Seoul, Hàn Quốc - Với tốc độ gia tăng số tín đồ theo Phật giáo và văn hóa thiền khắp toàn cầu, đặc biệt là ở phương Tây nên đang có sự đột biến trong việc quan tâm đến những tượng và tranh ảnh Phật Giáo.
Với đà phát triển này, rất nhiều những mặt hàng thời trang hiện đại và nhiều doanh nghiệp khác nhau đang cố gắng kiếm lời bằng việc thêm những hình ảnh Phật giáo trong những thương hiệu của mình. Cộng đồng Phật giáo trên khắp toàn cầu liên tiếp bị xúc phạm và lăng mạ khi trông thấy hình ảnh Đức Phật như những xu hướng các mặt hàng thời trang cho những doanh nghiệp này.
Đã có rất nhiều sự ngược đãi với hình ảnh của Đức Phật từ việc tạo ra quán rượu Phật, giày, dép, thời trang, các công trình nghệ thuật, áp phích và kể cả việc tạo ghế ngồi với đầu Đức Phật. Những điều phản cảm này đi ngược lại với tình cảm của Phật từ vì với tất cả những tín đồ của Phật Giáo, những gì đại diện cho Đức Phật đều được xem là một thứ vô cùng tôn kính.
Thêm vào đó, với những Phật tử thuần hành, hình ảnh Đức Phật giúp họ tu tập tốt hơn và rất quan trọng khi họ cố gắng chú tâm cũng như truyền cảm hứng trong việc hoàn thiện những nghi thức và công phu của mình.
Những nơi phục vụ việc bán rượu, thuốc lá, các chất kích thích bên dưới một tượng Phật mà họ gọi là "Quán rượu Phật Giáo" thật đáng buồn lại tồn tại trên khắp thế giới. Nhiều báo cáo cho biết các quán rượu Phật giáo đã được thiết lập ở Malaysia, Miến Điện, Hoa Kỳ, Pháp và nhiều nước khác ở Châu Âu.
Đối với công chúng nói chung, quán rượu Phật "chỉ là một quán rượu" với thiết kế hiện đại (thường là một tượng Phật rất lớn) và một nơi để cảm thấy bình an và "thiền" trong khi vẫn thưởng thức cuộc sống xã hội thông dụng. Tuy nhiên, với Phật tử, quán rượu không phải là nơi lý tưởng để đặt tượng Phật.
Ở nhà và ở chùa, Phật tử tạo ra một nơi rất đặc biệt để làm bàn thờ với tượng Phật. Vì thế, cộng đồng Phật giáo cảm thấy không thể chấp nhận với sự suy đồi này vì sự thuần thành của mình đối với một bậc thầy mà những hành động này lại là một sự xúc phạm đến tôn giáo của họ như vậy.
Không cần phải nói, hầu hết cộng đồng Phật Giáo sẽ không tha thứ cho công chúng nói chung khi họ không thật sự hiểu tầm quan trọng của tôn giáo, của giáo lý nhà Phật và hình ảnh tượng Phật. Hơn thế nữa, giới cấm thứ năm của Phật Giáo nói rằng " Tôi xin phát nguyện không dùng những chất độc hại, các chất bia rượu làm mất lý trí" Vì thế, diều này đi ngược lại với truyền thống của Phật giáo khi để tượng Phật ở nơi mọi người sử dụng chất kích thích (bao gồm cả rượu và thuốc lá) vì nó không phù hợp khi sử dụng tên và hình ảnh của Đức Phật để thu hút khách hàng.
Thêm vào đó, Cristina Richie, học giả thần học tại đại học Boston lưu ý về tầm quan trọng của tượng Phật trong bài viết nghiên cứu của mình khi cô cho biết "trong các tượng Phật ở Á Châu, mỗi phần của bức tượng đều biểu tượng và chứa đựng những lý thuyết và ý tưởng cao siêu của tôn giáo. Những bức tượng này được làm nên với chủ tâm giúp cho các tín đồ nắm bắt sự hiểu biết về việc giác ngộ thông qua việc chiêm ngưỡng và thẩm thấu ý nghĩa của Đức Phật."
