Nakkhon Pathom, Thái Lan – Trên một con đường ở nông thôn khi ngày vừa tắt, những người dân làng cả trẻ lẫn già quỳ gối trước một sư cô để dâng cúng thức ăn với cơm, cà ri, trái cây và bánh ngọt. Ở đất nước này, đó là một cảnh tượng rất hiếm thấy.

Những người đứng đầu Phật Giáo có thẩm quyền ở Thái Lan cấm phụ nữ trở thành người xuất gia Họ chỉ có thể được xem là các nữ tu sĩ mặc áo trắng và thường được xem như là người phục vụ trong nhà. Nhiều người ở đây tin rằng phụ nữ là thấp hơn và phải gieo trồng thật nhiều điều phước thiện mới mong tái sinh làm người nam trong những kiếp sau.

Tuy nhiên, với vấn đề tôn giáo đang bị bao vây bởi những vụ bê bối, các nữ tu sĩ đang nổi lên như là một lực lượng để cải cách, không giống như là những nhà hoạt động trong thế giới đạo Thiên Chú tìm kiếm sự bình đẳng giới tính bao gồm cả việc thụ phong người nữ thành linh mục trong các nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Họ đang phát triển cả về số lượng trong cuộc đấu tranh này.

Thái Lan có khoảng 100 sư cô được thọ giới ở Sri Lanka, nơi phụ nữ được cho phép xuất gia. Họ và những tự viện của họ không được công nhận hợp pháp ở Thái Lan và không nhận được sự trợ giúp tài chính của chính phủ như là việc trợ giúp cho khoảng 200,000 nam tu sĩ ở đất nước này.

Sống trong cuộc sống khắc nghiệt, nữ giới bị kiểm soát bởi 311 giới luật từ cuộc sống độc thân cho đến đói nghèo mà những người xưa từng thú nhận sau khi phải ăn tỏi. Phẩm vị và hàng trăm nổi khát khao, có năm giai đoạn trước khi được xuất gia – bao gồm cả một cựu quản lý điều hành của Google, một người tốt nghiệp từ trường đại học Harvard, các nhà báo và bác sĩ cũng như là là những người cung cấp mì cho dân làng.

“Nó là quyền của chúng tôi, là tài sản của chúng tôi để được hoàn toàn thọ giới xuất gia. Chúng tôi đang ở bên lề đúng của lịch sử.” Chatsumarn Kablsingh, tác giả và cũng là cựu giáo sư của trường đại học và là nữ tu sĩ đàu tiên của Thái Lan từ truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy phổ biến ở Đông Nam Á và Sri Lanka cho biết. Dùng tên xuất gia của cô, sư cô Dhammananda, cô cho rằng Đức Phật từ hơn 2,500 năm trước đã xây dựng tôn giáo bằng công cụ bốn chân – các nam tu sĩ, nữ tu sĩ, nam Phật tử và nữ Phật tử - nhưng “chúng ta hiện nay chỉ ngồi trên ghế ba chân.”

Tôn giáo đa phần dành cho nam giới này đang bị tàn rụi trong những năm gần đây vì tội ác và vi phạm giới luật như là sự phổ biến trong việc xâm phạm tình dục và những vụ bê vối về tài chính giống như của tòa thánh Vatican đã phá hủy hệ thống nhà thờ Thiên Chúa Giáo.

Các nhà sư ở Thái Lan đã bị kết án về mọi thứ từ việc giết người cho đến việc buông bán động vật hoang dã. Chuyện đồi bại về tình dục thường xuyên bị báo cáo. Một cựu trụ trì là Wirapol Sukphol đã phải đối mặt với việc kết án sử dụng ma túy, rửa tiền, là cha của một đứa trẻ mà người mẹ ở tuổi vị thành niên và tích lũy bất hợp pháp hàng triệu đôla. Một bức ảnh còn cho thấy ông ngồi trong phi cơ riêng mang kính mát của phi công.

Hội đồng tăng già tối cao, cơ quan điều hành tôn giáo đang bị chỉ trích vì đã không xử lý đúng các vụ tham nhũng từ các vị trụ trì, bao gồm cả một thành viên trong hội đồng của họ. Các cáo buộc biển thủ tiền còn đề cập đến việc chi quỹ hỏa tán một vị cựu trụ trì và đầu tư hơn 1.2 triệu USD vào chứng khoáng.

Phật Giáo có mối quan hệ mất thiết với sự nhìn nhận của người Thái, hơn 90% dân số theo Phật Giáo – những hành vi sai trái này và cụm từ “ sổ séc Phật giáo “ (Phật giáo vì tiền) đã thúc đẩy các cuộc kêu gọi trong quốc hội về việc hạn chế bớt quyền hạn của hội đồng có thẩm quyền với giới tăng lữ và việc tham nhũng hơn 4 tỷ USD hàng năm tiền cúng dường vào chùa. Một đề xuất bảo trợ quyền của giới tăng lữ được đưa ra sẽ bao gồm những hình phạt nặng với những ai phá giới luật và thiết lập bảng theo dõi tiền cúng dường. Tham nhũng trong Phật Giáo cũng có thể được xử lý theo hiến pháp tiếp theo của Thái Lan đang được soạn thảo.

Vai trò của phụ nữ trong Phật Giáo đã dấy lên một cuộc tranh luận ở cấp quốc gia.

Hội đồng tăng già đã yêu cầu chính quyền cấm giới tăng sĩ Sri Lanka đến Thái Lan theo cái mà cô Dhammananda gọi là “thọ giới nổi loạn” ở Thái Lan dành cho tám sư cô vào tháng 11 năm ngoái từ Sri Lanka. Điều này đã dấy lên những sự chỉ trích mạnh mẽ trong hội đồng.

