"Thế giới đang phát triển ngày càng nhỏ hơn và có sự phụ thuộc liên hệ nhiều hơn. Ngày nay, hơn bao giờ hết đời sống phải được xem trong cảm giác trách nhiệm vũ trụ, không còn chỉ là giữa quốc gia này với quốc gia khác hay giữa con người với con người mà cũng là giữa con người với các loại hình đời sống khác." Đức Dalai Latma

Xem thêm:

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường

Phật giáo cung cấp tất cả mọi nhân tố cần thiết cho mối liên hệ với thế giới tự nhiên được đặc trưng bởi sự tôn trọng, khiêm tốn, quan tâm và từ bi. Bài viết này tìm kiếm cách để biểu trưng quan điểm đó thông qua việc rút tư liệu từ quyển sách "Quan Điểm Của Phật Giáo Với Khủng Hoảng Sinh Thái" do Klas Sandell biên tập khi sử dụng các khái niệm về Phật giáo từ truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, các độc giả theo truyền thống đại thừa cũng sẽ tìm thấy một nguồn tư liệu giàu có tương đồng trong các học thuyết ủng hộ việc chăm sóc môi trường. Mặc dù sự thừa nhận cụ thể không được đưa ra trong phần thân bài viết này, tác giả đã trích dẫn rất nhiều từ các bài viết của Lily de Silva và Klas Sandell.

Theo tỳ kheo Bodhi trong lời giới thiệu sách của Sandell "Sự khủng hoảng hiện nay đang vượt qua việc ô nhiễm môi trường và sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta dấy nên sự quan tâm của mọi con người đang sinh sống hiện nay. Sự lo lắng bị kích động bởi nguồn gốc của "khủng hoảng sinh thái" từ nguyên nhân rất sâu xa hơn chỉ là tình trạng khó khăn trước mắt mà nó tạo ra."

Về vấn đề khủng hoảng sinh thái không chỉ đương đầu với chúng ta đơn giản chỉ là một loạt các vấn đề được xử lý thông qua nghiên cứu và pháp luật. Nó đi cùng với chúng ta chứ không phải như là một biểu hiện đáng lo ngại về sự vốn có của việc phát triển công nghệ và kỹ thuật nghiệt ngã. Thậm chí đó còn là những mối ngu hiểm ở trước mặt nếu những khuynh hướng hiện tại tiếp tục không được kiểm tra. Qua đó, nó làm cho chúng ta phải đánh giá lại một số các vấn đề căn bản đi kèm với nền văn minh hiện đại của phương Tây được tạo lập và các mục đích hướng đến nơi mà năng lượng và sự giàu có của chúng ta hướng tới.

"Sự phát triển công nghệ phương Tây đã được thúc đẩy bởi niềm tin rằng khoa học ứng dựng có thể loại bỏ mọi thứ con người muốn và mở ra một thời đại vàng son về tài nguyên vô tận cho tất cả. Hiện nay, với việc sử dụng công nghệ để chinh phục thiên nhiên phục vụ cho các mong ước của con người, chúng ta không hề chắc chắn về sự thành công trong việc tạo ra cuộc sống thoải mái và an tâm hơn trên nhiều mặt mà nó đã có trong kỷ nguyên trước đó. Tuy nhiên, các thành phố phủ đầy khói, nguồn nước ô nhiễm, rừng bị tàn phá và các bãi hóa chất nhắc nhở cho chúng ta một cách đau đớn rằng những chiến thắng về vật chất đạt được với một cái giá khủng khiếp.

Không chỉ là vẻ đẹp của môi trường tự nhiên ngày ngày bị hủy diệt nhưng khả năng để duy trì cuộc sống đang bị đe dọa nghiêm trọng và trong quá trình chế ngự thiên nhiên, con người đã tự đặt mình vào sự nguy hiểm đánh mất nhân tính của mình. Với hầu hết những phương cách tiếp cận bảo vệ mội trường được tài trợ và thực thi trong các trụ sở luôn có sự đồng âm với tâm lý tỷ trị chiếm ưu thế. Chúng hoạt động trong những khung khép kín cùng tham khảo và rút ra từ những sự cố định tương tự như là thứ có nguồn gốc chịu trách nhiệm cho khủng hoảng sinh thái

Việc không thể dự tính bất kỳ sự lựa chọn nào để thay thế cho các mục tiêu của xã hội công nghiệp, những người ủng hộ họ đơn giản chỉ cho rằng những khó khăn của chúng ta bắt nguồn từ việc thiếu các chuyên gia khoa học thích hợp và vì thế họ có thể khắc phục được thông qua sự khéo léo của khoa học hơn là việc quản lý kỹ thuật hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong khi có quá nhiều tiền được đổ vào các nghiên cứu với mục tiêu mở rộng sự kiểm soát của con người qua môi trường nhằm ngăn ngừa những mối nguy hại đặc trưng, các giả định cơ bản ở gốc của toàn bộ vấn đề về khủng hoảng sinh thái được cho phép đứng yên không thắc mắc, được gọi là những phương tiện để đạt được thịnh vượng của con người nằm ở việc tăng cao sản xuất và tiêu dùng ."(Bhikkhu Bodhi in Sandell,1987, p v & vi)