Vào năm 2012, một công ty có trụ sở ở California là Giày Biểu Tượng đã thiết kế và quảng cáo dòng giày với hình ảnh Đức Phật trên thân giày. Khi những đôi giày này xuất hiện trên thị trường và xuất bản ra cataloge để mua bán, cộng đồng Phật tử của Hoa Kỳ và thế giới đã cảm thấy bị xúc phạm bởi sự thiếu tôn kính với truyền thống cơ bản của Phật Giáo lại được mang lên chân và kêu gọi biểu tình yêu cầu hình ảnh và những đôi giày này phải được rút khỏi thị trường.
Trong hầu hết văn hóa của người Châu Á, giày phải được tháo ra trước khi đi vào nhà, nhất là vào phòng thờ. Ở một số nền văn hóa khác, ngay cả việc chĩa chân vào tượng Phật hay vào giáo viên là một hành động thiếu tôn kính. Vì thế, rất nhiều cộng đồng Phật tử đã cảm thấy bị xúc phạm khi thấy hình ảnh những đôi giày được mô phỏng bằng hình ảnh người Thầy đáng kính của họ.
Bhuchung Tsering, từ Cuộc Vận Động Quốc Tế Tây Tạng cho biết "đó là truyền thống cơ bản của Phật giáo đối xử các ảnh Phật và Bồ Tát một cách tôn kính. Để những hình ảnh đó lên giày dép là một sự bất kính với Phật tử" Vì quá nhiều lời than phiền trên mạng từ Phật tử cũng như những lời khiếu kiện tràn khắp trên thế giới dến công ty, Kiểu Giày Biểu Tượng đã phải tháo bỏ những loại giày với hình ảnh Đức Phật trên website của họ.
Vào năm 2015, ở Hàn Quốc, một công ty bán hàng trang trí nội thất của Đức đã sản xuất ghế ngồi trang trí bằng đầu tượng Phật và bán cho các cửa hiệu địa phương cũng như các cửa hàng ở Shinsa-dong, Seoul.
Cộng đồng Phật Giáo Hàn Quốc cảm thấy đây là một sự kỳ quặc và kêu gọi chi nhánh cửa hàng của KARE dừng việc bán sản phẩm này vì "Phật Giáo không phải là một vật thể nghệ thuật và hình ảnh Đức Phật không phải là dùng để trang trí nội thất" Với một số tông phái Phật giáo, đặc biệt là Phật Giáo Thái Lan, đầu là phần tôn kính nhất trong cơ thể và không được sờ hay ngồi lên. BTN đã gởi rất nhiều thư đến trụ sở chính của KARE ở Đức yêu cầu tháo bỏ hết những sản phẩm này ra khỏi cửa hàng.
Hình ảnh Đức Phật được xem như một biểu tưởng để những tín đồ tẩy bỏ các suy nghĩ tiêu cực và nhắc nhở về lòng từ bi, tình thương yêu, tử tế của Ngài và giúp cho những hành giả thức tỉnh cảm giác bình an và tĩnh lặng.
Khi những nhà sản xuất và chủ doanh nghiệp sử dụng các biểu tượng của Đức Phật để phát triển việc kinh doanh, rất nhiều người đã không xem xét đến cảm xúc của hàng tỷ tín đồ Phật Giáo trên thế giới và thường thấy rằng những hình ảnh này được đối xử một cách vô cùng bất kính.
Cũng như với bất cứ tôn giáo nào, những biểu tượng của tôn giáo không nên nên được dùng như một sản phẩm vượt ra phạm vi của tôn giáo tâm linh để không xúc phạm đến chính tôn giáo ấy, văn hóa mà tôn giáo ấy thuộc về cũng như xã hội của tôn giáo ấy thể hiện.
Ngọc Hằng dịch
Theo BTN