tại sao lại tạo cho chúng ta quá nhiều đau khổ?” San Reth, 63 tuổi, sinh sống gần cả đời ở Prey Lang và từng phụ thuộc vào rừng để sinh sống. Ong hạnh phúc với sự giúp đỡ của các nhà sư. “Đã từ lâu rồi, chúng tôi hy vọng một người tốt sẽ đứng dậy để bảo vệ rừng.” Ông cho biết.

Tuy nhiên, những nhà sư hoạt động cũng bị nguy hiểm vì những hoạt động này. Năm ngoái, một ngôi chùa bị cảnh sát lục soát. Ngay cả vị tăng thống tối cao của tăng đoàn Campuchi cũng chống lai những nhà hoạt động, cho biết các nhà sư không nên liên hệ đến việc bảo vệ rừng và kêu gọi chùa nên đóng cửa với những ai có liên hệ hoạt động. Trong những năm qua, nhiều sự cố gắng đã làm để ngăn chặn các hoạt động của các nhà sư.

Không chỉ có các nhà sư bị nguy hiểm – nhiều nhà hoạt động và phóng viên đã bị đe dọa, thậm chí bị giết vì tường thuật nạn phá rừng chặt gỗ lậu,. Những sự đe dọa tương tự cũng đã đã xảy ra trong cuộc đời của sư Buntenh trước đó. “Tôi không nghĩ tôi là một nhà sư tốt bởi vì tôi ích kỷ với cảnh sát và quân đội. Tuy nhiên tôi đã sẵn sàng tặng mọi thứ cho người dân và cho rừng của tôi. Nếu tôi phải trao thân mình ngày hôm nay hay ngày mai, tôi sẽ sẵn sàng để hy sinh điều đó.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Buddhistdoor.net


Có phản hồi đến “Campuchia: Các Nhà Sư Chiến Đấu Để Bảo Vệ Rừng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com