"Chúng ta hiện nay đang tiến đến việc nhìn nhận ra rằng kế hoạch để đạt được việc làm chủ trên các con suối thiên nhiên từ một số giả định đặc trưng về xã hội công nghiệp phương Tây: rằng hạnh phúc và sự thịnh vượng nằm ở sự thỏa mãn các nhu cầu về vật chất của chúng ta và những ham muốn dục vọng; rằng sự định hướng cơ bản của con người với thiên nhiên là một trong những sự xung đột và đấu tranh nhằm chinh phục ; rằng thiên nhiên cần phải được chinh phục và là nô lệ để thỏa mãn những ham muốn của chúng ta. Chúng ta cũng có thể thấy rằng những giả định này là những sự ngụy biện và nếu không được thách thức và sớm thay đổi sẽ tạo nên những hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại (Bhikkhu Bodhi in Sandell,1987, pvii)

Triết học và tôn giáo Đông Á có thể cung cấp cho phương Tây những nguồn phong phú của chất liệu về việc chung sống hài hòa và an bình giữa con người và thế giới thiên nhiên. Nổi bật nhất trong các tôn giáo phương đông theo quan điểm này chính là Phật giáo. Triết lý Phật giáo cũng có thể tạo nên sự đóng góp đáng kể đến sự phát triển của triết lý môi trường mới và tâm lý môi trường cho phương tây bởi vì nó không có sự giả định tồn tại của một vị Thần nhưng được dựa trên hiểu biết của từng cá nhân và vì thế phải có sự thỏa thuận tuyệt vời đóng góp cho một "cái nhìn về thế giới" tiếp tục được ảnh hưởng bởi những suy nghĩ đầy khoa học. Như nhà bác học Albert Einstein phát biểu "Nếu có tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo."


Không như những giả định được nêu trên nằm trong nền văn minh phương Tây, những khía cạnh sau về Phật giáo rất ủng hộ với việc chăm sóc môi trường: cái nhìn sâu sắc đầy triết học về sự phụ thuộc lẫn nhau và liên hệ với nhau không ngừng giữa mọi thứ có điều kiện.

Con người là một phần của thiên nhiên và không có sự phân biệt rõ ràng để có thể vẽ ra giữa con người và những thứ xung quanh vì mọi thứ là không cố định và đều là vật thể theo cùng những quy luật tự nhiên. Theo Phật giáo, các nhân tố tồn tại đều có mối liên hệ lẫn nhau theo luật nhân quả. Mặc dù các nhân tố này không phải là phân số của toàn bộ, chúng đều có sự liên hệ và phụ thuôc nhau. Sự nhận biết về sự thật rằng mọi thứ đều không cố định và con người cũng là vật theo quy luật nhân quả cần phải được xem như là một điều cơ bản quan trọng để hiểu đúng vai trò của con người trong tự nhiên. Với sự nhận thức này sẽ thúc đầy sự khiêm tốn và chu đáo. Học thuyết của Phật giáo rất giàu về thông tin quan tâm đến việc cùng kết nối và phụ thuộc của tất cả mọi thứ có điều kiện. Trong bài viết này, tuy nhiên, tác giả sẽ chỉ trình bày thông tin về một mặt của học thuyết này, được gọi là mối quan hệ cộng sinh về đạo đức con người và tự nhiên.

Mặc dù các thay đổi là vốn có trong tự nhiên, Phật giáo tin rằng các quá trình thiên nhiên bị ảnh hưởng với đạo đức con người. Nhiều kinh điển Pali đã chỉ ra rằng Phật giáo trước đó tin rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa đạo đức con người và môi trường tự nhiên. Ý tưởng này đã được hệ thống hóa trong học thuyết về ngũ luật tự nhiên trong các tài liệu sau này. Theo học thuyết này, thiên hà có năm quy luật tự nhiên làm việc, cụ thể là định luật vật lý, định luật sinh học, định luật tâm lý học, định luật đạo đức và luật nhân quả. Điều này có nghĩa rằng môi trường vật lý của bất cứ điều kiện được cho trong khu vực nhất định tạo điều kiện cho sự phát triển của những thành phần về sinh vật học của nó như động vật và thực vật.