“Giới tu sĩ không còn khẳng định trong việc điều hành một hệ thống phong kiến khép kín vi phạm những giá trị và chuẩn mực của toàn cầu” Một biên tập viên tiếng Anh của tờ Bangkok Post cho biết. Thay vì cố gắng đè bẹp nguyện vọng của phụ nữ, “giới tu sĩ nên cố gắng chú tâm vào việc lành sạch nhà của mình để khôi phục lại niềm tin của công chúng đang ngày càng suy giảm.”

Chưa có vụ bê bối nào xảy ra từ các nữ tu sĩ. Cô Dhammananda cho biết cô chưa thấy có hành vi sai trái nào trong tu viện của cô ngoài việc một số sư cô dùng điện thoại hơi nhiều..

“Tôi nghĩ là nhiều sư cô xem mình là những chuẩn mực. Họ đúng là như vậy và đang thực thi một vai trò mới cho chính họ mà chưa bao giờ tồn tại” Juliane Schober, một chuyên gia về Phật Giáo tại Đông Nam Á tại trường đại học Arizona cho biết. “Điều này gây lên áp lực cho tăng đoàn không làm tôi ngạc nhiên.”

Các nữ tu sĩ được phỏng vấn tại ba tu viện cho biết cần thiết phải duy trì nền tảng giới luật thật cao để không cho phe đối lập đưa ra lý do chấm dứt phong trào của họ. Một số được xem như là những người phụ nữ của nữ quyền đầy học thức Phương Tây nhằm phá hoại truyền thống Phật Giáo.

“Họ có thể là một lực lượng để thay đổi Phật giáo” Phramaha Boonchuay Doojak, người lãnh đạo của một nhà sư tại trường đại học Phật Giáo Chiang Mai cho biết.

“Nếu mọi thứ đều trong tay của người nam, điều này có vẻ như là Phật Giáo chỉ dành cho người cha, không phải cho người mẹ. Tuy nhiên bạn cần có cải hai. Người mẹ có một số cảm nhận rất đặc biệt mà người nam không có. Họ có lẽ họ có nhiều tình thương tử tế hơn.”

Những người ủng hộ việc thọ giới như là thầy Boonchuay cho biết ni đoàn có từ thời Đức Phật và người nữ tu sĩ đầu tiên chính là dì ruột, kế mẫu nuôi Ngài. Những người phản đối tranh luận rằng dòng truyền thừa Nguyên Thủy mà người nữ được thọ giới đã biến mất từ rất lâu và không thể nào khôi phục lại. Dòng Phật Giáo Bắc Tông được thực hành ở Đông Á có nguồn gốc thọ giới cho nữ.

“Chúng tôi đơn giản chỉ là thực thi theo giới luật. Việc thọ giới cho phụ nữ được cho phép từ thời Đức Phật. Tuy nhiên khi thời gian qua đi, dòng truyền thừa dành cho nữ đã biến mất.” Thầy Phra Tepvisuthikawee của trung tâm bảo vệ Phật Giáo cho biết.

Mặc dù sự chống đối đầy bảo thủ, các nữ tu sĩ đang được công chúng ủng hộ ở Thái Lan.

“Hiện nay nó là một phong trào. Khi tôi cố chống chọi lại với chính mình, nó như là một người nữ bất thường muốn làm một nhà sư.” Cô Dhammananda, người được thụ giới vào năm 2003 cho biết “Hiện nay mọi người không còn cảm thấy lạ khi thấy một nữ tu sĩ ngoài đường. Chúng tôi chẳng có vấn đề gì với mọi người và xã hội cả.”

Ngoài mục tiêu theo đuổi về tâm linh, 15 sư cô tại tu viện Songdhammakalyani của cô thường đến thăm những người tù nhân, cứu trợ người nghèo và duy trì các mối liên kết với cộng đồng chung quanh gần Nakhon Pathom ở miền trung Thái Lan. Họ thường xuyên đi khất thực, một truyền thống không thời gian để xin thức ăn được cúng dường từ các tín đồ sau đó được các nhà sư chú nguyện.

Ở miền Bắc, dưới bóng của ngọn núi cao nhất, hàng trăm cán bộ công nhân viên chức, các thương gia, dân làng thường xuyên đến chùa để nghe sư cô Nandanyani, cũng từng là một nhà toán học thuyết pháp. Các gia đình tham gia vào buổi cắm trại tôn giáo cuối tuần ở sân chùa. Một sư cô dẫn một nhóm người nam và nữ đi chậm thiền hành.

Ngồi bên dưới một bức tượng Phật, nữ viện trưởng vô cùng phấn khởi giải thích vì sao việc thụ giới cho nữ là cần thiết với cử chỉ đưa ngón tay cái lên. Điều này sẽ cho phép các cá nhân tìm hiểu độ sâu của Phật Giáo và sống cuộc sống xuất gia hoàn toàn và cũng cho phép việc trao đổi giữa các nữ tu sĩ và tín đồ Phật Giáo bị những rào cản về giới tính cũng như những quy tắc truyền thống nhất định giữa người nữ và các nhà sư nam.

“Chúng ta phải chờ đợi. Chậm nhưng chắc chắn sẽ đến.” Cô nói.

Ngọc Hằng dịch

Theo Foxnews.com



Có phản hồi đến “Các Sư Cô Đấu Tranh Đòi Quyền Bình Đẳng Được Xuất Gia Ở Thái Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com