Có khoảng 3 triệu người Mỹ tu tập theo Phật Giáo, thường khuyên dạy về chết, lâm chung và về thế giới bên kia. Trong số những người tu tập theo Phật giáo, 1/3 là người châu Á và hơn mộ nửa là từ các nền văn hóa không phải châu Á. Hầu hết những người cải đạo là người phương Tây và rất nhiều những người này trưởng thành từ sự bùng nổ thế hệ trẻ (baby boomer) thích thích thú với thiền và chánh niệm. Bởi vì điều này, nhu cầu về tư vấn tâm linh Phật giáo đang tăng mạnh. Ở Hoa Kỳ và một số bệnh viện đang có những giáo sĩ Phật Giáo. Sự cần thiết này tiếp tục tăng lên nhưng chỉ có một nơi ở đất nước này đào tạo những giáo sĩ Phật giáo được hoàn toàn công nhận.

Phóng viên độc lập Karen Michel sản xuất nên câu chuyện này cho NPR "Bây giờ và ở đây" được các nhà báo của chương trình New America Medica và Hội người cao tuổi Hoa Kỳ ủng hộ. Hai tổ chức này được quỹ Archstone tài trợ.

Hãy quên đi những những khái niệm về thiền và tĩnh lặng – bệnh viện rất ồn ào. Phòng chăm sóc đặc biệt ở New York Presbyterian của bệnh viện trường đại học Columbia cũng không ngoại lệ. Mặc dù có "Seigan"

Đó là tên của Edwin Glassing được ban truyền khi trở thành một thiền sư. Seigan mang cảm giác bình an với thầy khi thầy vào phòng bệnh nhân, được trang trí bởi những tấm thiệp, hình ảnh của bạn bè và đèn lấp lãnh.

"Bạn có khỏe không" Thầy hỏi "Cho tôi một từ của một ngày , vậy từ của bạn là gì hôm nay"
Doug Georgia, một người từng trực điện thoại liên lạc ngạc nhiên với tóc trắng và mắt màu xanh. Mặc dù ông đã ở bệnh viện nhiều tháng và nằm liệt giường, Georgia dường như liên kết với tất cả những gì đang xảy ra xung quanh ông khi ông đang bị nối với các ống thở và ống để cố gắng nói chuyện.Bên bậu cửa sổ, vợ của George, June giúp thầy Seigan thông dịch.

Thầy tiếp tục "Từ của tôi sẽ là biết ơn – biết ơn. Vậy hãy bắt đầu với cảm giác biết ơn, điều mà tôi muốn làm chỉ đơn giản là quán chiếu khắp cơ thể, chỉ là một sự thiền định đơn giản."

Thầy Seigan giữ chiếc chuông và dùi chuông bằng gỗ nói thêm "Bây giờ ông sẽ nghe chiếc chuông Tây Tạng hát, một âm thanh rất quen thuộc mời ông đến một nơi an bình, nhắc cho ông rằng đó là thời gian của chúng ta dành cho thiền định."

Cả ông Dough và bà June cùng nắm mắt. Sau một vài phút, tay của ông Dough, thường co giật rất mạnh đã dừng lại và bắt đầu mở ra từ cái nắm chặt tay của họ.

Cả hai người này đều không phải là Phật tử. Trong khi cặp vợ chồng đã khám phá ra rất nhiều tôn giáo, sự chải nhẹ này với Phật giáo là điều mà bà June nói rằng sẽ ở bên bà, bà nói "để giúp tôi ở trong giây phút hiện tại, kết nối với đất mà không làm cho tâm tôi chạy tán loạn hay lo lắng về những thứ trong bức tranh lớn không giúp gì cho cuộc sống của bạn."

Chương trình được đào tạo duy nhất ở Hoa Kỳ

Nhưng rất ít bệnh viện có chương trình phục vụ này. Mặc dù một số tu sĩ Phật giáo đang tăng lên, vẫn chỉ có một vài chục người. Sự rèn luyện được công nhận là một tu sĩ bệnh viện dành cho một niềm tin tôn giáo rất nghiêm ngặt và Trung tâm thiền New York cho sự chăm sóc chiêm nghiệm là nơi duy nhất có chương trình đào tạo giáo sĩ Phật giáo ở Hoa Kỳ.

Cũng như thầy Seigan, thầy Koshin Paley Ellison sử dụng tên pháp danh của mình. Là người đồng tài trợ cho trung tâm, thầy chỉ ra rằng các giáo sĩ Phật giáo rất thoải mái khi đương đầu với cái chết.

Thầy giải thích "Thiền tiếp cận với cái chết như sự tiếp cận thông thường, như là những gì chúng ta sẽ trải nghiệm ; không có sự chạy trốn, ra ngoài. Và làm thế nào chúng ta muốn làm điều đó? Đó là câu hỏi. Vì thế với tôi đó là sự tu tập: Làm thế nào chúng ta muốn có với những sự trải nghiệm này, với những sự thật cơ bản của cuộc sống."

Cũng như sự khác nhau trong niềm tin của người Thiên Chúa Giáo, Phật giáo cũng vậy. mặc dù sự rèn luyện để trở thành một giáo sĩ là rộng mở cho tất cả mọi người của mọi niềm tin, sự tu tập thiền và Phật giáo Tây Tạng là khác nhau. Thiền Phật giáo không an trú vào cái chết. Phật giáo Tây Tạng nghĩ về nó suốt ngày. Adrienne Chang, một người tu tập theo Phật giáo Tây Tạng đang học lấy bằng tiến sĩ về quan điểm của Phật giáo với lão hóa hoặc nghiên cứu về lão hóa.

"Làm thế nào chúng ta giữ mình trong cái chết, các khung của tâm mà chúng ta có tại thời điểm chết được xem là một cử chỉ cuối cùng của cuộc sống có ý nghĩa trong giấy phút quyết định quỹ đạo của sự tái sinh thuận lợi." Chang cho biết

Hầu hết mọi người quan tâm đến Phật giáo không yêu cầu sự tu tập đặc biệt nào; với họ có một giáo sĩ Phật giáo là thoải mái nhưng không cần thiết.

Ngay sau khi được phỏng vấn cho câu chuyện này, Doug Georgia rơi vào trạng thái hôn mê và qua đời. Ông được bao quanh bởi bạn bè và thầy Seigan, vị giáo sĩ Phật giáo mang kính đã chơi chiếc chuông biết hát cho ông khi ông ra đi.

Ngọc Hằng dịch

Theo Newamericamedia.org


Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Mang Phật Giáo Vào Bệnh Viện”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com