Có sự ảnh hưởng tương tự về mô hình tương tự của con người tác động với họ. Những phương thức tư duy quyết định các chuẩn mực về đạo đức. Quá trình trái ngược với sự tương tác này cũng có thể xảy ra. Đạo đức của con người ảnh hưởng không chỉ là về mặt tâm lý tạo nên con người mà cũng là đến với môi trường sinh học và vật lý. Vì thế, năm quy luật này mô tả rằng nhân loại và môi trường được kết hợp với nhau theo quy luật nhân quả khi sự thay đổi ở một thứ sẽ mang đến sự thay đổi của cái còn lại.

Thế giới, bao gồm tự nhiên và con người, trụ hay hoại theo dạng của tác động của lực đạo đức tại công việc. Nếu sự vô đạo đức thâm thấu xã hội, con người và thiên nhiên sẽ suy đồi; nếu đạo đức ngự trị, phẩm chất đời sống của con người và tự nhiên sẽ cải thiện. Vì thế, tham, sân si sản sinh ra ô nhiễm bên trong và bên ngoài. Từ bi, bác ái và trí tuệ sản sinh ra sự thanh khiết bên trong và bên ngoài. Đây là lý do mà Đức Phật dã tuyên bố rằng thế giới do tâm dẫn dắt. Vì thế nhân loại và tự nhiên, theo những ý tưởng được thể hiện theo Phật giáo trước đây là có sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Những quan điểm về hành động và phản ứng trong mối quan hệ của con người và thiên nhiên dường như đến rất gần với những quan điểm của khoa học hiện đại. Ví dụ, ở phương Tây, nghiên cứu về sinh thái và sinh thái con người đã quan sát những nhân tố khác nhau được kết nối như thế nào và làm thế nào con người xâm lấn bằng cách này hay cách khác sẽ dẫn đến những hậu quả theo không gian và thời gian.

Chủ đề luận điểm rằng hạnh phúc được tìm thông qua việc kiềm chế những ham muốn trong cuộc sống mãn nguyện hơn là thông qua việc gia tăng những ham muốn và mục tiêu của giác ngộ thông qua việc từ bỏ và chiêm nghiệm. Theo học thuyết của Phật giáo, con người cần phải học cách thỏa mãn những mong muốn thật và cả không mong muốn. Tài nguyên của thế giới là không phải vô tận khi lòng tham của con người không hề giảm bớt hay giới hạn. Sự tham lam vô độ của con người để thỏa mãn sự giải trí và đạt được giàu có đã tàn phá môi trường đến mức bần cùng.

Phật giáo không mệt mỏi ủng hộ những phẩm chất đạo đức của không tham lam, không sân hận, không si mê trong mọi sự theo đuổi của con người. Tham lam tạo nên những hậu quả không khỏe và đau khổ. Thỏa mãn là một đức tính được ca ngợi trong Phật giáo. Một con người hướng đến một đời sống đơn giản với ít sự ham muốn sẽ là một nhân vật gương mẫu. Sự hà tiện và lãng phí đồng nghĩa với sự than phiền trong Phật giáo chính là hai thái cực hóa khác nhau. Việc tàn phá quá mức tự nhiên như đã làm hiện nay dĩ nhiên sẽ bị chỉ trích bởi Phật giáo với những cụm từ mạnh mẽ nhất có thể.

Lòng biết ơn với vẻ đẹp của tự nhiên

Vẻ đẹp của tự nhiên được biết ơn bởi các Phật tử bởi vì nó được xem rất có giá trị với những người khai ngộ cao. Đức Phật và các đệ tử của Ngài xem vẻ đẹp của thiên nhiên chính là nguồn vui lớn và sự hài lòng thẩm mỹ.Trong nhiều cách Đức Phật đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có sự gần gũi với thiên nhiên và đã chỉ ra làm thế nào sự tiến triển của tâm dẫn đến lòng biết ơn với thiên nhiên hơn. Theo sự mặc định này, một người có thể nói rằng việc sử dụng không đúng thiên nhiên có khuynh hướng chỉ ra việc giác ngộ thấp.

Đạo đức của việc không bị thương tổn và với tình yêu thương rộng lớn đến với muôn loài. Ngũ giới nổi tiếng được hình thành là những quy tắc đạo đức cơ bản mà mỗi Phật tử tại gia phải thực hiện. Giới thức nhất không làm thương tổn cuộc sống. Phật giáo cũng mô tả sự tu tập lòng từ bi thương yêu đến với tất cả muôn loài không có sự giới hạn

Đây là sự mô tả trong bản kinh Karaniyametta Sutta (Sutta-nipata)

"Nguyện muôn loài đều có một trái tim hạnh phúc

Dù là loài vật đang thở nào

Dù là chúng khỏe hay yếu

Không có sự khác biệt, chúng dài hay lớn

Hay vừa hay ngắn hay nhỏ

Hay dày hay có thể thấy và không thấy

Hay chúng có thể cư trú gần hay xa

Tồn tại hay đang tìm kiếm sự tồn tại

Nguyện cho muôn loài đều có một trái tim hạnh phúc."

