Rất nhiều các nhóm Phật Tử đang hy vọng bản dự thảo hiến pháp sẽ công nhận Phật giáo là quốc giáo.
Những người ủng hộ tuyên bố đã đến thời điểm các văn bản cần phải được soạn thảo trong hòa bình sau lần bất thành vì cuộc đảo chính của chính phủ dưới thời cựu tư lệnh quân đội Thái Lan, tướng Gurayud Chulanont năm 2007.
Tại thời điểm đó, bản dự thảo hiến pháp của quốc hội đã bị phản đối công nhận Phật Giáo là quốc giáo gây nên sự phản ứng giận dữ từ các nhà sư và người dân với các cuộc biểu tình bên ngoài quốc hội.
"Không có chính quyền nào quan tâm đến Phật giáo nên mới tạo lên tình trạng suy giảm tôn giáo." Korn Meede, thư ký của ủy ban phát triển Phật Giáo trở thành quốc giáo cho biết.
Mặc dù hiến pháp năm 2007 không nói rằng Phật Giáo là quốc giáo nhưng Phật Giáo yêu cầu chính phủ phải bảo vệ hoàn toàn. Tuy nhiên, những người ủng hộ cho chiến dịch mong muốn chính phủ phải tạo ra luật lệ để bảo trợ và bảo vệ Phật Giáo với những hình phạt nặng nề như bỏ tù các nhà sư gây "nguy hiểm và mất thể diện" đến tôn giáo cũng như loại bỏ những thành phần không đại diện cho Phật Giáo đúng nghĩa.
"Chúng tôi muốn loại bỏ những dạng không thuần khiết của Phật giáo như dùng tôn giáo cho các mục đích thương mại cũng như việc dùng các thánh tượng Ấn Độ Giáo bên trong các ngôi chùa Phật Giáo" Ông Korn cho biết những điều này không hề có ý xúc phạm đến quyền lợi của các tôn giáo khác.
Vào tuần trước, một nhóm người đã phân phát 100,000 mẫu đơn kiến nghị trên khắp các tỉnh trừ các tỉnh có số người hồi giáo chiếm đa số như Pattani, Yala và Narathiwat. Mặc dù luật lệ yêu cầu chỉ khoảng 10,000 chữ ký để soạn thảo luật, ông Korn hy vọng chiến dịch sẽ thu hút khoảng 1 triệu chữ ký.
"Đến thời điểm này, những người không phải là Phật tử cũng không phản đối kế hoạch của chúng tôi." ông Korn cho biết.
Thầy Phra Narupchai Apinunto, người dẫn đầu tổ chức bảo vệ Phật Giáo ở miền Nam cho biết tôn giáo đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh biên giới phía nam nơi những phiến quân nổi dậy nắm vào các nhà sư, quân lý và cả người dân thường.
Thầy Phra Narupchai cho biết các Phật tử ở trong khu vực đang sống trong sự sợ hãi và muốn được bảo đảm rằng tôn giáo của họ được bảo vệ.
Học giả Phật giáo Vichak Panich cho biết sự di chuyển trong việc tăng vai trò của Phật Giáo vào việc làm luật sẽ dẫn đến việc Thái Lan là một quốc gia bán tôn giáo.
"Thái Lan sẽ có thể dùng điều này như một công cụ tạo ra cảm giác thiêng liêng cho chính quốc gia mình như trong cách mà pháp luật dùng để luận bàn về các tội trạng" Ông nói thêm rằng nếu chiến dịch này thành công, sẽ có rất nhiều luật về vấn đề vi phạm quyền tự do khó được thực hiện.
Ngọc Hằng dịch
Theo Bangkokpost.com