Có lẽ bạn không thể nhớ hết cuộc sống khi còn bé nhưng hầu hết các bạn đều tin rằng bản chất của mình ngày xưa cũng giống như ngày nay.

Phật Giáo tin rằng đó chỉ là một sự ảo tưởng, một học thuyết đang được nhiều nghiên cứu khoa học tán đồng

"Phật giáo tin rằng chẳng có gì là tồn tại vĩnh viễn, mọi thứ đều thay đổi theo thời gian, bạn có sự thay đổi về nhận thức liên tục" Evan Thompson, một giáo sư về lý thuyết của tâm tại trường đại học British Columbia cho biết "Và từ quan điểm của khoa học về thần kinh, não và con người thay đổi liên tục. Chẳng có gì phản ứng lại với những cảm giác rằng không có sự thay đổi về bản thể của chính mình."

Khoa học thần kinh và Phật Giáo cùng đưa đến những khái niệm này một các độc lập nhưng một số nghiên cứu khoa học gần đây đã bắt đầu tham khảo và dựa vào tôn giáo phương đông này để đưa đến việc chấp nhận những học thuyết do Đức Phật nói ra từ hàng ngàn năm trước.

Một bài báo về khoa học thần kinh đăng trên tạp chí Trends in Cognitive Sciences vào tháng bảy đã liên kết với niềm tin của Phật Giáo khi cho rằng bản thể của chúng ta luôn thay đổi đến những khu vực vật lý khác nhau của bộ não. Một bằng chứng khoa học khác cho biết "sự tự chuyển đổi ở bộ não không được khởi tạo chỉ ở một một khu vực hay mạng lưới nhất định mà là mở rộng bao trùm kéo dài đến các quá trình thay đổi của hệ thần kinh không chuyên biệt."

Thompson, nhà khoa học nghiên cứu về khoa học nhận thức, các hiện tượng và triết học Phật giáo cho biết đây không chỉ là lĩnh vực nơi Phật Giáo và khoa học về thần kinh hội tụ. Ví dụ, một số nhà thần kinh học hiện nay tin rằng việc nhận thức là không cố định nhưng có thể được đào tạo thông qua thiền định. Và có sự ủng hộ của khoa học với những niềm tin của Phật giáo rằng nhận thức được kéo dài vào trong giấc ngủ sâu.

"Quan điểm chuẩn mực của khoa học thần kinh là giấc ngủ sâu ở trạng thái màng nơi ý thức biến mất. Trong lý thuyết của người Ấn Độ, chúng ta thấy một số nhà lý luận học cho rằng vẫn có một sự nhận thức vi tế tiếp tục hiện hữu trong những giấc mơ, chỉ là mất khả năng để củng cố trí nhớ theo từng giây phút."

Các nghiên cứu về giấc ngủ của những người tham thiền cho thấy đúng như vậy. Một nghiên cứu xuất bản vào năm 2013 chỉ ra rằng thiền có thể ảnh hưởng đến mô hình của điện não trong giấc ngủ và kết quả cho thấy có khả năng "xử lý thông tin và duy trì một số mức độ nhận biết ngay cả trong trạng thai khi các chức năng nhận biết bị kiếm khuyết."

Tuy nhiên, cả khoa học thần kinh và Phật Giáo đều chưa có câu trả lời chính xác việc liên hệ xử lý thông tin giữa nhận thức và não bộ. Và cả hai lĩnh vực vẫn có sự bất đồng về một số chủ đề. Phật Giáo tin rằng có một dạng nhận thức không phụ thuộc vào cơ thể vật lý trong khi các nhà khoa học thần kinh (như Thompson) lại không đồng ý.

Mặc dù vậy, ông Thompson ủng hộ quan điểm của Phật giáo rằng bản ngã không tồn tại cố định. "Trong khoa học thần kinh, bạn sẽ thường xuyên nghe nhiều người nói rằng bản thể là một sự ảo tưởng do bộ não tạo nên. Quan điểm của tôi là bộ não và cơ thể làm việc với nhau trong bối cảnh của môi trường vật lý để tạo nên cảm giác của bản ngã. Và đó là một sai lầm khi nói rằng vì đó chỉ là một quá trình xây dựng, nó là một sự ảo tưởng."

Ngọc Hằng dịch

Theo Quartz



Có phản hồi đến “Khi Các Nhà Khoa Học Quay Về Với Lý Thuyết Bản Ngã Vô Thường Của Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com