Việc hiểu rõ nghiệp và luân hồi cũng trang bị cho Phật tử một thái độ thông cảm đối với các loài động vật. Theo quan điểm này con người có thể được tái sinh trong nhiều dạng khác nhau của động vật. Cũng có thể chúng ta có những người thân đã tái sinh làm những con thú. Vì thế, nó chỉ đúng là chúng ta nên đối xử với các loài vật bằng sự tử tế và thông cảm.

Quan điểm của Phật giáo về phước đức cũng giúp tạo ra thái độ không bạo lực với những loại động vât đang sống. Sự tử tế với động vật là một nguồn phước đức và nguồn phức đức này cần thiết cho con người để cải thiện chu trình sanh tử để tiến tới mục đích tối thượng là Niết Bàn. Trong số các Phật tử luôn có một thái độ tôn kính với những loại cây cổ thụ. Chúng được gọi là "chúa tể của các cánh rừng." Như các cây gỗ lớn khác như gỗ lim cũng được xem như là cây bồ đề nên thái độ tôn kính với các loài cây được tăng cường hơn nữa.

Tu tập để không vướng mắc

Phật giáo chỉ ra sự khác biệt giữa tình yêu không ích kỷ và dạng tình yêu kết nối với việc dính mắc và thúc dục để sở hữu. Việc tu tập để không dính mắc khuyến khích sự biết ơn không ích kỷ và thưởng thức tự nhiên không suy nghĩ vì lợi ích hay khai thác. Chúng ta cũng có thể mô tả sự tương phản giữa tình yêu kết dính và tách rời như là sự khác nhau giữa tham lam và cần thiết. Nó rõ ràng chính là một tỷ lệ khá lớn trong việc sản xuất ngày nay dẫn đến sự tăng cường các vấn đề về môi trường làm nghèo đi của trái đất đến từ các thể loại của sự tham lam.

Khái niệm về hài hòa trong mối liên hệ giữa con người và tự nhiên. Mặc dù những điều đã được nói trên về những quy luật tự nhiên và không cố định, Phật giáo vẫn giữ quan điểm rằng vị trí của con người trong tự nhiên là độc nhất. Nếu con người có một vị trí đặc biệt trong tự nhiên vậy tại sao Phật tử lại không cảm thấy cố gắng để chinh phục thiên nhiên? Lý do là vì học thuyết của Phật giáo luôn có một ý thức mạnh mẽ về về sự khiêm nhường đối với thiên nhiền và khuyến khích "sự tử tế đầy yêu thương trong sự tương tác của nó"..

Sự kết hợp này – việc công nhận vị trí đặc trưng của con người trong thiên nhiên với những ý tưởng về phát triển tâm linh và khiêm nhường với tự nhiên đưa đến sự ủng hộ về mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Điều này ngầm ý chỉ ra sự có thể rút khỏi những suy nghĩ thông thường, đến từ ý tưởng con người thống tị thiên nhiên . Một mối quan hệ hài hòa với tự nhiên dẫn đến việc hợp tác với nó nên được xem là phương cách "thay thế thứ bay" và không phải là một sự thỏa hiệp giữa sự tổn hại hay thống trị. Trong việc tìm kiếm thái độ hợp tác với tự nhiên, học thuyết Phật giáo có thể là một nguồn quan trọng đầy cảm hứng.

Như chúng ta đã xem ở trên, giáo lý nhà Phật có rất nhiều thứ để cải thiện giáo lý môi trường và tâm lý học ở Phương tây. "Khủng hoảng môi trường mà chúng ta đang đương đầu ngày nay cần phải có sự giúp đỡ tích cực và ước tính khoảng 500 triệu Phật tử trên thế giới có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực lớn lao bằng cách trở thành những nhà bảo vệ môi trường." (Nancy Nash, in Sandell,1987, p74)

Phật tử cũng đặt ra các triết lý như vậy như Lily de Silva ghi nhận "Các lời khuyên của Phật giáo là để tận dụng tự nhiên theo cùng phương cách như con ong lấy phấn từ hoa, không làm mất vẻ đẹp hay hương sắc của hoa. Như là con ong sản xuất ra mật từ phấn hoa, con người cũng có thể tìm thấy hạnh phúc mà không làm hại đến thế giới tự nhiên mà con người đang sinh sống."(Sandell, 1987,p28)

Ngọc Hằng dịch

Theo Buddhanet.net



Có phản hồi đến “Phật Giáo Đương Đầu Với Khủng Hoảng Môi Trường Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com