Có phải Đức Giáo Hoàng đã thắng Trump? Trong khi Donald Trump muốn đuổi 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện về tính phổ quát, lòng từ bi và nhân hậu. Có phải những gì Trump nhận được đã bị lật ngược? Có phải chúng ta nên dựa vào quy luật vàng bằng cách đối xử với người khác như là cách chúng ta đối xử với chính bản thân mình?

Có một sự hiểu lầm ngớ ngẫn rằng những gì chúng ta nghĩ, nói hay làm không hề ảnh hưởng đến chính mình, rằng chúng ta có thể giận dữ, la hét, hạ thấp người khác, kích động, thiếu tôn trọng và có thể nói về bất kỳ nhượt điểm nào về cuộc sống ảnh hưởng đến chúng ta. Thử thách là khi chúng ta nhận ra chúng ta luôn đúng như chúng ta luôn két thúc vì bản ngã quá lớn và không thể thừa nhận đó là sai .

Chúng ta không cần phải giả định để biết Đức Phật sẽ nói gì với ông Trump cũng như chúng ta không cần phải giả định những gì Ngài muốn nói với chúng ta. Tuy nhiên Đức Phật đã chỉ dạy rất rõ ràng về mối nguy hiểm của tham, sân và si và cái mà Ngài gọi là tam độc, rằng ông Trump dường như thể hiện thường xuyên. Khi lòng tham nắm chặt vào ước mơ của chúng ta, sự thù hận sử dụng việc giận dữ để kích động sự sợ hãi và sau đó chỉ trích người khác trong khi si mê che mờ tầm nhìn của chính mình.

Ba ngọn lửa của tham, sân và si phá hủy tâm mà từ khi chúng sinh ra – Đức Phật

Đức Phật đã nhắc nhở chúng ra rất đơn giản rằng khi chúng ta chỉ một ngón tay về ai đó thì sau đó sẽ có ba ngón tay chỉ ngược lại chúng ta. Cũng như khi ông Trump dường như tìm lỗi sai của người khác chứ không phải chính ông ta nên khi chúng ta đặt sự thù hận và chia rẽ vào thế giới nó sẽ tìm đường quay trở lại với chúng ta và chúng ta trở nên thù hận.

Tham lam có rất nhiều sự đồng nghĩa như là ghen tỵ, nghiện ngập, tham vọng, đặt bản ngã làm tâm, tự cao, nắm bắt, bám víu, tăng sự không thỏa mãn, khó chịu, bực dọc và ngay cả trầm cảm. Sự ham muốn để có và sở hữu đã ngăn cản chúng ta trong việc cho đi; nó tạo nên một sự sợ hãi không có nữa. Donald Trump đã bày tỏ sự tham vọng đến cùng cực với mong muốn được thắng bằng mọi giá dù nó sẽ như thế nào và ông ta sẽ làm gì.

Dù chúng ta sử dụng từ gì cũng phải chọn lựa cẩn thận vì người sẽ nghe chúng và có sẽ bị ảnh hưởng xấu hay tốt đến họ - Đức Phật

Thù hận là sự phá hủy, không phân biệt như là một con rắn có thể trườn lên và tấn công. Nó thường thấy trong những định kiến có thể chống lại sự khác nhau giữa các dân tộc, niềm tin chính trị, hay là lựa chọn giới tính. Chúng ta đã bị cố định trong một niềm tin rằng chúng ta đúng và sau đó bất cứ điều gì chất vấn hay đe dọa niềm tin ấy trở thành kẻ thù cần phải loại bỏ.

Vâng, Đức Phật đã chỉ ra sự thù hận ấy trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính chúng ta dù chúng ta cố gắng để tiêu diệt ghét bỏ ai đó, sự thù hận vẫn nằm bên rong chúng ta, dần dần hủy hoại và ăn mòn hạnh phúc của chính mình.
"Giữ sự giận dữ trong lòng cũng giống như cầm một hòn than nóng với ý định ném vào người khác, nhưng chính bạn lại là người bị bỏng." Đức Phật

Sự chê trách với người khác dựa vào niềm tin rằng chúng ta đều có sự tách biệt với nhau và chúng ta có thể làm đau người khác mà chính mình không bị đau, và rằng tôi quan trọng hơn bạn. Nó phá vỡ tình bằng hữu và gia đình trong khi vẫn tạo ra cái đúng của bản ngã và thờ ơ. Thành kiến khóa con tim chúng ta và đóng chặt cảm giác của chính mình.

Giây phút mà bạn nghĩ đến việc hại người khác thì những suy nghĩ ấy hại bạn trước. Trừ khi bạn ghét bản thân bạn, bạn không thể ghét người khác. Nếu bạn yêu người khác, điều đó có nghĩa là bạn tạo ra cảm giác yêu thương trong chính bạn trước và sau đó bạn chia sẻ tình thương với người khác. Suy nghĩ của bạn truyền qua cả hệ thống của bạn và được thể hiện thông qua miệng và qua tay và hành động. Nếu không suy nghĩ, bạn không thể nói và hành động. Vì thế những suy nghĩ độc hại, từ lúc bắt đầu đã phá hủy hệ thống của bạn. Nói một cách khác, bạn không thể đánh người khác mà không đánh chính mình – Sri Swami Satchidananda.

Khi sự thù hận khóa chặt con tim chúng ta, ảo tưởng làm cho chúng ta tin rằng có một cái tôi cố hữu, tách biệt làm cho chúng ta lo cho chính mình một cách rất nghiêm trọng. Đó là sự thờ ơ của chúng ta đối với các mối liên kết cần thiết với người khác.

Khi chúng ta cảm thấy tình yêu và sự tử tế với người khác, nó không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy được yêu thương, được chăm sóc mà còn giúp cho chúng ta phát triển hạnh phúc và bình an nội tại – Đức Dalai Latma

Ngọc Hằng dịch

Theo Huffingtonpost.com



Có phản hồi đến “Đức Phật Sẽ Nói Gì Với Ứng Cử Viên Tổng Thống Mỹ Donald Trump”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com